K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2019

=5811

Mỗi đêm một gói thuốc
Hút nhiều nứt cả môi
Nỗi buồn không nói được
Nỗi buồn ăn vào tôi


Trời mùa đông rừng núi
Đời mùa đông vô cùng!
Bánh xe nào tung bụi
Nhịp chim nào đã ngưng


"Anh cho em mùa xuân"
Giọng ca buồn quá sức!
Cô gái đầu cúi gục:
"Anh cho em mùa xuân"


Mớ tóc xanh đã bạc
Mớ môi hồng đã phai
Anh cho em gió lạc
Anh cho em mưa dài!


Trời mùa đông rừng núi
Đời mùa đông vô cùng!
Hút thuốc trong bóng tối
Khói có bay lên không?

 k nhá

3 tháng 2 2019

57 + 5754 = 5811

Ai níu mùa xuân xuống
Cho tóc ta bồng bềnh
Lòng vẫn đầy khao khát
Tình yêu dường mưa xuân


Tình như thuở mười lăm
Áo ôm vòng eo nhỏ
Thanh khiết vai nõn lụa
Ta dám nào chạm tay


Tình như thuở xa xăm
Khi mắt em khép mở
Đôi môi hồng ngúng nguẩy
Nụ hôn như ngày đầu


Ta oà vỡ vào nhau
Thời gian còn đâu nữa
Đất trời ngưng nhịp thở
Chỉ có mình với nhau


Và… sương mai giăng đầy
Và… cỏ hoa ngập lối
Ta vươn mình uống vội
Giọt sương thơm đầu ngày.

17 tháng 12 2019

Bài thơ hay và hấp dẫn ở việc tạo ra những đối lập về hình ảnh, tâm trạng, cảm xúc đối xứng trong bố cục của bài thơ.

  - Tác giả dựng cảnh tương phản:

   + Ban đầu cảnh cho chữ đông vui tấp nập.

   + Càng về sau cảnh buồn bã, lạnh nhạt, hiu quạnh.

   + Một bên nét chữ như rồng bay phượng múa.

   + Một bên giấy đỏ buồn, mực sầu, cảnh hiu quạnh.

  - Cái kết đầu cuối tương ứng:

   + Vẫn là cảnh ngày tết, không gian mùa xuân có hoa đào nở.

   + Ông đồ mờ nhạt dần, cuối cùng thì không thấy nữa.

   + "ông đồ xưa" không còn tồn tại nữa.

  - Tác giả tái hiện lại những hoài niệm về thời "vàng son xưa cũ" của một thế hệ nhà Nho đẹp nhưng dần phai mờ.

  - Ngôn ngữ bình dị, trong sáng nhưng hàm súc, đầy dư vị.

    → Tác giả tái hiện được vẻ đẹp của cảnh cho chữ, hình tượng ông đồ xưa với bàn tay tài hoa- giá trị tinh thần truyền thống đẹp- đang dần mai một trong đời sống. Sự nuối tiếc, hoài cổ cảnh cũ người xưa.

7 tháng 11 2021

có ai chơi free fire ở đây ko

20 tháng 9 2024

Sau khi học xong bài thơ "Quê hương" của tác giả Tế Hanh, tôi thích nhất khổ thơ thứ ba của văn bản. Khổ thơ đó đã để lại cho tôi một cảm giác khó quên, vui vẻ. Khổ thơ này được Tế Hanh nói về cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. Không khí lúc đó là những tiếng ồn ào, tấp nập, vui tươi, sôi nổi của người thân và niềm vui của những người chiến thắng trở về. Kết quả của chuyến đi đầy gian khổ là biển lặng, những chú cá đầy ghe. Người dân chài khỏe khoắn, chăm chỉ, mang đậm bản sắc của biển cả. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để làm cho người đọc hiểu rằng con thuyền cũng giống như con người cần phải nghỉ ngơi sau 1 ngày lao động đầy vất vả. Qua khổ thơ ta thấy cảnh nhộn nhịp, con người và con thuyền gắn bó thân thiết với quê hương. Chính vì thế tôi rất thích khổ thơ trên.

22 tháng 9 2017

1,Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh ?

Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây !
Tượng thanh :xào xạc,thỏ thẻ,xối
Tượng hình : dóng lên hồi chuông cảnh báo,cô câu chuồn chuồn đòi đựoc đi du lịch,ông mặt trời lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô muốn chạy khỏi ,,,

2, So sánh trợ từ, thán từ, tình thái từ ?

- Trợ từ : là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hay biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc
vd: " Nó ăn những hai bát cơm "
- Thán từ: từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc ( a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi, …) hoặc dùng để gọi đáp ( này , ơi , vâng , dạ ,..)
vd : " Cô ấy đẹp ơi là đẹp "
- Tình thái từ : là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
vd: Mẹ đi làm rồi à ?
=> tình thái từ thuộc loại câu nghi vấn.

12 tháng 10 2017

1) Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây !
Tượng thanh :xào xạc,thỏ thẻ,xối
Tượng hình : dóng lên hồi chuông cảnh báo,cô câu chuồn chuồn đòi đựoc đi du lịch,ông mặt trời lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô muốn chạy khỏi ,,,

16 tháng 3 2022

Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ "Quê Hương" của tác giả Tế hanh, tác giả đã khắc họa chân thực, sinh động khung cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Mở đầu vào một ngày mới sắp bắt đầu thì người dân làng chài đã chuẩn bị để ra khơi đánh cá. Ấn tượng nhất là khung cảnh trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Nó đã trở thành một phông nền sáng, đậm nét cho con thuyền tiến vò cái đẹp tràn ngập khung cảnh thiên nhiên. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê để giúp chúng ta cảm nhận, hình dung được khung cảnh thiên nhiên với một bầu trơi trong xanh cùng những làn gió nhẹ nhàng, những ánh hồng rực rỡ. Những dấu hiệu thời tiết thuận lợi cho một buổi ra khơi đầy thuận lợi với những mẻ cá bội thu. Nhưng sống động hơm nữa chính là hình ảnh dân trai tráng. Họ "bơi thuyền đi đánh cá" với tất cả ý chí, niềm tin. Cảnh ra khơi đã miêu tả gián tiếp con thuyền. Đó là "chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã". Không những vậy con thuyền đã ẩn dụ cho vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân làng chài. Đoạn thơ đã sử dụng hình ảnh so sánh, liệt kê giản dị để từ đó miêu tả ra một làng chài vào buổi sớm. Từ đây,đoạn thơ thứ hai đã cho chúng ta thấy được tầm vóc của những người dân làng chài  trong hành trình chinh phục thiên nhiên.

18 tháng 12 2016

Hoc24 là một trang web đã trở nên gần gũi đối với đa số học sinh Việt Nam ngày này. Không phải là do tính bắt kịp toàn cầu, mà là do những tính năng mới mẻ của nó, phù hợp cho việc học của học sinh. Vào đây, tôi sẽ mời bạn đi thăm những anh bài giảng bổ ích, những chị đáng yêu và cần thiết. Không những thế bạn có thể tìm được những bạn bè tri kỉ trên đây, dãi bày tâm sự hay là tư vấn xả stress. Nói thật tình, những giáo viên trên đây họ rất nhiệt tình và dễ mến, nếu trên đây khoảng 2 ngày bạn có thể coi họ như những người thân của mình vậy. Nhờ có trang học tập mà bạn biết sao không, mình có thể nâng bổng kiến thức lên và quan sát nó một cách dễ dàng. Kiến thức ở đây lại rất phong phú và cần thiết.

Nếu có thể, mình mong chúng ta có thể cùng nhau sinh hoạt thật lâu trên trang web này, cho đến mãi sau này, đến đời con đời cháu.Võ Đông Anh Tuấn ơi, mình mong bạn có thể giới thiệu trang web này cho những bạn trẻ khác nhé!

Đoạn cuối là tâm sự, không phải đoạn văn nha Võ Đông Anh Tuấn.

Đoạn văn bên trên có:

- Từ "anh", "chị" : pháp tu từ nhân hóa.

- Chữ "như" là từ nối giữa hai vế trong một phép so sánh bằng.

- "Nâng bổng kiến thức" đối với mình là mình đang nói thật, nhưng nhiều bạn cụm từ này sẽ là "nói quá".

- Các câu có lặp lại từ " kiến thức" : điệp từ.

- Trong đoạn, có nhiều câu mình nêu lên lợi ích và tính năng của trang web: phép liệt kê.

- Ở câu thứ hai: Câu : "Không phải là do tính bắt kịp toàn cầu, mà là do những tính năng mới mẻ của nó, phù hợp cho việc học của học sinh": Phép tu từ tương phản.

18 tháng 12 2016

Nguyễn Trần Thành Đạt k0

31 tháng 12 2016

mỗi con người như chúng ta,kí ức tất cả là tạo hóa cs tương lai và khóa khứ.đúng vậy,cx giống như bao người,mỗi người có mỗi cách sống cách học riêng, đôi lúc tôi tự hỏi bn của mk sao bạn lại tiếp thu nhanh đc kiến thứa hay bn giỏi như vậy.vì bn ấy có cách học rất hiệu quả,và riêng tôi cách học cs tôi cũng ko kém phần.mỗi ngày đến trường tôi học rất tốt bởi cái gọi là học rất thú vị,tôi đã tìm và học kiển thức mới và xem lại kiển thức cũ và tại học tâp 24h đây,đối vs tôi mà nói chẳng j có thể đáp ứng nhu cầu học tập để thõa mãn cái tham vọng học hỏi của tôi,và cx ở đây tôi kết đc nhiều bn bè học hỏi những thứ sáng tạo và ms mẻ cứ tưởng chừng mk là hòn đá nhỏ lại ước ao muốn làm mặt trời.giờ đây vs tôi,thứ đó đã ko còn là tưởng chừng hay vu vơ nữa,trang web hocj24gio đá thõa mãn tất cả.thế giới bên ngoài như bị thu nhỏ,tôi lại một lần nưa hiểu biết thêm về mọi thứ,cảm giác như tôi trở thành mặt trời.Học 24h cho tôi rất nhiều hữu ích như ngôi nhà thứ 2 của tôi vậy.Nơi đây có bn bè có thầy cô chẳng khác j một gđ hoàn hảo,tôi cảm thấy mk thật may mắn.Những câu trả lời hết mọi thắc mắc như một thư viện thần thoại có thể cho tôi sự hiểu biết trong tích tắc.tôi bây giờ đã trở thành ông mặt trời,mặt trời cùng với tia nắng hành quân.ánh nắng này múa cùng vs muôn loài cx sẽ chẳng bao giờ cảm thấy cô đơn nữa.cha,mẹ,bạn bè,thầy cô giáo,đối vs tôi là những người thân cùng nhau chia sẻ vui buồn hay sự hiểu bt trong cuộc sống.tâm hồn tôi đã bay bổng và hạnh phúc hơn bao giờ hết.cả ơn học 24h,kiến thức mà tôi có đc ngày hôm nay tất cả là nhờ học 24h,tôi sẽ cống hiến hết mk vì học 24h vì ngôi nhà của tôi.

31 tháng 12 2016

mk làm ko hay lắm mong bn đưng cười nhé,có lẽ chưa thõa mãn nhu cầu lắm nhưng mk sẽ cố gắng hơn nữa.

Bác Hồ là một tấm gương sáng cho chúng ta về đức tính giản dị và tinh thần lạc quan . Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác , chẳng mấy khi ta thấy Bác Hồ mặc quần áo sang trọng, câu lệ cao sang mà ta chỉ thấy ở Bác là một con người hết sức bình dị với màu áo nâu, với đôi dép cao su cũ kĩ, đơn sơ. Tham gia cách mạng, ở địa hình Pắc Pó đồi núi treo leo , Bác không than trách nửa lời, trái lại, Bác thích ứng rất nhanh với cuộc sống nơi đây. Hiếm có vị lãnh tụ dân tộc nào lại ăn ở trong hang động " sáng ra bờ suối, tối vào hang " , lựa chọn cho mình một cuộc sống tự tại, hòa hợp với thiên nhiên như Bác. Hơn thế, Bác còn chọn " bàn đá chông chênh " đầy nguy hiểm làm nơi " dịch sử đảng " . Cụm từ  "bàn đá chông chênh" đã gợi cho người đọc  sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống hay đó cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Mặc dù rải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên. Đồ ăn, thức uống của Bác cũng là những thứ hoàn toàn có sẵn trong tự nhiên : " cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" . Dù thiếu thốn là vậy, đói khổ là thế nhưng Bác vẫn yêu đời, vui vẻ. Bác chủ động đón nhận những thiếu thốn nơi núi rừng bằng một tâm thế vui vẻ, lạc quan, yêu đời . Có thể nói ,ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Dù vậy nhưng người vẫn lạc quan, yêu đời, vẫn hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời

24 tháng 8 2021

Giải thích:

- Tâm hồn nghệ sĩ: Là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Cốt cách chiến sĩ: Là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.

* Chứng minh:1. Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ

- Đó là rung cảm về âm thanh của tiếng suối từ xa vọng lại đồng thời cũng là sự say mê của tác giả trước vẻ đẹp của đêm trăng

+ Trong bài “Rằm tháng giêng”: Vầng trăng đêm rằm sáng vằng vặc, soi tỏ khắp không gian.

Điệp từ “xuân” được lặp lại ba lần tạo nên một vũ trụ tràn đầy sức xuân.

-> Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí Minh.

2. Cốt cách chiến sĩ

- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước:

+ Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vận mệnh của đất nước, thức tới canh khuya lo việc nước.

- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác:

+ Bài thơ  được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng trong  bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật ung dung, lạc quan.

+ Phong thái này thể hiện ở những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên đất nước. Mặc dù ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng tâm hồn Người vẫn hướng lòng mình về vẻ đẹp đêm trăng.

+ Đêm trăng rằm tháng Giêng đầy sức sống, trong trẻo, tươi sáng, rộng lớn. Đằng sau bức tranh ấy là tinh thần lạc quan, phong thái bình tĩnh ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng.

+ Niềm lạc quan cách mạng còn được thể hiện ở hình ảnh con thuyền lướt phơi phới trên dòng sông, chở đầy ánh trăng

-> Vẻ đẹp của tạo vật còn là một ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đồng thời thể hiện hình ảnh của người chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút trở thành thi sĩ – một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.

* Đánh giá: Hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa hợp thống nhất một cách tự nhiên, không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ người cũng là vẻ đẹp nhất quán trong con người Bác: Tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách người chiến sĩ.

Hok tốt