Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trưa hôm qua, tôi đang ngồi học bài bỗng nghe tiếng của ai giọng khàn khàn ở ngoài cửa ngõ: “Cô bác ơi! Làm ơn bố thí cho tôi chén gạo, bát cơm”.
Tôi nhìn ra, thì đó là một ông lão độ sáu mươi tuổi, mình mặc một bộ đồ bà ba đen đúa rách nát, đầu đội nón lá hũ, vai mang bị, tay chống gậy lần bước từ nhà này lê sang nhà khác để xin tiền.
Tôi ngồi trong nhà nhìn ra, giọng lạnh lùng:
- Nhà tôi hết gạo rồi ông ơi, ông đi chỗ khác đi.
Ông lão vẫn đứng yên miệng lẩm bẩm:
- Cô làm ơn cho tôi chén gạo thôi cô à.
Tôi hết sức bực mình và liền dùng những từ nặng nề đuổi ông lão ấy đi:
- Cái ông này kì quá, ông có đi nơi khác cho tôi học bài không; ai biểu đi xin chi cho khổ thân vậy, tối ngày cứ gặp ăn xin mãi.
Tội nghiệp cho ông cụ, tay run run chống gậy bước sang nhà khác, bước đi có vẻ nặng nhọc lắm. Ông đi rồi tôi còn cười lên như chế giễu ông. Tôi lại bàn lấy quyển sách Giáo dục công dân ra học. Tôi đọc được một đoạn rồi lật qua trang khác, nơi trang này tác giả có in hình một đứa bé đang bưng gạo ra cho một ông lão ăn mày. Tôi sực nhớ đến lúc nãy, tôi đã tỏ ra khinh bỉ ông cụ, không cho lấy một chén gạo mà còn nặng lời xua đuổi ông rất thậm tệ.
Nghĩ lại tôi rất hối hận, tôi không xứng đáng là một người có học chút nào cả. Hàng ngày tôi vẫn nghe thầy tôi thường khuyên chúng tôi không nên hắt hủi những người nghèo khổ mà giờ này tôi làm một việc trái với lời thầy tôi thường dặn. Tôi không can đảm đọc hết trang ấy, vội vàng đem quyển sách cất đi và tôi càng đọc lương tâm tôi càng ray rứt. Rồi ông cụ khi nãy sẽ ra sao? Nếu chẳng may ông gặp người nào cũng như tôi thì tội nghiệp cho tôi biết chừng nào! Đời sông của ông chỉ nhờ vào lòng từ thiện của người đời. Thế mà tôi lại bạc đãi ông thì làm sao ông sông cho qua ngày tháng được? Rồi đây cơm đâu ông ăn? Chỗ đâu ông ngủ? Quần áo đâu ông mặc? Bao nhiêu câu hỏi cứ ám ảnh tôi mãi, không lúc nào để cho tôi yên.
Càng suy nghĩ tôi càng thương ông lão quá. Tôi vội vàng chạy ra cửa hi vọng ông còn lảng vảng đâu đây để tôi đem tiền ra giúp ông chút nào đỡ chút ấy. Nhưng ra ngoài cửa thì ông lão đã đi mất. Sự hối hận của tôi đã muộn lắm rồi. Tôi thất thểu vào nhà với gương mặt buồn bã, và tôi tự cho tôi là một người xấu xa nhất đời, tôi không xứng đáng sống chung với mọi người chút nào.
Để chuộc lại những sự lỗi lầm của tôi, từ nay về sau tôi quyết bỏ hẳn cái tính kiêu căng khinh người của tôi và gặp bất cứ người nghèo khổ nào tôi cũng hết lòng giúp đỡ, mặc dù sự giúp đỡ của tôi không đem cho họ ra khỏi được cảnh nghèo túng, nhưng cả một tấm lòng thành thật của tôi cũng an ủi họ được bớt đau khổ một phần nào vậy.
Chuyện đó mới xảy ra cách đây một tuần. Tôi đã mắc lỗi mà không tự nhận khuyết điểm.
Chả là chiều thứ tư có tiết sinh hoạt lớp. Lớp trưởng lên tổng kết về ý thức kỉ luật của từng tổ. Cả lớp ngạc nhiên khi biết Tùng, lớp phó của lớp, ăn quà vặt trong lớp. Tùng rất vui tính mà sao hôm nay nét mặt cứ bị xị? Đúng rồi, nó sẽ phải viết bản kiểm điểm. Tội nghiệp nó quá. Tôi cũng rất sợ việc này. Tôi nhớ đến một lần tôi cũng phải viết bản kiểm điểm vì đi dép lê đến trường; cái giây phút đưa bản kiểm điểm cho bố mẹ kí lần đó thì đến lúc này tôi vẫn thấy như tim còn đập
Đến phần nhận xét về tình hình chuẩn bị sách vở và làm bài tập, rất nhiều bạn bị nêu tên vì thứ hai vừa qua quên vở Giáo dục công dân, nhưng bạn lớp trưởng không nhắc đến tôi thì thật là may, vì hôm ấy tôi cũng quên vở, có lẽ lớp trưởng không biết việc đó. Tôi nhìn sang Sơn lo ngại vi nó biết việc này. Song Sơn vừa rụt rè giơ tay, lại cụp xuống làm tôi thở phào. Tôi hỏi nhỏ Sơn là tại sao nó không nói gì, thì nó chỉ lắc đầu buồn thiu. Tôi vẫn biết tự báo cáo với cô giáo thì hơn, nhưng tôi vẫn không đủ can đảm. Chợt Sơn lại giơ tay, rồi đứng lên, run run:
- Thưa cô! Hôm qua,... em...em đã không làm bài tập toán ạ.
À ra thế! Nó làm tôi thót cả tim! Nhưng rồi tôi lại thở nhẹ nhõm, không việc gì! Thú thực, sự nhận lỗi của Sơn có làm tôi xấu hổ: Tại sao tôi không đủ can đảm đứng lên như Sơn? Giá mà tôi làm được như vậy. Thế mà tôi vẫn cứ ngồi im thin thít. Tôi do dự vì tôi nghĩ lần trước tôi đã hứa với mẹ là không bao giờ phạm khuyết điểm nữa. Bây giờ nếu tôi không nói là tôi lừa dối cô, dôi mẹ; còn nếu tôi nói thì tôi phải viết bản kiểm điểm thứ hai và sẽ bị mắng là không giữ lời hứa phấn đấu, không chừng còn bị “ăn đòn” nữa, bố tôi nóng tính lắm! Tôi đắn đo, thà bị mắng còn hơn là mang tội nói dối. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: Sơn không nói ra, tôi cũng không nói, thì nào ai biết tôi nói dối và thế là không bị “ăn đòn”. Thôi ém nhẹ đi để thoát đòn thì cũng đáng.
Hôm ấy đã không ai mách cô về lỗi của tôi cả. Tuy nhiên, tôi cũng không vui. Tôi thấy vừa thương vừa phục Sơn. Thương vì nó sẽ bị bô' mẹ mắng, phục vì lòng dũng cảm thật thà của nó. Tôi trách mình hèn, không dám thành thật. Tôi cứ tưởng sau buổi họp vì thoát tội tôi sẽ mừng, hóa ra không phải vậy. về nhà tôi chẳng thiết chơi gì. Sau này tuy tôi không bao giờ quên sách vở nữa nhưng vẫn ân hận mãi, cứ cầm đến vở Giáo dục công dân lại buồn.
Sáng nào cũng vậy, khi ông mặt trời còn cuộn mình trong chiếc chăn bông ấm áp. Tôi lại cùng các bạn sánh bước tới trường. Gió nhè nhẹ thổi cho tôi một cảm giác thật dễ chịu. Hít một hơi thật dài rồi thong thả bước đi. Chắc hẳn một ngày học của tôi có nhiều thú vị.
Lúc này vạn vật đang đắm mình trong làn sương sớm. Chỉ có chiếc cổng trường là nổi bật dòng chữ: " Trường trung học cơ sở Kiều Phú". Cánh cửa sơn xanh luôn dang rộng vòng tay đón tôi vào trường. Sân trường vắng lặng. Hai hàng cây đứng im lìm như anh lính gác. Lác đác các bạn học sinh đến sớm làm trực nhật. Cửa phòng được mở, đèn điện được bật sáng làm nổi bật hai hàng ghế đều tăm tắp..............
Mình bận quá, mình viết nốt sau nhé
Vy Hà
Những buổi sáng mùa Hè thường được bắt đầu với những vạt nắng vàng hươm từ dãy núi phía Đông, tiếng chim lảnh lót chuyền cành, vài cánh cò bay muộn trên nền trời xanh ngắt còn ngơ ngác mảnh trăng non và mùi hoa nhài thoang thoảng từ bụi cây gần bờ giếng đưa lại. Thi thoảng, đầu hè đã có quả mít mật chín mũm, thơm lừng đặt ngay ngắn, bởi thứ quả này rất thảo nhưng lại rất hay cáu bẳn. Hễ thấy mùi thơm ngọt đưa trong gió là phải tìm cho bằng được, dùng hai tay vặn nhẹ mang vào, nhưng nếu lơ là, nó sẽ rụng xuống ngay và vỡ bét, lũ gà được một mẻ no, dù chắc chắn, với cái mỏ nhọn và sự mổ xong là nuốt ngấu nghiến, chúng chẳng biết vị mít mật thơm ngon ngọt ngào đến cỡ nào.
Những quả mít na thì lì lợm hơn, trừ khi nắng nóng quá chúng sẽ chín rùng rục, còn vào ngày bình thường, những cái miệng háu ăn và những cặp mắt hau háu có săm soi và trèo lên sờ nắn suốt cả ngày mới được vài quả bé bằng cái bát tô, tròn um ủm, bổ ra chưa ráo nhựa đã hết sạch. Phải ngày cây mít na đông đúc quả không chín chúng tôi mới sờ đến cây mít nghệ cuối vườn. Quả nó to và dài như cái thùng, treo lủng lẳng trên cành. Thấy bộp bộp là hò nhau lấy dây thừng cột vào cuống, vắt qua cành. Đứa ở trên cây cầm lấy dao, ngắm cho nó không rơi đụng quả khác, nhắm mắt chặt thật mạnh, mấy đứa ở dưới gốc thót bụng thả dây từ từ. Rồi cả lũ bâu vào khênh quả mít như người ta khênh cỗ quan tài đi chôn. Mà chôn thật, bởi, dù cường cượng hay đã chín mềm, hết góc này góc khác được xẻ ra, từng múi mít dài như chiếc lược, vàng ươm màu nghệ, tứa ra đầy mật lần lượt chui vào bụng lũ trẻ. Khi ấy, nghi thức cho buổi sáng mùa Hè đã tạm xong.
Nhưng, cũng có những sáng mùa Hè, sau giấc ngủ có hơi nước mát lịm, bước ra sân, giàn mướp bị bão quật ngả nghiêng, rơi rụng những đốt tre thâm xì, tơ tướp. Đấy là lúc rổ khoai lim vỏ tím lịm, ruột bở tung được dỡ ra, bốc hơi nghi ngút. Dụi vài cái cho mắt hết nhèm, chúng tôi sà vào rổ khoai, thi nhau thò tay búng, nóng bỏng tay rụt lại, kêu chí chóe. Theo kinh nghiệm thì cứ củ nào búng vào kêu bùng bục là bở, nhưng củ nào cũng bở cả, rốt cuộc, sau những tranh cướp, cãi vã, đứa nào đứa nấy hai tay hai củ khoai, ngoạm bên này một miếng, bên kia một miếng, cổ duỗi ra, mắt trợn ngược vì nghẹn.
Ăn xong, không đứa nào bảo đứa nào, đứa cầm rổ, đứa cầm cái xẻng nhỏ, dắt nhau ra bờ ao, chỗ rặng tre hàng ngày đứa nào đứa nấy sợ rắn không dám bén mảng vì thỉnh thoảng, có những con rắn đánh đu vắt vẻo trên cành tre, lột xác trắng xóa, nom rõ khiếp. Nhưng mưa bão xong, nghĩa là tay tre sẽ rụng nhiều, và đất mềm, hàng loạt măng tre nhu nhú đội đất xông lên. Khe khẽ gạt lớp đất ẩm phía trên, những củ măng bằng cái bát con trắng nõn nà, xắn nhẹ là đã lìa ra, lăn vào rổ. Nếu chịu khó chui vào bụi sẽ đẵn được những cây măng dài bằng cánh tay trẻ con, to như bắp đùi người lớn, non sần sật. Gai cào tơi tả, nhưng bù lại, sẽ có một bình măng dấm ớt cay xé lưỡi cho người lớn, và nồi canh măng cá, măng vịt ngọt lừ ăn đến căng cả rốn mà vẫn muốn chìa bát.
Cũng có sáng mùa Hè, không phải đợi nắng lên, ngay từ khi ngôi sao mai rõ dần và những ngôi sao đêm bắt đầu mờ đi, chúng tôi đã bấm nhau dậy. Rón rén dắt nhau xuống bờ ao. Gió sớm mai mát lịm, không khí thanh sạch tỉnh cả ngủ. Chị cả cầm cái sào tre nhỏ nhưng chắc, chị hai cẩn thận hơn được phân công cầm cái rổ nhỏ lót mấy tàu lá ngái bẻ vội, nhựa còn ròng ròng. Mấy đứa chúng tôi lăng xăng sẽ có nhiệm vụ tiếp theo. Những chiếc vó được thả từ tối hôm trước, chúng tôi không biết vì đứa nào cũng sợ ma không dám xuống ao. Chị cả thận trọng cất từng cái, từng bầy tôm tép nhảy lao xao bị lùa hết vào rổ, đậy lá lại, không có con nào rơi cho chúng tôi nhặt. Chỉ khoảng 30 phút đã đi hết một vòng quanh ao, cái rổ đã nằng nặng, và trời bắt đầu sáng rõ. Chúng tôi được phân công tìm hái mùi tầu trong vườn. Chị cả, chị hai buộc lại tóc, tất tả đi lên bếp, ra dáng người lớn lắm.
Bữa sáng, cả nhà ngạc nhiên với món mì gạo nấu tôm băm bỏ mùi tầu thơm tứa nước miếng ngọt sao lại ngọt thế? Chiếc nồi ngâm măng to đùng được trưng dụng để nấu mì bị vét đến những giọt nước cuối cùng mà vẫn thòm thèm.
Cho đến bây giờ, dù đã được ăn rất nhiều món mì của Tây, Tàu trên đời, tôi vẫn không sao quên được vị của bát mì nấu bằng những con tôm cụ đen sì băm nhuyễn, vừa ăn vừa thổi, suýt xoa toát mồ hôi những buổi sáng mùa Hè thời thơ bé.
Quê em những ngày mùa thật là nhộn nhịp.
Mới sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa kịp mở mắt, bà con trong thôn đã thức dậy đổ ra đồng gặt hái. Tiếng cười nói léo nhéo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe bò kéo cậm cạch, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng.
Mặt trời lên, màn sương tan dần. ánh nắng ban mai chiếu rọi khắp không gian, tràn ngập cả đường làng, trải rộng trên khắp các cánh đồng. Những giọt sương đêm còn sót lại trên vạt cỏ ven đường càng thêm lấp lánh. Đâu đó, trong các lùm cây, tiếng chim ríu ran đón chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân chúng em đến trường. Trên nền trời xanh thẳm, mấy sợi mây trắng mỏng manh in bóng xuống mặt nước, vắt ngang qua con mương nhỏ uốn lượn. Xa xa, dưới các thửa ruộng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô như đàn cò đang lặn ngụp trên biển lúa vàng tươi. Dọc theo con đường đất đỏ quen thuộc này, trên khắp cánh đồng làng, khí thế ngày mùa mỗi lúc một tấp nập, đông vui. Mùi hương lúa mới thơm nồng cũng đã bắt đầu lan toả phảng phất trong gió thu nhè nhẹ.
Khi nắng ngày một gay gắt, người làm ở đồng cũng thưa thớt dần. Đường làng lũ lượt người và xe qua lại. Nào người gánh lúa kĩu kịt trên vai, nào người vác cày dong trâu thong thả, nào những chiếc xe bò chất đầy lúa hối hả trở về nhà. Mấy cụ già thì lại tranh thủ quét nhặt những hạt thóc rơi vãi trên đường. Người nào người nấy ớt đẫm mồi hôi vì thấm mệt nhưng chuyện trò vẫn còn rôm rả. Ai cũng đều mừng vui vì lúa năm nay được mùa, hứa hẹn một cuộc sống no ấm hơn.
Những ngày mùa ở quê em thật bận rộn, tất bật. Em tự nhủ phải chăm chỉ học hành để sau này giúp người nông dân bớt đi nỗi vất vả, cực nhọc và góp sức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
TICK CHO MK NHA
Sáng sớm những giọt sương long lanh vẫn còn đọng lại trên những bông lúa chín mà phiên chợ quê em đã bắt đầu.
Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,…đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…
Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả… các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi…
Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…
Quang cảnh phiên chợ thật đông vui, nhộn nhịp dưới ánh mặt trời chói chang. Những tia nắng gay gắt của nàng Hạ đã làm cho bầu không khí trở nên quánh đặc. Đã giữa trưa nhiều người dọn hàng về dần, phiên chợ tan.
Tôi là một người tò mò và rất hay để ý đến mọi vật xung quanh. Thấy điều gì lạ, tôi quyết tìm hiểu cho bằng được. Thế nhưng, có một điều làm tôi luôn băn khoăn và không thể lí giải được, đó là hình ảnh một cụ già cứ mỗi sáng lại đem cần đến câu cá ở cái hồ gần nhà tôi. Hình ảnh cụ ngồi câu toát lên một vẻ gì điềm tĩnh đến kì lạ.
Cái hồ gần nhà tôi rất sạch và đẹp. Nó không rộng lắm nhưng nhờ không khí trong lành nên nó vẫn thu hút cả phố đến tập thể dục vào mỗi sáng. Không chỉ vậy, cái hồ đó còn có khá nhiều cá nên có nhiều người đến câu. Có những người đến câu để cải thiện bữa trưa, có những người đến câu để giải trí.
Nhưng cụ già ấy đến đây câu ắt hẳn không phải vì hai lí do trên. Tôi biết điều đó vì gương mặt cụ không có vẻ gì là vội vã khi cá mắc câu. Và cụ cũng chỉ đi có một mình nên không là đi câu để giải trí, vui vẻ với bạn bè.
Việc câu cá của ông cụ là thế này. Sáng sớm, khi những người đi tập thể dục đến hồ thì cũng là lúc ông cụ chọn được vị trí ngồi cho mình. Cụ thường ngồi dưới một gốc cây to có bóng mát nào đó. Chọn được chỗ ngồi, ông liền bày ra những dụng cụ của mình. Một cái ghế xếp con con vừa đủ ngồi, một cái cần câu tay quay, một cái xô con có ít nước và một túi mồi. Đặt các thứ xuống, ông mắc mồi vào cái lưỡi chùm rồi hơn ngửa người ra sau hất rất mạnh cái cần, quăng chùm mồi cùng dây câu ra xa. Chùm mồi chạm nước làm vang lên một tiếng “bõm” nhẹ nhàng, mặt nước xao động, những vòn tròn đồng tâm lan xa. Xong xuôi, ông gác cần vào bờ, ngồi xuống, hai tay khoanh trước ngực, lặng im.
Bây giờ tôi mới có cơ hội nhìn ông kĩ hơn. Ông đã chừng bảy mươi tuổi nhưng dáng người còn khỏe mạnh, đậm chắc. Ông mặc boojbaf ba nâu kiểu của những cụ già Nam Bộ xưa. Và dù ông đội chiếc mũ nan rộng vành nhưng gương mặt ông, tôi vẫn nhìn rất rõ. Da ông hồng hào, gương mặt trung hậu, chòm râu bạc để dài đến ngực. Và nhất là đôi mắt sáng ngời, tinh anh nhưng luôn phảng phất một nỗi niềm u uẩn.
Đặt cần xong rồi, cụ ngồi im lặng như một bức tượng. Đôi mắt cụ nhìn đăm đăm về một nơi nào không biết. Dáng cụ ngồi đso trầm mặc quá! Có lẽ cuộc đời cụ trải qua nhiều thăng trầm và khi tuổi già đến, những lúc thế này là thời gian cụ chiêm nghiệm về quãnh đời đã qua, về những gì của ngày hôm nay và mai sau. Gương mặt cụ khiến tôi nhớ đến hình ảnh ông tôi những khi ông âm thầm ngắm bức tranh của bà nội.
Chợt chiếc phao khẽ động đây, làn nước bị quấy rối liền lăn tăn gợn sóng. Phải một lát sau, khi chiếc phao bị giật mạnh, cứ nổi lên lại bị giật xuống, ông cụ mới bừng tỉnh. Ông khẽ nhíu mày lắc nhẹ đầu, rồi rất từ tốn nhấc cần lên, quay trục dây khiến chú cá mắc câu tiến gần vào bờ. Một tay giữ lưỡi câu, một tay ông nhẹ nhàng gỡ chú cả ra, thả chú vào chiếc xô nhỏ. Ông lại mắc mồi và quăng dây câu lần tiếp.
Tôi thích nhìn ông cụ câu cá vào mỗi sớm mai như thế. Đã nhiều lần tôi có ý định đến hỏi chuyện ông nhưng lại nghĩ:hãy cứ để hình ảnh ông mãi là bí mật đối với tôi như vậy, có thể tôi sẽ có phút lắng mình để suy tưởng về mọi việc nhiều hơn. Hình ảnh cụ tạo cho tôi một tâm thế bình tĩnh để bắt đầu mọi việc trong một ngày mới.
Một buổi chiều hè em đang dạo bước trên con đường làng, bên một đầm nước rộng để thư giãn sau một ngày học tập căng thẳng. Ngắm nhìn cảnh đầm nước thơ mộng em gặp một cụ già ngồi câu cá dưới gốc phi lao cuối đầm. Hỏi ra mới biết đó là cụ Ngà nổi tiếng là "sát cá" ở xóm trong.
Đầm nước rộng mênh mông đã được gia đình con trai cụ Ngà đấu thầu thả cá đã
mấy năm nay. Xung quanh bờ đầm cây cối um tùm, trên mặt nước hoa sen, hoa súng
tha hồ soi bóng làm duyên với tấm gương khổng lồ.
Em lại gần ngắm nhìn mới thấy vẻ đẹp quắc thước của cụ. Bộ quần áo nâu giản dị, nước da đồi mồi, ánh mắt vẫn còn tinh lắm. Chiếc cần câu cụ cầm trong tay bằng tre trúc vàng óng, chỗ tay cầm bóng loáng. Cụ thong thả buông cần trúc đoạn cức khá dài có gắng cái phao bằng lông ngỗng, đầu dây được nối với lưỡi câu nhỏ và sắc. Đôi bàn tay nhăn nheo nhưng tóm mồi vẫn còn khéo léo lắm. Ngắm cụ tóm mồi, buông cần thật là thiện nghệ. Em đến bên bờ khẽ chào cụ. Cụ đáp lại bằng giọng thaatj là hiền từ, ấm áp, nụ cười hiền hậu khiến em thấy cụ gần gũi như ông nội của mình. Mái tóc bạc trắng càng tôn thêm vẻ quắc thước của cụ.
Thế rồi cụ Ngà nói với em rất nhiều chuyện nhưng ánh mắt cụ không rời chiếc phao trên mặt nước. Cụ ôn tồn chậm rãy kể vvè thời trai trẻ cuả mình. Cách đây mấy năm cụ đã bàn với cậu con trai xin đấu thầu khu đầm này. Tuy tuổi cao nhưng cụ rất nhiều kinh nghiệm về nghề nuôi cá… Chiều chiều cụ ra đây câu cá vừa để trông nom giúp con trai vừa để thư giãn rồi cụ đọc một câu thơ rất hay… Bất chợt cụ giật phắtmột chú trắm to dễ đến hơn một cân giãy đành đạch trên vệ cỏ. Cụ cất tiếng cười sảng khoái. Rồi cụ dạy em các gỡ cá, mắc mồi, buông cần. Em làm thử tưởng dễ mà cũng thật khó.
Mặt trời sắp lặn, ráng chiều đỏ sẫm, em chia tay cụ Ngà trong lòng hiểu được bao điều mới mẻ. Đy câu là một thú vui lành mạnh bổ ích giúp tâm hồn ta thanh thản sau những giờ làm việc căng thẳng. Hình ảnh và câu chuyện của cụ Ngà mãy còn khắc ghi trong tâm hồn em .
Bạn tham khảo nhé !!
Một chú Bướm màu sắc sặc sỡ xậy xòe, nhởn nhơ trong rừng cây. Bướm bỗng phát hiện Ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:
- Chào Ong mật, mấy khi gặp được bạn vàng! Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh, hạnh phúc thật! Đất trời là của chúng ta, không gian bao la tha hồ du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài, phải không Ong?
- Sao đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thể thế được, Bướm ạ!
Bướm vẫn lải nhải:
- Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh. Chân chẳng để rong chơi, cánh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làm gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nhiêu nếu trọn đời la cà trong các công viên, “dập dìu cùng gió sơm mây chiều trong bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của lễ hội. Từ chót vót đỉnh núi Ba Vì và 99 cánh rừng xung quanh đó, ngàn vạn Bướm Trắng, Bướm Nâu bay đi trẩy hội mùa xuân, mở những vũ hội bất tận trong không trung để rồi xuân qua hè tới, lại kéo nhau về mùa lượng trên những núi rừng trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đó là cách sống củ loài bướm chúng tôi.
Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không thể chịu được cái triết lí lỗi thời của Bướm. Ong liền cất tiếng.
- Bướm có biết một nhà văn đã nói về chúng ta không? Ong bảo: “Nhện nằm ỳ một chỗ, Bướm loăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử tiến hóa của nhân loại không hề có mặt Nhện và cũng chẳng cso mặt Bướm, chỉ có mặt Ong mà thôi”, Ong bay đó đây để đem lại cho đời những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.
Bướm cố bào chữa:
- Nhưng cuộc sống của các bạn gò bó, vất vả quá, ai mà chịu được. Các nhà khoa học bảo rằng xã hội loài ông là xã hội nghiêm ngặt, đi về không được nhầm cửa nhầm nhà, chân không có phần hoa, người không có sản phẩm thì đừng hòng vào tổ, mấy chú ong trực ca sẽ đuổi thẳng tay, không nhân nhượng. Chao ôi, khiếp quá, còn gì tự do! Khoa học còn tính toán rằng muốn có một ký mật hoa, giả sử Ong chỉ có một thân một mình thì Ong phải bay đi bay về tất cả 45 vạn ki lô mét, áng chừng hơn 10 lần vòng trái đất. Thú thật, chỉ nghĩ đến cũng nhói tim rồi.
Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã Bướm lêu lổng, vô tích sự ấy. Rừng cây đang dâng hoa, con người đang chờ mật, Ong hồi hả bay đi theo cách sống của mình:
- Thà làm loài Ong vất vả và hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất định không thể làm loài Bướm ích kỷ, lười biếng, chỉ biết bay lượn rong chơi.
Đề bài: Bướm và ong gặp nhau trong một vườn hoa cùng nhau trò chuyện về cách sống của mình. Em hãy kể lai cuộc gặp gỡ đó theo trí tương tượng của em.
Một chú bướm màu sặc sỡ xập xòe bay lượn nhởn nhơ trong một vườn hoa. Bướm bỗng phát hiện một chú ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:
– Chào ong mật, tội vạ gì mà đầu tắt mặt tôi suốt ngày thế cho khổ thân? Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh là để du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài phải không ong?
– Sao, đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thế thế được bướm ạ.
Bướm vẫn lải nhải:
– Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh, chân chảng để rong chơi, cảnh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làrn gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nếu suốt đời được la cà trong những công viên, dập dìu sớm chiều trong những bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của hội hè du lịch. Từ chót vót những đỉnh núi cao, rừng rậm ngàn vạn bướm trắng bay đi trẩy hội mùa xuân, mơ những vù hội bất tận trong không trung. Mùa hè ư? Chúng tớ lại kéo nhau về múa lượn trên những núi rừng quê hương trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đời là vui chơi, hội hè, nhảy múa!
Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không chịu nổi cái triết lí lỗi thời của bướm bèn lên tiếng:
– Bướm có biết một nhà văn đã nói gì về chúng ta không? Ong bảo : “Nhện nằm ỳ một chỗ, bướm lăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử không hề có mật nhện cũng chẳng có mật bướm, chi có mật ong mà thôi”. Tớ cũng bay nhưng để đem lại cho đời một cái gì đó có ích, những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.
– Nhưng cuộc sống có ích của các cậu xem chừng gò bó, vất vả lắm, ai mà chịu được. Người ta bảo xã hội loài ong chúa là nghiêm ngặt, đi về không được quên cửa, nhầm nhà- chân không có phấn hoa thì đừng hòng vạo tổ, mấy ong trực ca nó đuổi thẳng cánh, ôi còn gì là tự do! Người ta còn tính toán rằng, muốn có một kí mật hoa, giả sử chi có một mình cậu thì cậu sẽ phải bay đi bay về tới bốn mươi lăm vạn dặm, áng chừng mười lần vòng quanh trái đất. Thú thật tớ chí nghe cũng đã thót tim rồi!
Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã bướm lêu lổng vô tích sự. Rặng cây đang dâng hoa. Con người đang chờ mật. Ong hối hả bay đi theo cách sống của mình:
– Ta thà làm loài ong vất vả hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất quyết không thề là loài bướm ích kỉ, lười biếng, du đàng, chỉ biết lượn vành mà chơi.
????
tự làm