Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Các sản phẩm phế thải do tế bào tạo ra được chuyển tới:
A. Nước mô, máu rồi đến cơ quan bài tiết. B. Nước mô
C. Máu D. Cả ý B và C đều đúng
Câu 2: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là:
A. Sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa,hệ hô hấp, hệ bài tiết và môi trường ngoài.
B. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, và oxit từ môi trường.
C. Cơ thể thải CO2 và chất bài tiết.
D. Cả ba ý A,B,C đều đúng.
Câu 3: Cơ thể nhận thức ăn từ môi trường và thải ra môi trường chất bã là biểu hiện sự trao đổi chất ở cấp độ:
A. Phân tử B.Tế bào C. Cơ thể D. Cả 3 cấp độ trên
Câu 4: Sự trao đổi khí giữa máu và tế bào thể hiện trao đổi chất ở câp độ:
A. Tế bào và phân tử B. Tế bào C. Cơ thể D. Tế bào và cơ thể
Câu 5: Hoạt động nào sau đây là kết quả của quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào?
A. Tế bào nhận từ máu chất bã B. Tế bào nhận từ máu chất dinh dưỡng và O2
C. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng D. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng và O2
Câu 6: Tác dụng của ăn kỹ nhai chậm là:
A. Giúp nhai nghiền thức ăn tốt
B. Thức ăn được trộn và thấm đều nước bọt hơn.
C. Kích thích sự tiết men tiêu hóa và thấm đều nước bọt hơn.
D. Cả 3 ý trình bày ở A, B, C
Câu 7: Cơ cấu tạo của thành ruột non là:
A. Cơ vòng, cơ chéo B. Cơ dọc, cơ chéo C. Cơ vòng, cơ dọc D. Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo
Câu 8: Dịch mật được tiết ra khi:
A. Thức ăn chạm vào lưỡi B. Thức ăn được chạm vào niêm mạc của dạ dày.
C. Thức ăn được đưa vào tá tràng D. Tiết thường xuyên.
Câu 9: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra từ sự tiêu hóa hóa học chất gluxit ở ruột non là:
A. Axit amin B. Axit béo C. Đường đơn D. Glixerin
Câu 10: Tá tràng là nơi:
A. Nơi nhận dịch tụy và dịch mật đổ vào B.Đoạn đầu của ruột non
C. Nơi nhận thức ăn từ dạ dày đưa xuống D. Đoạn cuối của ruột già
Câu 10: Môn vị là:
A. Phần trên của dạ dày B.Phần thân của dạ dạy
C. Vách ngăn giữa dạ dày với ruột non D. Phần đáy của dạ dày
Câu 1. A
Câu 2. D
Câu 3. C
Câu 4. B
Câu 5. B
Câu 6. D
Câu 7. C
Câu 8. C
Câu 9. C
Câu 10. A
Câu 11. C
1.Vitamin A có ở những hoa quả có màu đỏ: cà chua, gấc bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể tác dụng làm sáng mắt đẹp da
Vitamin C có ở những quả có vị chua như chanh tác dụng bổ máu chống chảy máu cam.
Vitamin B1,B12 rất tốt cho phụ nữ mang thai.
3.
* So sánh đồng hóa và dị hóa:
- Giống nhau: Đều xảy ra trong tế bào
- Khác nhau:
Đồng hóa |
Dị hóa |
- Tổng hợp các chất hữu cơ - Tích luỹ năng lượng |
- Phân giải các chất hữu cơ - Giải phóng năng lượng |
4.
Cần tăng cường rèn luyện thân thể để tăng khả năng chịu đừng khi nhiệt độ môi trường thay đổi
Khẩu phần phải đảm bảo đủ chất và đủ lượng, cụ thể :
Đủ chất: là đủ các thành phần dinh dưỡng cần cho sự phát triển bình thường của từng lứa tuổi và thể trạng.
Đủ lượng: phù hợp với nhu cầu của từng loại đối tượng (già, trẻ, lao động chân tay hay lao động trí óc, lao động nặng hay nhẹ ...).
Giữ ấm cơ thể, nơi sống vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè bằng các phương tiện chống nóng, lạnh (quần, áo, quạt, ...)
1. Vai trò của tiêu hó đối với cơ thể người là: biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể người và loại bỏ các chất cặn bã trong thức ăn.
2. Thực chất sự biến đổi thức ăn về mặt lí học ở khoang miệng và dạ dày là sự co bóp, nhào trộn làm cho thức ăn thấm đều nước bọt, dịch tiêu hóa. Nói biến đổi lí học lại quan trọng hơn ở khoang miệng và dạ dày vì: hoạt động chủ yếu của nó là co bóp, nhào trộn và làm nhuyễn thức ăn. Còn biến đổi hóa học chỉ giúp phân cắt 1 phần thức ăn.
3. Qúa trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non:
-tiết dịch vị
-co bóp,nhào trộn, làm nhuyễn thức ăn
-phân cắt thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Mặt biến đổi hóa học là quan trọng hơn vì nó có đầy đủ các loại enzim để tiêu hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ
Câu 3;: Lý do vì sao enzyme pepsin ko tiêu hóa luôn niêm mạc dạ dày gồm:
- Lớp niêm mạc tiết chất nhầy muxin
- Pepsin được tiết dưới dạng pepsinogen ko hoạt động, chỉ chuyển đổi thành pepsin trong môi trường có HCl, tuy nhiên, nếu lượng pepsin quá nhiều sẽ gây ức chế quá trình chuyển đổi trên (mối liên hệ ngược âm)
- Máu đến dạ dày có môi trường kiềm giúp trung hoà 1 phần axit
- Ngoài ra, lớp niêm mạc dạ dày còn tiết ra Antipepsin giúp chống lại sự ăn mòn bủa pepsin