Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua truyện Sọ Dừa, em học được bài học đó là không nên nhìn nhận, đánh giá con người chỉ qua vẻ bề ngoài mà cần coi trọng phẩm chất, tính cách, vẻ đẹp bên trong và tiếp xúc lâu để hiểu thêm về tâm hồn của họ.
Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Tuy các nhân vật trong chuyện cổ tích có sự đa dạng về hình hài, số phận nhưng đều có đặc điểm chung là chúng được xây dựng nhằm thể hiện những ước mơ niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Truyện cổ tích “Sọ Dừa” là một câu chuyện về đề tài “người đội lốt vật”, qua đó các tác giả dân gian đã khẳng định vẻ đẹp chân chính của con người, cũng như sự đồng cảm đối với những con người có số phận bất hạnh trong xã hội.
Trước hết, Sọ Dừa có một sự ra đời vô cùng kì lạ, một lần vào rừng hái củi, mẹ của Sọ Dừa đã uống nước ở trong một cái sọ dừa bên gốc cây, từ hôm đó về nhà bà hoài thai và sinh ra Sọ Dừa. Và khi sinh ra Sọ Dừa cũng có một hình dáng vô cùng kì lạ “…một đứa bé không chân, không tay, tròn như một quả dừa”, và khi người mẹ có ý định vứt bỏ thì đứa bé kì lạ này còn biết cất tiếng gọi đầy tha thiết, tội nghiệp “Mẹ ơi, con là người đây. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp”. Đây là một tình tiết đầy kì lạ, bởi Sọ Dừa không chỉ có hình dáng khác người mà dường như cũng trưởng thành hơn, không giống như những đứa trẻ mới sinh. Có lẽ đây cũng chính là đặc điểm của những câu chuyện cổ tích, các tác giả dân gian xây dựng những yếu tố kì lạ để thể hiện những quan niệm thực, cách nhìn nhận, đánh giá rất thực về con người, về nhân sinh.
Sọ Dừa dù lớn cũng không khác gì lúc nhỏ, lúc nào cũng lăn lông lốc trong nhà, không làm được việc gì, khiến cho bà mẹ phải lên tiếng than phiền “Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày chẳng được tích sự gì”. Tuy nhiên, Sọ Dừa không phải là người “không được tích sự” gì như bà mẹ cũng như mọi người suy nghĩ. Ở Sọ Dừa luôn có sự trưởng thành hơn những đứa trẻ cùng trang lứa, thể hiện ngay trong lời nói và hành động của chàng “Gì chứ chăn bò thì con cũng chăn được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con đến ở chăn bò”. Ý kiến này của chàng không chỉ khiến cho người mẹ bất ngờ mà còn khiến cho phú ông hoài nghi, thậm chí coi thường “..cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?”.
Nhưng trái lại với sự coi thường, dè bỉu của phú ông, Sọ Dừa chăn bò rất giỏi, hàng ngày Sọ Dừa thả bò ra đồng, tối lại dắt về, không thiếu một con “…bò con nào con nấy bụng no căng”. Theo thời gian, Sọ Dừa cũng trưởng thành, chàng cũng có những mong muốn như bao chàng trai bình thường nào khác, đó chính là khát khao về tình yêu, về hạnh phúc. Cô con gái út của phú ông là người hiền lành, tốt bụng nhất trong ba chị em con phú ông, cô không dè bỉu, coi thường, cũng là người duy nhất tình nguyện mang cơm cho Sọ Dừa, trong một lần mang cơm, cô đã nghe thấy tiếng sáo véo von, khi đến gần thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.
Đây cũng là lần đầu tiên, con người thật của Sọ Dừa được khám phá, không phải với lốt vật như mọi người vẫn thấy. Từ đó mà cô út đem lòng yêu mến Sọ Dừa. Biết được tấm chân tình của cô gái mà Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Ý muốn này thật khó thực hiện, làm cho bà mẹ không khỏi sửng sốt. Vì nếu Sọ Dừa có hình hài như một người bình thường, nhưng với một gia cảnh nghèo khó đã không thể lấy vợ, bởi quan niệm “môn đăng hậu đối” trong xã hội xưa rất khắt khe, hơn nữa đây còn là con gái của phú ông, mà Sọ Dừa cũng đâu phải người bình thường, hình hài của chàng luôn nhận sự coi thường, dè bỉu, đặc biệt là từ phú ông.
Sọ Dừa vốn không phải người bình thường, vốn ẩn giấu những điều kỳ lạ, sức mạnh kì lạ, vì vậy mà những sính lễ mà phú ông đưa ra, gồm “ …một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm” thì cũng không làm khó được Sọ Dừa. Khi chàng mang sính lễ sang bên nhà phú ông, lão đã rất bất ngờ, bị cho những sính lễ ấy làm cho hoa mắt. Lão hỏi con gái xem ai chịu lấy Sọ Dừa, như tính cách kiêu kì vốn có, ác nghiệt vốn có thì cô cả và cô hai không ai chịu lấy Sọ Dừa, chỉ có cô út đồng ý. Đám cưới của Sọ Dừa và cô út cũng vô cùng linh đình, gia nhân chạy ra vào tấp nập, vì vậy mà những người chị độc ác vô cùng ghen tức, có phần tiếc nuối vì khi ấy không chịu lấy Sọ Dừa.
Cuộc sống của vợ chồng Sọ Dừa vô cùng hạnh phúc, hơn nữa chàng còn ngày đêm đèn sách, chờ khoa thi. Và đúng như dự đoán, Sọ Dừa đã đỗ trạng nguyên, vua sai chàng đi sứ. Vốn là người thông minh, lại có cảm giác bất an nên Sọ Dừa đã đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải luôn mang trong người, phòng khi phải dùng đến. Quả nhiên như vậy, khi Sọ Dừa đi thì hai bà chị đã nhẫn tâm hại cô em gái, ý định muốn thay em làm bà trạng. Nhưng vì đã có những vật dụng mà Sọ Dừa đã đưa mà cô vợ có thể thoát khỏi kiếp nạn này. Không những thế, đó còn là những vật dụng giúp Sọ Dừa tìm được vợ.
Như vậy, nhân vật Sọ Dừa là kiểu nhân vật người mang lốt vật trong truyện cổ tích, đây là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích của Việt Nam. Thông qua nhân vật này, các tác giả dân gian muốn đề cao giá trị của con người, đồng thời thể hiện sự đồng cảm với những con người bất hạnh trong cuộc sống. Các tác giả cũng thể hiện niềm tin cũng như khát vọng về lẽ công bằng ở đời, theo đó những con người thiện lương, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc, người có dã tâm độc ác sẽ phải nhận lấy những quả báo.
Tham khảo
Umm, viết khoảng 3 câu là được rồi bn ơi, kiểu tóm tắt thôi, ko cần viết dài vậy đâu!))
Nếu mình không nhầm thì văn bản bạn đề cập tới là "Chiếc lá cuối cùng" nhỉ? Qua câu truyện trên, em rút ra bài học: Không nên đánh giá người khác chỉ qua vẻ bề ngoài của họ ( bề nổi ), ta cần thời gian đánh giá và quan sát để đưa ra cái nhìn toàn diện nhất về họ.
Nhận xét: Hình dạng bên ngoài có thể xấu xí nhưng những tài năng, phẩm chất bên trong của Sọ Dừa hơn hẳn những người thường. Vì vậy không thể đánh giá một con người chỉ qua dáng vẻ bên ngoài.
- Những góc nhìn khác nhau về cuộc sống được thể hiện qua từng văn bản khác nhau. Mỗi tác giả đều có ý kiến, quan điểm riêng của mình.
- Từ đó, em rút ra được để nhìn nhận, đánh giá một vấn đề chúng ta phải lắng nghe, quan sát từ nhiều khía cạnh, không thể đứng từ một phía mà bao quát tất cả.
Các đặc điểm cơ bản của văn nghị luận là:
– Văn nghị luận là loại văn bản có mục đích chính nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.
– Trong cuộc sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng ý kiến trong cuộc họp, bài bình luận, xã luận
– Trong bài văn nghị luận, người viết trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm, sử dụng lí lẽ, bằng chứng để củng cố cho ý kiến của mình
Tham khảo
Những góc nhìn khác nhau về cuộc sống được thể hiện qua từng văn bản khác nhau. Mỗi tác giả đều có ý kiến, quan điểm riêng của mình. Từ đó, em rút ra được để nhìn nhận, đánh giá mộ vấn đề chúng ta phải lắng nghe, quan sát từ nhiều khía cạnh, không thể đứng từ một phía mà bao quát tất cả.
Tham khảo:
Những góc nhìn khác nhau về cuộc sống được thể hiện qua từng văn bản khác nhau. Mỗi tác giả đều có ý kiến, quan điểm riêng của mình. Từ đó, em rút ra được để nhìn nhận, đánh giá mộ vấn đề chúng ta phải lắng nghe, quan sát từ nhiều khía cạnh, không thể đứng từ một phía mà bao quát tất cả.
Kết thúc của câu chuyện này đã thể hiện mong ước của dân gian: “Ở hiền gặp lành”, những con người nhỏ bé, thấp hèn, hình dạng xấu xí như Sọ Dừa hoặc con người tốt bụng, có lòng thương người như cô Út sẽ được hưởng hạnh phúc. Những kẻ xấu xa, có dã tâm độc ác như hai cô chị sẽ bị trừng trị thích đáng,
-Truyện cổ tích hấp dẫn người đọc bởi truyện đã chiếu rọi ánh sáng lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Để khắc hoạ nhân vật và cấu trúc nên cốt truyện, dân gian rất quan tâm, chú trọng đến các hành động của nhân vật chứ không quan tâm mô tả ngoại cảnh, ngoại hình và tâm lý nhân vật. Hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích rất đa dạng, trong đó có kiểu nhân vật xấu xí. Các nhân vật xấu xí với vẻ ngoài dị dạng như con cóc, con dê, con ếch… có sự đối lập với vẻ xấu xí bên ngoài là vẻ đẹp bên trong của các nhân vật với tính cách hiền lành, chân thật, cao thượng và có một tâm hồn trong sáng, tình yêu chân thành. Sọ Dừa là điển hình cho kiểu nhân vật này, phân tích nhân vật và tác phẩm ta có thể thấy truyện dạy ta rất nhiều bài học triết lí.
-“Em bé thông minh” là một truyện cổ tích thú vị, hấp dẫn. Truyện kể về màn đối đáp, xử lí tài tình để cho thấy trí thông minh hơn người của em bé. Nhân vật em bé trong truyện được đặt vào rất nhiều các thử thách. Lần thứ nhất là câu đố của viên quan đưa ra câu hỏi: “Trâu một ngày cày được mấy đường - câu trả lời của cậu bé: “Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước”. Tiếp đến, vua đưa ra câu đó với dân làng “Phải nuôi ba trâu đực để chúng thành chín con”, thì cách giải quyết của cậu bé là khóc lóc, trình bày với vua rằng cha không chịu đẻ em bé. Mục đích là để cho vua thừa nhận yêu cầu của mình là vua lí. Lần thứ ba, vua lại đặt ra thử thách phải sẻ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ - câu trả lời: một chiếc kim may làm thành con dao xẻ thịt chim. Cuối cùng là câu đố của sứ giả nước láng giềng: phải xâu được một sợi chỉ qua con ốc. Cậu bé đã giải quyết bằng cách hát một bài đồng dao có câu trả lời: buộc sợi chỉ vào con kiến, một bên bịt lại, bôi mỡ một bên, kiến sẽ mang sợi chỉ sang. Việc tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ được tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đây là một yếu tố không thể thiếu với truyện cổ tích kiểu nhân vật thông minh. Đồng thời, các thử thách cũng nhằm tạo tình huống cho sự phát triển tính cách của nhân vật cũng như sự phát triển của cốt truyện. Với mỗi thử thách, em bé đều có cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị. Đó là dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú. Có thể thấy rằng cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị: dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú. Ngoài ra, nhân vật em bé thông minh ở trong truyện không có tên gọi, mà chỉ được gọi một cách chung như “em bé”, “cậu bé”. Có thể thấy điều này là do đặc điểm của các truyện cổ tích. Nhân vật trong truyện là nhân vật chức năng, được xây dựng để thực hiện một mục đích nào đó. “Em bé” trong truyện thuộc kiểu nhân vật tài năng, đại diện cho trí tuệ của dân gian.
Không nên đánh giá người khác chỉ dựa trên vẻ bề ngoài: Sọ Dừa là một ví dụ điển hình cho việc không nên đánh giá con người chỉ qua vẻ bề ngoài. Bởi vì, dù Sọ Dừa có bề ngoài kém sang, thì thực chất ông ta lại là người thông minh, khôn ngoan và sáng tạo.
Tầm quan trọng của kỹ năng và kiến thức: Truyện Sọ Dừa cho thấy rằng, kỹ năng và kiến thức có thể giúp con người vượt qua khó khăn và thành công trong cuộc sống. Sọ Dừa không có ngoại hình đẹp nhưng lại có tài nghệ và khả năng giải quyết vấn đề tốt.
Tính cách của con người không phải lúc nào cũng phản ánh đúng nhân cách của họ: Trong truyện, thị trưởng đã đánh giá Sọ Dừa với một cách suy nghĩ tiêu cực, nghĩ rằng ông ta chỉ là một kẻ ngốc nghếch, chỉ vì bề ngoài của Sọ Dừa không ấn tượng. Nhưng thực chất, Sọ Dừa lại là người có tài, chính trực và tốt bụng.
Đừng bao giờ từ bỏ hy vọng: Sọ Dừa là một nhân vật lạc quan, kiên trì và không bao giờ từ bỏ hy vọng. Cho dù anh ta gặp phải những thử thách khó khăn, Sọ Dừa vẫn luôn tìm cách vượt qua chúng và tìm ra lối thoát.
Tóm lại, từ truyện Sọ Dừa, ta có thể học được nhiều bài học về cách nhìn nhận, đánh giá con người, đồng thời học được cách lạc quan, kiên trì và không bao giờ từ bỏ hy vọng trong cuộc sống.
Qua truyện Sọ Dừa, em học được bài học đó là không nên nhìn nhận, đánh giá con người chỉ qua vẻ bề ngoài mà cần coi trọng phẩm chất, tính cách, vẻ đẹp bên trong và tiếp xúc lâu để hiểu thêm về tâm hồn của họ.