K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2017

- Luận điểm :
+ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
- Luận cứ :
+ Có thói quen tốt và thói quen xấu
+ Có người biết phân biệt tốt xấu, như vì đã thành thói quen rất khó bỏ, khó sửa
+ Tạo được thói quan tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ
- Lập luận :
+ Luôn dậy sớm …là thói quen tốt
+ Hút thuốc lá…..là thói quen xấu
+ Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ….
+ Có nên xem lại mình ngay từ mỗi người.

17 tháng 1 2017

a,luận điểm :

- con ng có thói quen tốt( dậy sớm , đúng hẹn,...) và thói xấu( hút thuốc , cáu giận,...)

-con ng cần thiết lập thói tốt để xã hội văn minh

*lí lẽ: ảnh hưởng của thói tốt , thói xấu đến con người

*dẫn chứng: xác thực , tiêu biểu

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/213281.html

5 tháng 4 2017

Gợi ý:

)Giải thích ngắn ( là gì ? )
- “Học” là sự kế thừa những kiến thức mà ông cha ta để lại.
- Khi học chúng ta phải tìm hiểu và mở rộng các kiến thức đã thu nhân được từ thế giới xung quanh.
- “Học nữa” là chúng ta phải học từ trình độ này đến trình độ khác.
- Nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình về mọi mặt và ở bất cứ nơi nào
- “Học mãi” có nghĩa là chúng ta phải không ngừng học tập.
- Phải luôn luôn tìm tòi và nghiên cứu những kiến thức mà ta đã học được.
- Từ ngàn xưa, lợi ích của việc học tập là đúc kết những tinh túy và áp dụng chúng vào cuộc sống.
- Chỉ khi có học thức chúng ta mới có thể góp phần đem lại một xã hội văn minh và tiến bộ.
- Như thế lời dạy của Lê-nin mang hàm ý khuyên răn chúng ta phải học hỏi không ngừng và học suốt đời.

2)Lý giải cơ sở nảy sinh vấn đề (Tại sao?)
* LĐ1:
- Kiến thức mà ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả.
+Chỉ có học tập mới giúp ta thỏa mãn sự hiểu biết và sự tò mò của con người.
+Học là con đường ngắn nhất trong hành trình đến với tri thức.

*LĐ2:
- Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi con người
+nghĩa vụ: ai cũng phải học tập để có nền tảng kiến thức, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ Quốc
+ trách nhiệm: học tập phải là một quá trình nghiêm túc, góp phần xóa nạn mù chữ ở nước ta
+quyền lợi: ai cũng có quyền được học, được trở thành người văn minh, có tri thức

*LĐ3:
- Học tập đem lại lợi ích cho bản thân
+ bảo vệ bản thân
+ tự nuôi sống bản thân
- Và qua đó ta cũng có thể khẳng định giá trị của mình qua những kiến thức mà ta đã áp dụng.

3) Phương hướng vận dụng (Như thế nào?)
- Chúng ta phải cố gắng học tập thật chăm chỉ.
- Với mỗi con người sẽ có nhiều cách học khác nhau, nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành.
- phải luôn học tập không ngừng (qua mỗi giờ trên Trái Đất lại có thêm một phát minh mới ra đời)
- học ở nhà trường và tham khào thêm nhiều từ sách vở, từ kinh nghiệm của mọi người xung quanh
- Nhân vật điển hình
+ nhà bác học nổi tiếng Đắc-uyn : “ Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”.
+Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.
(Bác đã không ngừng học hỏi từ các nước láng giềng và đem những tinh túy ấy áp dụng vào nước ta.)
- Qua đó đã góp phần nâng lên giá trị chân lí của Lê-nin.

4) Phê phán:
- Trong trường học: có những học sinh lười biếng không chăm chỉ học hành, kiến thức dở dang
- Trong xã hội: những người tự kiêu mãn nguyện với những gì mình đã làm được, nên không chịu tiếp tục học hỏi.

23 tháng 9 2017

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Đất nước Việt Nam thân yêu có muôn vàn cây lá khác nhau, hoa thơm qủa ngọt bốn mùa. Một màu xanh bát ngát bao trùm sông núi. Cảnh trí thiên nhiên tuyệt cú vời “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Lòng người hồn hậu, giàu tình yêu thương. Những khúc dân ca, những bài ca dao cùng với sữa mẹ, lời ru của bà vừa thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta. Con trâu, con cò, con bống, hoa sen, hoa bưởi, hoa cà… cùng với lời ca tình nghĩa đem đến cho ta men say cuộc đời, làm vơi đi ít nhiều lam lũ, vất vả. Tiếng hát của ai vừa từng làm xúc động, tự hào:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Chẳng thanh lịch cũng con người Thượng kinh”. Tiếng ca của ai vừa từng làm ta bâng khuâng:
“Hoa thơm thơm lạ thơm lùng
Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm”.

Và còn hoa sen trong đầm vừa làm ta say mê từ thuở ấu thơ qua lời ru của mẹ. Năm tháng vừa trôi qua, hồi tưởng lại, ta càng cảm giác lòng mẹ ngạt ngào hương sen:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Cảnh đầm sen đẹp quá. Và lòng người cũng đẹp như sen. Sen là loại cây, loại hoa đẹp nhất trong đầm. Hoa súng, hoa lục bình, hoa muống màu tím biếc vừa đẹp, nhưng không thể so sánh với sen. Bằng cách nói so sánh “gì đẹp bằng”, tác giả tự hào khẳng định: “trong đầm gì đẹp bằng sen”. Câu thứ hai giới thiệu cụ thể vẻ đẹp của đầm sen. Nhà thơ dân gian đang cùng chúng ta say mê ngắm đầm sen một ngày hè đẹp”
“Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”

Trên mặt hồ trong vắt, lá sen xanh xoè ra như những chiếc lọng xinh xinh, những bông sen trắng, sen hồng nở xòe ra, nhị hoa màu vàng tươi, tỏa hương thơm ngào ngạt. Lá, hoa, nhị, xanh, trăng, vàng, bấy nhiêu nét vẽ chấm phá trong một câu câu thơ tám từ mà làm nổi bật vẻ đẹp của sen với màu sắc hài hòa. Sự thần diệu của lời ca là chẳng nói đến hương sen mà người đọc vẫn cảm giác hương sen tỏa ngát, tâm hồn lâng lâng.
Câu thứ ba đổi vần một cách kỳ lạ. hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Câu thứ ba hầu như khép lại câu thứ hai (giản lược) hai chữ “lại chen”. Nghệ thuật đổi vần ở đây chứng tỏ một bút pháp già dặn, điêu luyện của một nghệ sĩ cao tay, tạo nên một ấn tượng đặc biệt. Ta như cảm giác có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật đi lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen.
“Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”
Vẻ đẹp của đầm sen, của hoa sen cũng là vẻ đẹp của làng quê, của thiên nhiên đất nước. Tác giả miêu tả vẻ đẹp rực rỡ cảu đầm sen với tình yêu cỏ hoa tạo vật, với tất cả niềm tự hào dân tộc, và tự hào về đất mẹ quê cha.
Câu cuối bài ca dao mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản “gần bùn”, “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn hôi tanh. Sen mọc từ sự hôi tanh của bùn nhưng sen rực rỡ, thơm ngát thế! Câu ca dao vừa đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của vua quan, địa chủ, cường hào, sưu thuế nặng nề, trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn. Cuộc đời vật lộn giữa bùn đen hôi tanh, nhưng tâm thế của nhân dân ta rất vững vàng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có thể tác giả bài ca dao này là một nhà thơ nghèo, từ chiêm nghiệm cuộc đời mà nêu lên một triết lỹ nhân sinh cao đẹp của nhân dân ta, ca ngợi bản lĩnh dân tộc: Sống thanh cao, sống trong sạch.

Ca dao dân ca có biết bao bài đặc sắc nói về hoa lá. Có bài nói về dáng trúc mang tiết tháo người hiền “trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Có bài nói về hoa nhài tinh khiết, trong trắng. Dân ca Quan họ có bài nói về trăm loài chim, trăm loài hoa… Qua đó ta thấy tâm hồn nhân dân ta rất đẹp, biết yêu mến quý trọng hoa thơm cỏ lạ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Với lòng yêu hoa lá, chúng ta cảm giác thú vị được thưởng thức cái hay, cái đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen…” này. Ta yêu thêm vẻ đẹp đồng quê, yêu thêm tâm hồn và tâm thế cao quý của con người Việt Nam:
“Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”…
Trong chúng ta, ai vừa có lần được ngắm sen Hồ Tây, sen hồ Tĩnh Tâm (Huế), sen Đồng Tháp Mười…? Nghĩ về đầm sen, hương sen, chúng ta tự hào biết bao về người con vĩ đại của làng Sen thân thuộc như nhà thơ Bảo Định Giang vừa ngợi ca:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

20 tháng 9 2017

giúp gì vậy?

18 tháng 1 2017

+ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

18 tháng 1 2017

Luận điểm chính:

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

24 tháng 4 2017

Cuộc sống này thật đa dạng muôn màu, muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này. Vì vậy mà “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Nhưng ai cũng hiểu rằng văn chương là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn chương là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” chính là công dụng của văn chương, Nghĩa là văn chương mở ra cho ta những “chân trời mới”, bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn chương khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa.
Vì sao trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”, nhà văn Hoài Thanh lại nói “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”. Vì văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm được ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng thế nào. Giúp cho mỗi lứa học sinh chúng ta thấm thía hơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; sự vất vả, những giọt mồ hôi phải rơi xuống của cha mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày. Qua câu ca dao ông cha ta nói ngày xưa: “ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ta đã thấy được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta là vô bến bờ, cha mẹ luôn luôn yêu thương ta, che chở ta mãi mãi.
Và qua những dòng văn thơ, văn chương cũng cho chúng ta biết ông bà, những người tuy không sinh ra chúng ta nhưng ông bà đã cùng bố mẹ nuôi nấng, chăm sóc chúng ta nên người. Và nhờ ông bà thì mới có bố mẹ, để rồi có chúng ta ngày hôm nay. Từ đó mà ta nhận ra một điều rằng càng phải biết ơn, kính yêu ông bà hơn nữa. Và cũng từ câu ca dao xưa đã giúp ta hiểu được đạo lí ấy: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà / Bao nhiêu nuộc lát nhớ ông bà bấy nhiêu”.
Ông cha ta còn có câu: “ Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, để từ đó mà ta biết được, hiểu rõ sự quí giá của tình anh em ruột thịt. Để từ đó ta biết được rằng anh em luôn sát cánh bên chúng ta, luôn bên ta những lúc khó khăn và cả những giây phút hạnh phúc. Hiểu giá trị tình anh em để ta hiểu được ta phải làm j` để cho tình anh em ruột thịt thêm khăng khít, bền chặt.
Văn chương cho ta biết giá trị tình cảm gia đình, và văn chương còn cho ta biết ý nghĩa của tình bạn bè, bằng hữu. Văn chương ngày nay đã có bao nhiêu những tác phẩm nói lên tình bạn thực sự, đẹp đẽ, tri kỉ. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong văn bản “Bạn đến chơi nhà”, tình bạn đã hiện lên thật giản dị mà cũng thật cao thượng. Tình bạn là 1 thứ tất yếu, tình bạn không cần của cải vật chất. Bạn bè luôn hiểu ta nhất, luôn bên ta, biết ta cần gì,…Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mà ta thêm trân trọng tình cảm bạn bè dành cho nhau, một thứ tình cảm tồn tại mãi mãi…
Văn chương giúp ta thấm thía được tình cảm gia đình, thêm trân trọng tình bạn thiêng liêng và giờ văn chương đẩy mạnh tình yêu nước trong tim mỗi con người. Những lời văn sinh động, chất chứa đầy tình cảm thúc đẩy niểm tự hào của ta về quê hương đất nước: vẻ đẹp tiềm ẩn, cảnh sắc quê hương, truyền thống văn hóa đặc sắc, một lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng,… Qua những lời văn miêu tả tinh tế, chân thật trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” hay Mùa xuân của tôi”,… ai mà chẳng tự hào, ngượng mộ vẻ đẹp tự nhiên tiềm ẩn của quê hương Việt Nam ta. Còn qua hai tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” và “ Ca Huế trên sông Hương”, một lần nữa ta lại thêm tự hào về nền văn hóa đặc sắc lâu đời của dân tộc ta. Đến khi đọc những tác phẩm “Lòng yêu nước của nhân ta”, “Nam quốc sơn hà”,… ta lại phải khâm phục sức kiên cường, không lùi bước chiến đấu của dân tộc ta, để lại một trang sử hào hùng.
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đó là tác dụng tiếp theo của văn chương đem lại. “ Văn chương là bức tranh muôn màu của cuộc sống giúp cho ta hiểu thêm những sắc màu khác nhau của cuộc đời mà ta chưa từng trải qua”. Chắc bạn hẳn bạn còn nhớ văn bản “Tụng giá hoàn kinh sư” do Trần Quang Khải viết sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. “Tụng giá hoàn kinh sư” như một khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. những dòng thơ chân thật, thúc đẩy tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm trong mỗi người, gợi cho ta một hào khí chiến đấu oai hùng của cha ông.
Ngược lại với sự mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần chiến đấu trong mỗi người, những lời tâm sự của người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, bất hạnh lúc bấy giờ lại làm ta cảm động; có một sự cảm thông, chia sẻ với thân phận thiệt thòi, khốn khổ của những người phụ nữ ấy. Những bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm),… đã gợi lên trong ta biết bao cảm xúc, những sự đồng cảm với nhân vật trữ tình, để rồi phê phán, lên án chế độ phong kiến xưa.
Trong những hoàn cảnh tuy ta có thể chưa bao giờ trải qua, những qua những lời văn giản dị mà chân thật thì ta cũng có thể hiểu được phần nào cảm xúc của những người rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đầu năm lớp 7 này, ta đã được biết đến văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, một câu chuyện buồn mà mọi đứa trẻ đều không thể chịu đựng được, có thể đứng dậy một cách dễ dàng sau cú vấp này. Một tuổi thơ buồn bã sẽ kéo dài mãi trong tâm trí mỗi đứa trẻ đã phải trải qua sự chia li của gia đỉnh khi hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ, mỗi người một nơi, anh chị em phải xa cách, thiếu đi tình cảm của cả bố và mẹ. Và từ đó ta vừa cảm thấy buồn thay cho những đứa trẻ vô tội, còn thơ dại kia mà đã phải chịu đựng nhiều như vậy, mà vừa chê chách những vị phụ huynh vô trách nhiệm với con cái như vậy.
Đọc lại những trang sử phong kiến xưa ,ta một lần nữa lại phải rơi nước mắt, cảm thương cho số phận những người nô lệ ngày ấy. Những gì họ phải trải qua chỉ là đau khổ, bị sai khiến, bóc lột,… không được hưởng những thành mình làm ra, có được một giây phút hạnh phúc,… Từ đó ta cũng phải cho đi một sự cảm thông, chia sẻ với họ, và lại lên án, chê trách chế độ phong kiến thối nát, tồi tàn.
Qua những dẫn chứng trên, ta thấy văn chương đã tạo ra những phép màu cho cuộc sống, tạo ra tình cảm giữa con người với con người. Văn chương đã bồi dương tâm hồn ta, mở rộng cánh cửa nhân ái của lòng ta, giúp ta hiểu thêm tình đời tình người. Văn chương khơi dậy lòng trắc ẩn trong mỗi người.
Văn chương thật quan trọng đối với cuộc sống. Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc đời thật của con người, giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.

Chúc bn học tốtok

24 tháng 4 2017

cảm ơn bạn dài quángaingung

20 tháng 1 2017

mi hỏi a rứa đố đứa mô mà trả lời được

Vì nhà mềnh ở khac cun nớ tê...may ra có đứa đây huyện mềnh trả lời giúp mi

( Tau cũng chịu đó)leuleuoeohonhonhung

20 tháng 1 2017

Ai về Hà Tĩnh thì về

Mặc lục chợ Hạ, uống chè Hương Sơn.

Về Hương Sơn thưởng thức thứ chè xanh mới hái được nấu với nước sông Ngàn Phố vừa sánh đặc lại vừa chát đã làm say lòng người bao thế hệ. Ca dao còn có câu miêu tả độ sánh đặc của nước chè nơi đây:

3 tháng 4 2017

Văn chương là tiếng nói của tình cảm con người, nó khơi dậy trong mỗi người những tình cảm sẵn có nhg nó cũng gây cho ta những tình cảm ta chưa có. Đó là lòng vị tha, sự đồng cảm, là khát vọng cống hiến, hy sinh...Văn chương nhen nhóm, làm nảy nở và tạo ra những tình cảm đó. Lời nhận định: " ( trích dẫn ra nhá ) của tác giả Hoài Thank là hoàn toàn đúng đắn. Đó là lòng vị tha, là sự đồng cảm, khát vọng cống hiến, hy sinh...mà các tác phẩm: Bài ca nhà trank bị gió thu phá đã làm rung động những trái tim cộc cằn, khô khan, gây cho người ta 1 tình yêu thương đồng loại và chấp nhận hy sink. Hay bài thơ Bánh trôi nc của Hồ Xuân Hương, bài thơ Sau phút chia ly của đoàn thị điểm, k ai có thể chắc chắn rằng mỳnk k thg xót, đồng cảm, vs những ng phụ nữ xã hội phong kiến xưa, cũng k ai có thể chắc rằng mỳnk sẽ có 1 tình cảm vợ chồk sâu sắc đến vậy. Thành ngữ, tục ngữ cũng đâu chỉ là " túi khôn" của nhân loại, chẳng phải ca dao, dân ca là cây đàn muôn điệu, là tiếng nói tâm tình cảu nhân dân VN sao? Cuộc sống muôn hình vạn trạng hiện lên qua từng câu ca dao ( trích dẫn nhé ), đi vào trái tim từng con người, thắp lên những ánh lửa nhân ái, gắn chặt tình yêu thg của người vs người
Đó chính là Giá trị thiêng liêng của văn chg. Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều điều nhg tiếp nhận chúng thế nèo, cảm nhận chúng ra sao lại là 1 vấn đề khác. Văn chg gây cho ta nhữg tình cảm ta chưa có và chúg ta là nhữg người phải biến chúg thành những tình cảm thật trong cuộc sống.

19 tháng 9 2017

Bn có thẻ tham khảo ở đây nha : https://hoc24.vn/ly-thuyet/huong-dan-soan-bai-tu-lay.1967/

19 tháng 9 2017

I. Các loại từ láy

Câu 1:

- Giống nhau:

+ Cả ba từ láy đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu đều có sự hòa phối về âm thanh.

+ Đều do hai tiếng tạo thành.

- Khác nhau:

+ Đăm đăm – láy hoàn toàn

+ Mếu máo – láy phụ âm (m) (láy bộ phận)

+ Liêu xiêu – láy vần (iêu) (láy bộ phận)

Câu 2: Tìm thêm các từ láy cùng loại với các từ trên rồi điền vào bảng sau:

Từ láy

Câu 3:

Các từ bật bật, thẳm thẳm sai về nguyên tắc cấu tạo từ láy toàn bộ. Từ láy toàn bộ có trường hợp láy lại nguyên dạng âm gốc như đăm đăm, song cần lưu ý các trường hợp do sự hoà phối âm thanh nên tiếng láy có biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối, chẳng hạn: đo trong đo đỏ, xôm trong xôm xốp, bần trong bần bật, thăm trong thăm thẳm, ... Các từ này vẫn thuộc loại từ láy toàn bộ.

II. Nghĩa của từ láy

Câu 1:

Các từ này được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh (còn gọi là từ láy tượng thanh): ha hả như tiếng cười, oa oa giống như âm thanh tiếng khóc của em bé, tích tắcgiống như âm thanh quả lắc đồng hồ, gâu gâu giống như âm thanh của tiếng chó sủa.

Câu 2:

- Các từ thuộc nhóm (1) đều có khuôn vần i. Âm thanh của khuôn vần này gợi ra những cái nhỏ vụn, tương ứng với những sự vật, hiện tượng mà các từ lí nhí, li ti, ti hí,... biểu đạt.

- Các từ thuộc nhóm (2) có đặc điểm là:

+ Láy bộ phận phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau.

+ Các tiếng láy đều có chung vần âp, có thể hình dung mô hình cấu tạo loại từ này như sau: (x + âp) + xy; trong đó, x là phụ âm được láy lại, y là phần vần của tiếng gốc, âp là phần vần của tiếng láy.

+ Các từ thuộc nhóm này có chung đặc điểm ý nghĩa là: chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục, hoặc sự thay đổi hình dạng của sự vật.

Câu 3:

- Đặt câu với mỗi từ.

+ Tấm vải này rất mềm mại.

+ Quả cà chua này có màu đo đỏ.

Các từ láy: mềm mại, đo đỏ so với nghĩa từ gốc của chúng đỏ, mền -> sắc thái của từ láy giảm nhẹ so với gốc đo đỏ và nhấn mạnh hơn mềm mại.

- Tham khảo nhé ,trên mạng còn nhiều kiểu khác nhau nữa bn cứ search lên sẽ có .

18 tháng 1 2017

Lập ý cho đề văn : Phải chăng thật thà là cha dại ?

Mở bài: Đã từ rất lâu, thật thà là một phẩm chất quý báu của con người trong cuộc sống. Thế nhưng, đôi khi, sự “thật thà” lại khiến cho con người gặp nhiều phiền toái, thậm chí còn bị chê bai như câu tục ngữ: “Thật thà là cha thằng dại”. Tại sao lại như vậy?

Thân bài: viết thành từng phần, đoạn

  • Giải thích câu tục ngữ: Chuyển ý: Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là “Thật thà là cha thằng dại”. “Thật thà” có nghĩa là trung thực, thẳng thắn, không gian dối đối với mọi người. “Cha”: là người có công sinh thành, dưỡng dục. Còn “thằng dại” được hiểu là một người khờ dại, là người làm điều dại dột. Suy cho cùng, câu tục ngữ mang hàm ý thật thà sinh ra dại dột. Hay nói ngắn gọn hơn “Thật thà là dại”.
  • Tại sao “Thật thà là cha thằng dại” ?

- Chuyển ý: Câu tục ngữ trên là vô lí chăng? Vậy chẳng phải ông cha lại khuyên chúng ta đừng nên thật thà? Thực sự mà nói, thật thà vẫn là một đức tính tốt đẹp ngàn đời. Là bài học cha mẹ dạy cho con cái từ thuở lên ba. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng nên “thật thà”.

- Nhiều người ngay thẳng có những khi bị cô lập, thậm chí là trù dập. Ngay chính nhiều bậc cha mẹ muốn giữ thân cho con luôn khuyên rằng: "Đừng có thật thà quá mà chuốc họa vào thân". Thực tế có những công nhân đứng lên tố cáo sai phạm của các xí nghiệp, nhà máy, họ thắng kiện rồi bị cho... nghỉ việc. Cứ như thể chúng ta đang sống chung với bệnh giả dối và nó đã là... người bạn quá thân quen.

- Không phải lời nói dối nào cũng xấu (Có những lời nói dối không xấu như người con đang ở xa gia đình, gặp bất trắc hoặc có vấn đề về sức khỏe, khi cha mẹ già yếu hỏi thăm thì con lại nói đang có cuộc sống hoặc sức khỏe tốt. Một ví dụ khác ngược lại là cha mẹ già yếu nay ốm mai đau, nhưng khi con cái - vốn đang đi công tác xa - gọi điện thoại hỏi thăm thì cha mẹ nói rằng sức khỏe vẫn bình thường. Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ nhưng còn nhiều ví dụ khác nữa cho ý kiến không phải lời nói dối nào cũng xấu. Tất nhiên, vẫn có nhiều lời nói dối đem đến cái xấu cho xã hội.)

- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng…(điều này thật ra mình không dại mà chỉ vì người khác không đón nhận sự chân thành của mình.

- Một doanh nhân trên thế giới rằng: “nói dối khi cần và nói thật khi có thể”. Tức là khi cần vẫn có thể nói dối và chỉ nói thật khi điều mình nói ra không ảnh hưởng đến người khác, không ảnh hưởng đến mình và những mối quan hệ khác.Người quá thật thà không dễ thành công ?

- Vì vậy, “thật thà” không đúng lúc, đúng nơi thật sự chính là “cha thằng dại”.

- Tìm thêm lí lẽ, dẫn chứng…

  • Chúng ta cần phải làm gì?

- Để tránh nói ra những điều khiến một giây sau phải hối hận, cách tốt nhất là nên im lặng suy nghĩ về cái được và cái mất của mình trước lúc nói. Không ai bắt mình phải nói ngay cả. Cha ông ta đã từng đúc kết “phải uốn lưỡi bảy lần trước lúc nói” là vì vậy. Nếu không nghĩ được cái gì để nói thì có thể im lặng và không bày tỏ quan điểm. Không nói gì còn hơn nói ra để rồi sau đó phải ân hận.

- Thời gian im lặng để suy nghĩ đó cũng chính là thời gian giúp người thật thà làm chủ được cảm xúc của mình. Khi đã làm chủ được mình, họ sẽ tìm ra được cách nói thế nào sẽ mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đó chỉ là cách điều trị để giảm bớt triệu chứng, để không nói ra những câu nói “hớ hênh”. Không dễ chữa được “bệnh” thật thà, vì nó là bẩm sinh, là tố chất của con người.

- Thật thà đúng thời điểm. (Ta nghĩ nên thay từ "thật thà" bằng từ "trung thực". Những lời nói thật rất khó tiếp thu. Vậy ta nên nêu cao tinh thần trung thực thì hơn. Chúng ta không nói dối, không làm sai và khi cần thì ta sẽ thẳng thắn. Ta nói là "khi cần" vì trong những trường hợp khác, tự nhiên bạn sẽ bị đi vào thế cô lập. Những lời nói quá thẳng thắn có thể gây tổn thương, thậm chí khắc cốt ghi tâm vào lòng người nghe như một sự nhẫn tâm. Vậy, khẳng định: thật thà, thẳng thắn là đúng nhưng phải biết hành động đúng thời điểm, đúng người).

- Và, nói dối mà tốt cho mọi người, không hại ai thì “nói dối lại là cha thằng khôn”. Tuy nhiên, không vì thế mà để nói dối trở thành thói quen.

Kết bài: Câu tục ngữ trên thật sâu sắc, khuyên chúng ta cần khéo léo trong giao tiếp ứng xử. Nói thật đôi khi có hại mà ngược lại nói dối lắm lúc lại là điều cần thiết trong cuộc sống. Bản thân là học sinh, ta cần rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp như nhân ái. dũng cảm, kiên trì… trong đó không thể thiếu trung thực. Tuy nhiên, mỗi người cần vận dụng một cách linh động không nên cứng nhắc để dẫn đến nhiều điều không hay .