K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Số dòng thơ biểu đạt lời nhân vật Thúy Kiều: 38 dòng (719 - 756)

- Số dòng thơ biểu đạt lời nhân vật Thúy Vân: 4 câu (715 - 718)

=> Độ dài (tính bằng số dòng thơ) giữa lời thoại của Thúy Kiều lớn hơn nhiều Thúy Vân.

- Lí do: Thúy Kiều là nhân vật, người nói chính, nhờ cậy, gửi gắm, do vậy cần một câu chuyện có đầu có đuôi, đầy tâm trạng và nỗi niềm. Lời của Kiều nhằm thực hiện mục đích thuyết phục một vấn đề hết sức tế nhị, khó khăn. Trong khi đó, Thúy Vân là người nghe, chia sẻ; chỉ cần “hỏi han” gợi chuyện cho Kiều bày tỏ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Nhận thức của tác giả ở thời điểm viết tác phẩm (khi ông 45 - 50 tuổi) khác nhiều so với nhận thức của nhân vật chính (tác giả hồi bé, thời trẻ 6 - 7 tuổi). Trong văn bản có không ít chi tiết cho thấy khoảng cách thời gian, tuổi tác và nhận thức giữa người viết và nhân vật. Ở phần đầu, từ thời điểm viết tác phẩm nhìn nhận lại sự việc cách hành xử của cậu bé, tuy nhập vai nhưng người kể chuyện vẫn hé mở khoảng cách. Ở phần sau, nhận thức của tác giả về sách, cuộc đời, con người càng lúc càng rõ hơn, chín hơn, gắn chân lí hơn và cũng gần với nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm hơn.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

* Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu như:

- Đế Thích: Với ông, được sống là tốt rồi nên sống dù đôi khi người ta không được là chính mình vẫn không sao. Do đó, ông đã nói với Trương Ba: "Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào".

- Trương Ba: Với ông, được sống là chính mình mới là tuyệt vời nhất. Do đó, ông đã nói với Đế Thích rằng "tôi muốn được là tôi toàn vẹn", "không thể sống với bất cứ giá nào được"). Sống không là mình toàn vẹn "còn khổ hơn là cái chết".

- Trương Ba đã trách Đế Thích rằng: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” rất đúng đắn vì sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống là chính mình một cách toàn vẹn. Việc Trương Ba sống dựa vào xác hàng thịt đã khiến hồn ông trở thành nô lệ cho thân xác và không được sống thật với con người mình.

* Sự khác biệt này có vai trò thúc đẩy cao trào trong việc xây dựng xung đột kịch, nhấn mạnh quan niệm sống của Trương ba.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

a. Lời thoại của Kiều trong văn bản có yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự.

b. Đoạn thơ từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756:

– Thuý Kiều đang nói với Thuý Vân mà như đang nói với Kim Trọng (đối thoại với người nghe vắng mặt, vẽ thực chất cũng gần như độc thoại): Trăm nghìn gửi lạy tình quân, Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

– Thuý Kiều đang nói Kim Trọng mà như đang nói với chính mình (độc thoại trong khi đối thoại): Phận sao phận bạc như vôi, Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

– Thuý Kiều đang nói với bản thân rồi lại đột nhiên nói vọng tới Kim Trọng (đối thoại mà như độc thoại): Ơi Kim Lang! Hơi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

⇒ Cuối cuộc “trao duyên, dường như Thuý Kiều đã quên đi Thuý Văn đang trước mặt để chỉ nghĩ đến Kim Trọng và sự mất mát lớn lao của bản thân. Lời thoại cho thấy tâm trạng phức tạp của Thúy Kiều trong cuộc trao duyên.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Từ khổ thơ thứ hai sang khổ thơ thứ ba, chúng ta đã thấy một sự khác biệt rõ nét về không gian của bài thơ. Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả những sự thay đổi của hoa - lá - cành để nói về sự chuyển biến của thiên nhiên khi mùa thu tới thì sang tới khổ thơ thứ ba, tác giả lại mượn hình ảnh của trăng, núi, gió và con người để tô đậm thêm cảnh sắc khi mùa thu tới.

- Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả miêu tả hình ảnh hoa - lá - cành đang dần thay đổi theo thời tiết và khí hậu của mùa thu thì sang khổ thơ thứ ba, tác giả lại miêu tả hình ảnh vầng trăng thu và núi non với sự mờ ảo của sương mù, lúc ẩn lúc hiện. Không còn là sự run nhẹ được miêu tả ở khổ thơ thứ hai, sang đến khổ này, sự rét mướt đã được cảm nhận rõ hơn qua từng cơn gió, qua hình ảnh vắng vẻ của con người trên những chuyến đò.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả mượn hình ảnh những bông hoa, chiếc lá, cành cây để miêu tả sự biến chuyển của thời gian khi thu sang thì ở khổ thứ ba, tác giả miêu tả cảnh thu sang qua hình ánh trăng, núi, gió và con người. 

Trong khổ thơ thứ hai, chúng ta thấy tiết trời sang thu theo quy luật tự nhiên mọi vật đều chuyển sang phai tàn rơi rụng. Cây cối bắt đầu rụng lá trơ cành như đang "run rẩy", khẽ "rung rinh" trước những làn gió thu lành lạnh, se sắt. 

Trong khổ thơ thư ba, một hình ảnh đẹp, thơ mộng tả vầng trăng thu. Cũng ó núi, có non, lúc ẩn lúc hiện, "khởi sự" nhô lên cuối chân trời xa, qua lớp sương thu mờ. Trăng và núi trong thơ Xuân Diệu chứa đựng cái hồn thu vừa gần gũi , vừa thân thuộc.
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Sáu dòng thơ đầu: Niềm xót thương cho số kiếp hồng nhan bé mọn, hẩm hiu, bất hạnh của nàng Tiểu Thanh.

- Hai dòng thơ cuối: Niềm xót thương cho bản thân (Tố Như) và nỗi mong mỏi có bạn tri âm, ít ra là trong hậu thế có thể thấy hiểu nỗi lòng.

=> Nội dung giữa sáu dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối liên hệ bền chặt. Tác giả trông người lại ngẫm đến ta, thấy càng “thương người” thì càng “thương mình”. Cụm từ “ngã tự cư” trong dòng thơ thứ sáu là cái bản lề giữa hai phần của bài thơ.

=> Tâm sự của Nguyễn Du và thời đại của ông: Nguyễn Du bất an, bơ vơ giữa dòng đời nhiều thăng trầm, loạn lạc, không biết thế thời đâu là đúng, đâu là sai. Lời tâm sự của ông ẩn chứa bao mỗi bi thương của thời đại. Nguyễn Du khóc thương nàng Tiểu Thanh, cũng chính là khóc thương cho chính mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

* Thể hiện nội dung đoạn hội thoại được chọn ở bài tập 3 bằng ngôn ngữ viết:

Người nhà bệnh nhân hỏi bác sĩ:

- Bố đứa trẻ thế nào rồi thưa bác sĩ, bác sĩ hãy cứu lấy anh ấy.

Bác sĩ trả lời:

- Ca phẫu thuật của anh ấy rất thành công, anh ấy ổn.

Người nhà bệnh nhân rưng rưng nước mắt:

- Khi nào anh ấy có thể tỉnh lại?

Bác sĩ vỗ vai người nhà và nói:

- Phẫu thuật tim, anh ấy cần khoảng vài ngày để hồi phục. Không sao đâu!

* Nhận xét:

- Phương tiện ngôn ngữ nói: âm thanh. Phương tiện hỗ trợ: ngữ điệu, nét mặt ánh mắt, cử chỉ điệu bộ.

- Phương tiện ngôn ngữ viết: chữ viết.

- Phương tiện hỗ trợ dấu câu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Lí giải sự khác biệt: Thực chất là sự khác biệt giữa động cơ, ý đồ và bản chất bên trong với những biểu hiện bề ngoài của nhân vật. Nó cho thấy, trong cuộc chiến sinh tử, các nhân vật thuộc về 2 phe đối lập đều phải dùng “mặt nạ” để che giấu động cơ, ý đồ cũng như con người thực của mình.

- Nhận xét:

+ Để khắc họa tính cách, nhân vật kịch, tác giả sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại thành công.

+ Để miêu tả hành động kịch, tác giả đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ kịch để miêu tả các hành động bên ngoài và hành động bên trong của nhân vật, tô đấm ự đối lập giữa 2 loại hành động này.