Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các từ láy là: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh
=> Nhằm miêu tả Lượm là 1 chú bé hồn nhiên, ngây thơ, lạc quan, vui vẻ, hăng say công tác kháng chiến
Tk cho mk nha
Chúc bạn học tốt!
Cho câu thơ
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...
1.Tìm các tù láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.Nêu tác dụng?
Bài làm
2 khổ thơ trên có sử dụng bptt là Điệp ngữ và So sánh:
+ Điệp ngữ: Cái(3 lần) => Nhấn mạnh dáng vẻ hoạt bát, năng động của chú bé Lượm
+ So sánh: Mồm huýt sáo vang như con chim chích(so sánh ngang bằng) => Làm nổi bật vẻ hồn nhiên, trong sáng, thơ ngây của chú bé liên lạc.
Em hãy cho biết việc sử dụng các từ láy và bptt đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ?
Đoạn thơ sử dụng các từ láy là: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.Tác dụng nhấn mạnh sử nhanh nhẹn, linh hoạt của bé Lượm
Từ láy:loắt choắt,xinh xinh,thoăn thoắt,nghêng nghênh
Biện pháp tu từ:Như con chim chich-Nhảy trên đường vàng
Tác dụng:Phép so sánh này có vai trò quan trọng trong việc tái hiện chân dung nhân vật Lượm.Đó là hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ bé,hiếu động,nhí nhảnh,hồn nhiên vui tươi và rất đáng yêu.
Hình ảnh đó còn góp phần tái hiện những bước chân tung tăng của Lượm vừa đi vừa nhảy trên con đường vàng
Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.
Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
\
bạn hãy xác định những biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên cho nên không phải miêu tả chú bé Lượm bạn
1. đoạn thơ trên được trích trong văn bản Lượm của Tố Hữu
2. PTBĐ của đoạn thơ là biểu cảm.
Thể thơ của văn bản là thể thơ 4 chữ.
3. Nội dung: Bài thơ miêu tả hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi nhưng dũng cảm, kiên cường. Lượm hi sinh nhưng hình ảnh em sống mãi cùng đất nước.
Nghệ thuật: Bài thơ sử dụng thể thơ 4 chữ với ngôn ngữ giản dị, tinh nghịch; sử dụng nhiều từ láy có sức gợi hình gợi cảm, giọng thơ hồn nhiên.
4. Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
=> Từ láy miêu tả chú bé Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh, vui tươi.
5. Biện pháp tu từ so sánh: Như con chim chích
=> Tác dụng: diễn tả sự hồn nhiên, nhí nhảnh của chú bé Lượm
...Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà..."
Qua hai câu thơ trên, ta có thể cảm nhận được một bức tranh thiên nhiên được lột tả thật gợi hình ,gợi cảm ,hình ảnh vài chú tiều đang nhặt củi dưới chân núi và mấy nhà chợ vắng vẻ bên sông nhưng bằng nghệ thuật đảo ngữ đặc sắc, tác giả đã tạo nên hai câu thơ đầy sức gợi. Từ “lom khom” là từ tượng hình gợi tư thế cúi người nhưng luôn luôn nhấp nhô chuyển động. Đó là động tác cúi nhặt củi của người tiều phu. Nó gợi lên hình ảnh đời sống lam lũ, vất vả suốt đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” của người lao động.Từ “lác đác” cũng có sức gợi tinh tế như thế. Nó chỉ sự vắng vẻ, thưa thớt, bé nhỏ, thậm chí tiêu điều hoang vắng của núi rừng.Chỉ với hai câu thơ ngắn ngủi tác giả đã vẽ lên cuộc sống nghèo nàn sơ xác nơi chốn thiên nhiên hoang vu này. Đó là cái tài hiếm có của nữ thi sĩ này