K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2020

- Đầu thế kỷ 10, nhà Đường suy yếu nghiêm trọng vì nạn phiên trấn cát cứ (kéo dài từ sau loạn An Sử giữa thế kỷ 8) và quyền thần. Nhân lúc Tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị điều đi chưa có người thay năm 905, hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã vào làm chủ thủ phủ Đại La và xác lập quyền tự chủ cho người Việt.

-> Xây dựng nền móng cho 1 thời kì độc lập lâu dài của người Việt .

- Năm 938, bộ tướng khác, đồng thời là con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền đem quân giết Kiều Công Tiễn, rồi đánh tan đạo quân xâm lược Nam Hán do Hoằng Tháo dẫn đầu sang tiếp ứng cho Công Tiễn, lập ra nhà Ngô. Từ đó bắt đầu thời kỳ độc lập ổn định của Việt Nam.

-> Xác định chủ quyền độc lập của nhân dân ta .

Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta thời Bắc thuộc từ thế kỷ 2 trước công nguyên đến đầu thế kỷ 10 diễn ra liên tục và rộng lớn thể hiện ở :

* Liên tục:

- Từ thế kỉ I đến đến đầu thế kỉ X, các cuộc khởii nghĩa của nhân dân ta đã diễn ra liên tiếp, hầu như thế kỉ nào cũng nổ ra khởi nghĩa của nhân dân.

- Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248), khởi nghĩa Lý Bí (542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713-722),…

* Rộng lớn: các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều địa phương trên địa bàn cả 3 quận của nước ta là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam,...



1 tháng 8 2019

* Liên tục:

- Từ thế kỉ I đến đến đầu thế kỉ X, các cuộc khởii nghĩa của nhân dân ta đã diễn ra liên tiếp, hầu như thế kỉ nào cũng nổ ra khởi nghĩa của nhân dân.

- Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248), khởi nghĩa Lý Bí (542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713-722),…

* Rộng lớn: các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều địa phương trên địa bàn cả 3 quận của nước ta là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam,...



27 tháng 10 2023

Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, dân tộc Việt Nam phải liên tục đối diện với các thế lực ngoại xâm, nhưng luôn bất khuất chiến đấu để giữ vững độc lập quốc gia. Các cuộc chiến đó là:

- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (939-938): Dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, quân Việt Nam đã đánh bại quân Nam Hán tại trận Bạch Đằng, kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc và mở ra một thời kỳ độc lập dài hạn.

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075-1077): Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, quân Đại Việt đã phản công và đánh bại quân Tống.

- Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (1257, 1284-1285, 1287-1288): Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo và các vị tướng khác, quân Đại Việt ba lần đánh bại quân Nguyên Mông.

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh (1406-1427): Quân Minh xâm lược Đại Việt và thiết lập chế độ đô hộ. Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, quân Lam Sơn đã đánh bại quân Minh và phục hồi độc lập.

- Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (đầu thế kỷ XVIII): Dưới sự lãnh đạo của các nhà Trịnh, Đại Việt đã chống lại các đợt xâm lược của quân Xiêm.

Trong những cuộc xâm lược nêu trên, các thế lực ngoại xâm đều có những âm mưu và thủ đoạn riêng:

- Mục đích chiếm đất: Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược và là cầu nối giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Do đó, nhiều nước muốn chiếm lĩnh để mở rộng lãnh thổ và tăng cường ảnh hưởng khu vực.

- Thuận tiện cho việc mở rộng thương mại: Việt Nam có nhiều tài nguyên và là điểm trung chuyển thương mại quan trọng. Việc kiểm soát Việt Nam giúp các nước ngoại xâm tăng cường sức mạnh kinh tế.

- Áp đặt văn hóa và tín ngưỡng: Một số nước ngoại xâm cố gắng áp đặt văn hóa, tôn giáo và quan điểm chính trị của mình lên người Việt, nhằm định hình và kiểm soát dân tộc Việt Nam theo ý muốn của họ.

13 tháng 7 2019

Chọn C

21 tháng 4 2016

Khái quát các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỷ I đến thế kỷ X:

Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến đầu thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (năm 100, 137, 144), nhân dân Cửu Chân (năm 157), nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi dậy liên tục (178 - 181), tiếp sau đó là khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 - 791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820).

Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng, giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.

8 tháng 12 2021

B.Cỗ vũ tinh thầnđấu tranh chống  ách đô hộ của phong  kiến phương Bắc

22 tháng 3 2017

- Năm 40: Hai Bà Trưng khởi nghĩa

- Năm 100, 137, 144: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam

- Năm 157: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cửu Chân

- Năm 248: Khởi nghĩa Bà Triệu

- Năm 542: Khởi nghĩa Lý Bí

- Năm 687: Khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Kiên

- Năm 722: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

- Năm 776: Khởi nghĩa Phùng Hưng

- Năm 905: Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

- Năm 938: Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng

12 tháng 4 2017

- Tính liên tục : Từ thế kỉ I đến đến đầu thế kỉ X, các cuộc khởii nghĩa của nhân dân ta đã diễn ra liên tiếp, hầu như thế kỉ nào cũng nổ ra khởi nghĩa của nhân dân. Trong 10 thế kỉ đã có 13 cuộc nổi dậy lớn của nhân dân nhằm lật đổ ách thống trị thế kỉ II đã nổ ra 5 cuộc nổi dậy vào các năm 100,137, 144, 157. 178 - 181 ; dưới triều Đường cai trị, đã có 5 cuộc khởi nghĩa lớn của Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VIII), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 -791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820), khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905)

- Quy mô rộng lớn : các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều địa phương trên địa bàn cả 3 quận của nước ta là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam...



25 tháng 2 2020

Kết quả hình ảnh cho Lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong giành độc lập thời Bắc thuộc theo nội dung sau: tên cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo, thời gian, kẻ thù,diễn biến chính ,kết quả và ý nghĩa

25 tháng 2 2020

Ảnh trên đăng nhầm nhaKết quả hình ảnh cho Lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong giành độc lập thời Bắc thuộc theo nội dung sau: tên cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo, thời gian, kẻ thù,diễn biến chính ,kết quả và ý nghĩa