K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trường từ vựng diễn tả tâm trạng: in đậm.

Qua đoạn trích, tác giả đã diễn tả tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng  với người mẹ bất hạnh khiến người đọc cảm động sâu sắc. Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn. Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực". Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cô xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi". Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt. Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.

17 tháng 12 2020

*Tham khảo gợi ý:

Tình yêu và niềm khao khát mong muốn đc gặp mẹ của Hồng thật mãnh liệt nhường nào . Như chúng ta cx đã biết về hoàn cảnh của bé Hồng rồi đấy . Cha mất , mẹ đi tha hương cầu thực để kiếm sống qua ngày để lại Hồng sống với người cô cay nghiệt và trong sự sự ghẻ lạnh , khinh bỉ của mọi người xung quanh . Dù sống xa mẹ , dẫu mẹ ko bao giờ gửi 1 đồng quà , lá thư ,... hay cho dù người cô có ruồng rấy luôn chửi rủa mẹ thì với Hồng những điều đó là phi nghĩa , nhảm nhí và Hồng ko bao giờ có ý định ghét bỏ mẹ . Hồng đúng là một người con hiếu thảo ! Hồng như thấu hiểu cho nỗi lòng , hoàn cảnh của mẹ bị những hủ tục lạc hậu đày đọa nên mới đành phải ra đi như thế . Vậy nên Hồng vô cùng căm ghét những hủ tục lạc hậu ấy . Hồng càng căm ghét hủ tục bao nhiêu thì Hồng lại càng yêu thương mẹ bấy nhiêu ! Tình yêu mà Hồng dành cho mẹ sẽ là mãi mãi là không phai mờ ....

30 tháng 12 2021

Có ai không?

30 tháng 12 2021

Huhu.Giúp mình với,mình đang vội.

16 tháng 12 2020

giúp mình với

 

16 tháng 12 2020

Tình yêu và niềm khao khát mong muốn đc gặp mẹ của Hồng thật mãnh liệt nhường nào . Như chúng ta cx đã biết về hoàn cảnh của bé Hồng rồi đấy . Cha mất , mẹ đi tha hương cầu thực để kiếm sống qua ngày để lại Hồng sống với người cô cay nghiệt và trong sự sự ghẻ lạnh , khinh bỉ của mọi người xung quanh . Dù sống xa mẹ , dẫu mẹ ko bao giờ gửi 1 đồng quà , lá thư ,... hay cho dù người cô có ruồng rấy luôn chửi rủa mẹ thì với Hồng những điều đó là phi nghĩa , nhảm nhí và Hồng ko bao giờ có ý định ghét bỏ mẹ . Hồng đúng là một người con hiếu thảo ! Hồng như thấu hiểu cho nỗi lòng , hoàn cảnh của mẹ bị những hủ tục lạc hậu đày đọa nên mới đành phải ra đi như thế . Vậy nên Hồng vô cùng căm ghét những hủ tục lạc hậu ấy . Hồng càng căm ghét hủ tục bao nhiêu thì Hồng lại càng yêu thương mẹ bấy nhiêu ! Tình yêu mà Hồng dành cho mẹ sẽ là mãi mãi là không phai mờ ....

          * Câu ghép :

          -  Hồng càng căm ghét những hủ tục bao nhiêu thì               Hồng lại càng yêu thương mẹ bấy nhiêu .

                                                              ...  Linh Vy  ...

 

tham khảo:

"Trong lòng mẹ" trích "Những thời thơ ấu" của Nguyên Hồng là một bài ca về tình mẫu tử bất diệt. Tại sao lại nói như vậy? Nhìn nhận sâu xa trong thời kì những năm 1930-1945 là thời kì mà cái "khái niệm" "Trọng nam khinh nữ" đặt nặng nhất. Người phụ nữ không được đi lấy chồng khác, ai đi lấy chồng khác thì bị thả trôi sông, cạo đầu bôi vôi,.. thoát nạn được là quá giỏi. Nhìn lại những gì trong văn bản, người phụ nữ - mẹ của bé Hồng đi lấy chồng khác, chịu những thành kiến "thối nát" của xã hội, tiêu biểu là bà cô của bé Hồng, bà mang ra nhiều thứ để nói, cố làm bé Hồng buồn. Bà ấy không tha cả một đứa con nít, không nghĩ đến cảm nhận của cháu mình, giả vờ tốt bụng mà như đâm một vạt dao vậy, bà ta có cay nghiệt trong ẩn ý khiến bé Hồng phải ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng, tình mẫu tử luôn cao quý và thiêng liêng, đâu chỉ một hai lời nói "cay nghiệt" của một con người mà chia cắt được, bé Hồng không những không trách móc, ghét thù mẹ mình mà càng yêu quý mẹ nhiều, trong suy nghĩ mới "trưởng thành" chỉ nghĩ "Tại sao xã hội đầy rẫy bất công lại đặt ra thành kiến cho người phụ nữ như vậy?". Rồi khi gặp được mẹ, bé Hồng cảm động, như bao đứa trẻ khác, sà vào lòng mẹ, tựa vào bầu sữa ấm áp của mẹ, mẹ của bé Hồng cũng thế, âu yếm, yêu thương con hết mực. Nhìn lại như thế, ta thấy được tình mẫu tử nào dễ dập tắt, hỏi thử chăng đây phải chăng là một bài ca?

25 tháng 9 2021

Cho e  xin câu bị động với ạ

20 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Lão hạc là(trợ từ) người giàu lòng tự trọng. Chính thông qua cái chết của lão, ta nhìn nhận được tự trong trong người nông dân nghèo khổ. Vì lão đã có lỗi với cậu Vàng nên lão đã trừng phạt mình bằng bả chó. Đó quả là sự ân hận tột đỉnh và cho ta thấy được tấm lòng của một con người. NHưng lão chết đi còn vì thương con. Lão muốn là một người cha đúng với con, chết để không phạm vào tiền của con. Sự chu đáo của lão khi gửi ông giáo tiền ma chay vì không muốn phiền xóm làng giúp ta hiểu hơn về lòng tự trọng trong người nông dân. Người nông dân thà chết đi chứ không muốn là một người ích kỉ, xấu xa và bị tha hóa! 

20 tháng 10 2021

 em cảm ơn ạ