Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tim bồ câu có 4 ngăn hoàn chỉnh, giữa tâm nhĩ và tâm thất có van đảm bảo cho máu đi 1 chiều . -gồm 2 vòng tuần hoàn
máu từ tâm thất trái theo động mạch phổi lên phổi lấy O2 rồi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhỉ phải. Từ tâm nhĩ phải máu đi xuống tâm thất phải theo động mạch chủ đi đến các cơ quan để cung cấp 02.Máu sau khi cung cấp đủ O2 theo tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ trái, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái,kết thúc một chu trình tuần hoàn
- Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.
- Vấn đề chứng minh: Chứng minh phải và nên không sợ sai lầm.
- Luận điểm chính: Không sợ sai lầm.
- Luận điểm phụ:
+ Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.
^ Dẫn chứng:
> sợ sặc nước thì không biết bơi
> sợ nói sai thì không nói được ngoại ngữ
=> không chịu mất gì thì sẽ không được gì (khái quát)
+ Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm?
^ Dẫn chứng:
> sợ sai thì chẳng dám làm gì
> Thất bại là mẹ của thành công.
Mỹ Nga nhanh k nhanh k 🤣🤣
Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:
“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"
Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.
Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.
Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.
Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.
Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.
Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :
"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.
Con người, đặt bản thân là trung tâm, luôn có rất nhiều mối quan hệ xoay quanh. Có những người, những mỗi quan hệ chỉ thoáng qua nhưng cũng có những người hay những mối quan hệ bằng một cách nào đó luôn gắn bó với ta, đi theo ta trong suốt cuộc đời. Tình bạn là một mối quan hệ như vậy.
Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ.
Để hai người khác nhau trở thành bạn của nhau cần rất lớn sự thấu hiểu. Bởi mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau. Dẫu có thể có nét tương đồng nhưng điểm khác nhau sẽ vẫn rất lớn. Sự thấu hiểu đối với nhau không dễ dàng có được, nó cần phải có thời gian để vun đắp, có khó khăn hoạn nạn để thử thách và trưởng thành. Phải có sự sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn. Mặt khác, con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này.
Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều. Thật bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt.
Sống trong bể ngọc kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với khó khăn thử thách.
. Nhan đề Không sợ sai lầm chính là luận điểm chính của bài văn.
- Những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.
- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
- Thất bại là mẹ của thành công.
- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
b. Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ:
- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.
- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.
c. Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.
a. Luận điểm và những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.
- Bài văn nêu lên luận điểm chính : Không sợ sai lầm
- Các câu mang luận điểm:
+ Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
+ Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
+ Thất bại là mẹ của thành công.
+ Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
b. Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ lí lẽ hiển nhiên và có sức thuyết phục
Các lí lẽ:
+ Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
+ Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.
+ Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên
c. Cách lập luận của bài văn trên khác với cách lập luận của bài Đừng sợ vấp ngã
+ Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ
Trong cuộc đời mỗi con người, niềm hạnh phúc lớn nhất là được sống trong tình yêu thương chăm sóc của cha mẹ, tình cảm chân thành, mộc mạc của bạn bè. Đó là những tình cảm thiêng liêng của mỗi con người không có gì có thể thay thế được.
Từ khi cất tiếng khóc chào đời, em đã được mẹ cha, người thân chăm sóc từng miếng ăn từng giấc ngủ, đến khi chập chững những bước đi đầu tiên thì cha mẹ cũng là những người dìu bước em đi, nâng em dậy mỗi khi em vấp ngã. Khi em ốm đau cha mẹ là người lo lắng cho em nhất, mẹ có thể thức cả đêm chăm sóc em, bón cho em từng thìa cháo, khuôn mặt mẹ đầy lo âu, những lúc đó mẹ có thể hi sinh tất cả để em được hạnh phúc. Nghĩa mẹ công cha đối với chúng ta vô cùng lớn lao: “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”, và ca dao của Việt Nam cũng có câu:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao hiển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Hay:
Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
Câu thơ là lời nhắc nhở chúng ta hãy biết yêu thương, kính trọng cha mẹ, đã cho ta sự sống, nuôi dạy ta nên người. Hơn bao giờ hết, chúng em thật sự là những người hạnh phúc được sống trong vòng tay của mẹ của cha. Mỗi ngày đi học về, em lại thấy mẹ mỉm cười thật tươi, mẹ hỏi hôm nay con được điểm mấy? Có vui không? Rồi mẹ bảo em đi ăn cơm, vừa ăn em vừa kể cho mẹ nghe những chuyện ở lớp học. Những lúc em buồn cha mẹ lại vỗ về an ủi em. Em còn nhớ có những lần em bị ốm, mẹ hì hụi nấu cháo và mang đến bón cho em từng thìa một, mẹ động viên, dỗ dành em hãy cố gắng ăn để nhanh chóng khỏi ốm. Mặc dù lúc đó không muốn ăn nhưng trước tình cảm của mẹ em lại cố gắng ăn để mẹ vui lòng. Với em, hạnh phúc lớn nhất là mỗi khi trở về nhà lại có cha mẹ bên cạnh. Cha mẹ luôn mang đến cho em sự bình yên và sung sướng.
Và em cũng hiểu rằng: chính vì em mà mẹ cha vất vả, ngày đêm làm việc kiếm tiền đổ nuôi em ăn học, em càng khôn lớn thì cha mẹ mỏi lúc lại già hơn:
Cây khô chưa dễ mọc chồi
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu.
Câu ca dao trên là một lời nhắc nhở chúng ta về công lao của mẹ cha đối với con cái và câu ca dao còn muốn nói đến một thực tế là cha mẹ không thể ở với chúng ta suốt đời, rồi một ngày nào đó lớn lên em phải xa bố mẹ hoặc đến lúc cha mẹ già khuất núi. Trong cuộc đời của mỗi con người, mọi thứ đều có thể thay thế trừ cha và mẹ. Cho nên bất hạnh lớn nhất của chúng ta là khi mất mẹ mất cha: “Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhất, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Song đó là quy luật tự nhiên không ai có thể tránh được điều đó. Vậy nên theo em nghĩ những ngày được sống trong vòng tay của mẹ của cha, chúng ta cần yêu thương, kính trọng và là người con hiếu thảo biết vâng lời cha mẹ. Đặc biệt phải học tập thật tốt để cha mẹ vui lòng.
Ngoài tình cảm cha mẹ thì mỗi người còn có tình bạn bè, đó là tấm lòng chân thành, những tình cảm tự nhiên không màng đến vật chất. Tình cảm đó được Nguyễn Khuyến thể hiện rất rõ trong bài thơ Bác đến chơi nhà. Bài thơ thể hiện một tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Bạn đến chơi, nhưng nhà không có bất cứ một thứ gì để đãi bạn: chợ xa, ao sâu không bắt được cá, vườn rộng khó bắt gà, bầu mướp còn non, tóm lại chẳng có thứ vật chất gì để đãi bạn kể cả miếng trầu là đầu câu chuyện. Thế nhưng tác giả lại có một thứ duy nhất và quý nhất để tiếp bạn, đó là tình cảm “Bác đến chơi đây, ta với ta”. Thực ra đây mới chính là vấn đề mấu chốt, tác giả muốn khẳng định tình cảm chân thành của mình đối với bạn, đó là một thứ tình cảm nguyên vẹn không pha chút vật chất tầm thường..Từ bài thơ của Nguyễn Khuyến giúp em hiểu hơn về tình bạn và hơn thế còn sự là cảm nhận về niềm hạnh phúc khi được sống trong tình cảm chân thành của bạn bè. Tình bạn giúp em vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống tinh thần.
Mỗi khi buồn em lại có thể đến chia sẻ với người bạn thân của mình nhờ đó nỗi buồn của em như vơi đi một nửa. Ngày ngày đi học em và bạn lại cùng nhau đi chung trên một con đường có bạn con đường đi như ngắn hơn bởi tiếng cười luôn nở trên môi hai đứa. Chúng em còn thường xuyên đến nhà nhau để học nhóm, có những bài toán khó cả hai đứa cùng bạn bạc và đưa ra cách giải quyết hay nhất, hợp lí nhất. Có những người ban tốt em cảm thấy tự tin và vui vẻ hơn rất nhiều.
Tóm lai trong cuộc đời mỗi con người, tình cảm gia đình và tình bạn là thứ tình cảm quan trọng nhất, nó giúp chúng ta sống hạnh phúc và không bao giờ bị cảm giác cô đơn. Và muốn duy trì được tình cảm gia đình và bạn bè thì mỗi người phải sống thật tốt, chân thành với bạn bè, có hiếu với cha mẹ.
Bài này chép ra chắc hơn 45 dòng đó - chúc bn hc tốt !
Tình cảm giữa những người thân trong gia đình, họ hàng, bè bạn,.... từ lâu đã là một đề tài lớn trong văn học. Có thề kể rất nhiều tác phẩm văn học thể hiện những tình cảm quý báu, cảm động ấy: Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nlià,....Quả thực, được sống trong tình yêu thương của mọi người là niềm hạnh phúc quý giá mà ai ai cũng cần phải biết trân trọng.
Từ thuở lọt lòng, mỗi chúng ta đã được nuôi nấng, dạy dỗ bởi tình yêu thương “như núi ngất trời”, “như nước ởngoài bể Đông” của cha và mẹ. Đó là công ơn “cù lao chín chữ”, là những hi sinh cả đời người mẹ dành cho con: “Mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con”, “người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc (...) có thể hi sinh tính mạng đề’ cứu con”. (Mẹ tôi).Rời khỏi vòng tay cha mẹ, chúng ta bỡ ngỡ bước vào cuộc sống. Khi ấy, thật cảm động, sung sướng biết bao vì có những tấm lòng bè bạn thân thiết, chân tình như trong bài thơ Bạn đến chơi nhà:
Đầu trò tiếp khách trầu không có Bác đến chơi đây ta với ta.
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta còn được sống trong những tình cảm ấm áp khác. Đó là tình yêu thương, lòng bao dung của thầy, cô giáo. Khi ta còn thơ dại, lúc ta mắc lỗi lầm, thầy cô như cha mẹ bảo ban, dung thứ. Có học sinh nào khi vào đời lại không mang trong tim mình lòng biết ơn đối với những người thầy cô yêu dấu của mình?
Không chỉ vậy, tình cảm xóm giềng cũng rất ấm áp. Không họ hàng thân thích, không có mối quan hệ ân nghĩa ràng buộc nhưng hàng xóm “tắt lửa tối đèn có nhau”... Được sống trong những tình cảm yêu thương ấy là niềm hạnh phúc vô bờ.
Vô cùng quý giá nên tình cảm với những người thân yêu'cần được chúng ta giữ gìn, trân trọng và đền đáp. Biết yêu thương cha mẹ, anhem, thầy cô, bạn bè, hàng xóm.,là biểu hiện chân thành nhất của ý thức trân trọng, biêt ơn những tình cảm mà bao người thân yêu dành tặng cho ta. Được sống trong tình yêu thương của tất cả mọi người cũng khiến chúng ta sông giàu tình cảm hơn, nhận yêu thương để trao yêu thương.
Không chỉ vậy, niềm hạnh phúc thiêng liêng đó còn là động lực giúp mỗi chúng ta bước qua khó khăn, gian khổ để vươn lên phía trước. Giữa đêm đông giá rét hay trong cơn buồn ngủ, ta biết nghĩ về những vất vả của cha mẹ, thầy cô đã nuôi dạy ta nên người để cô" gắng tập trung vào bài học.
Còn gì hạnh phúc hơn được sống trong tình yêu thương của tất cả mọi người!
Những tác phẩm văn học và đặc biệt là tình cảm yêu thương của những người ruột thịt, thân yêu quanh mình nhắc nhở chúng ta biết trân trọng những gì ta đang có. Đến lượt mình, chúng ta cần biết đáp lại những tình cảm thiêng liêng ấy bằng những tình cảm sâu sắc, chân thành, bằng những việc làm, hành động thiết thực, cụ thể của mình.
dau cham la nhan a