K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2023

Bài thơ như lời bày tỏ của nhân vật ''anh'' đến nhân vật ''em'' thông qua miểu tả, cảm nhận thiên nhiên xung quanh. Những câu từ như một lời mời gọi, mời ''em'' đến với không gian, thiên nhiên ngày nắng. Điều làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tifnh nên độc đáo, giàu màu sắc và cảm xúc

  
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Bài thơ là lời của “anh” nói với “em” ở nơi xa

- Tác dụng: Thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình qua đó nhấn mạnh nỗi nhớ, tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc toàn bộ văn bản.

- Chú ý cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ.

Lời giải chi tiết:

Bảo kính cảnh giới được viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn với một số nét đặc sắc như:

+ Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

+ Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

+ Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một “liên” chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

→ Từ đó, làm nổi bật cách quan sát, cảm nhận đặc sắc và tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của tác giả.

7 tháng 5 2023

- Bảo kính cảnh giới được viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn với một số nét đặc sắc như:

+ Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

+ Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

+ Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một “liên” chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

=> Từ đấy, làm nổi bật cách quan sát, cảm nhận đặc sắc và tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của tác giả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Bài thơ viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn. Nhìn vào số câu, cách gieo vần, lối đối ngẫu ở bốn câu giữa, thì thấy bài thơ vẫn là dạng thất ngôn bát cú. Nhưng có hai điểm khác:

- Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

- Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

Hai điểm khác biẹt này làm cho cấu trúc bài thơ thay đổi:

- Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một "liên" chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

- So với thể thơ Đường luật, cấu trúc tiết tấu của bài thơ thất ngôn bát cú đa dạng hơn. Ở bài Cảnh ngày hè:

Câu 1: ngắt nhịp 1/2/3

Câu 2: ngắt nhịp 4/3 (hoặc 1/3/3)

Câu 3: ngắt nhịp 3/4

Câu 4: ngắt nhịp 3/4

Câu 5: ngắt nhịp 4/3

Câu 6: ngắt nhịp 4/3

Câu 7: ngắt nhịp 4/3

Câu 8: ngắt nhịp 3/3

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

- Chú ý những dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả.

Lời giải chi tiết:

- Các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả:

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

→ Tác dụng: nhằm thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả đối với khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến.

- Chủ thể trữ tình: người lính Tây Tiến.

- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng.

7 tháng 5 2023

- Các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả:

+ Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

+ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

+ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

=> Tác dụng: nhằm thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả đối với khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến.

- Chủ thể trữ tình: người lính Tây Tiến.

- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả:

+ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

- Tác dụng: Thể hiện trực tiếp tình cảm nhớ nhung da diết của tác giả, khẳng định cảm xúc bao trùm bài thơ là nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến, tác động trực tiếp đến tình cảm của người đọc

- Chủ thể trữ tình của bài thơ là nhà thơ Quang Dũng, tuy nhiên, đây là kiểu chủ thể trữ tình ẩn (không phải kiểu chủ thể có nhân xưng, cũng không phải chủ thể nhập vai)

- Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính trong đoàn quân Tây Tiến.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

     Đọc kĩ khổ thơ 6.

Lời giải chi tiết:

     Đoạn thơ này như đang bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình cũng như của biết bao nhiêu thế hệ học sinh mỗi khi nhớ về kỉ niệm dưới mái trường. Đó là sự xúc động, xôn xao khi nhớ về “những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”. Thời gian cứ thấm thoát dần qua, từ “mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy”, người học trò năm ấy vẫn giữ một thái độ trân quý đối với người thầy đã nuôi dưỡng tri thức, tâm hồn mình và mong rằng tóc thầy đừng bạn thêm nữa. Chỉ với bốn câu thơ ngắn nhưng dường như mọi tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ tình đã được bộc bạch và làm sáng rõ.

7 tháng 5 2023

     Đoạn thơ này như đang bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình cũng như của biết bao nhiêu thế hệ học sinh mỗi khi nhớ về kỉ niệm dưới mái trường. Đó là sự xúc động, xôn xao khi nhớ về “những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”. Thời gian cứ thấm thoát dần qua, từ “mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy”, người học trò năm ấy vẫn giữ một thái độ trân quý đối với người thầy đã nuôi dưỡng tri thức, tâm hồn mình và mong rằng tóc thầy đừng bạn thêm nữa. Chỉ với bốn câu thơ ngắn nhưng dường như mọi tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ tình đã được bộc bạch và làm sáng rõ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Cảm xúc của chủ thể trữ tình là sự nuối tiếc, xôn xao, trước những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Vị trí

Cảm xúc của chủ thể trữ tình

Khổ 1: Câu 1- 4

Thành kính, ngỡ ngàng, xúc động trước vẻ đẹp như nơi cõi Phật của toàn cảnh Hương Sơn

Khổ 2: Câu 5-16

Chủ thể chữ tình chuyển sang quan sát cụ thể từng chi tiết, cảnh quan phong cảnh thiên nhiên, say mê với vẻ đẹp thanh khiết của thiên nhiên, cũng như sự hòa quyện giữa thiên nhiên và những công trình kiến trúc tài hoa, khéo léo của con người

Khổ 3: Câu 17 – hết

Chủ thể chữ tình phát biểu trực tiếp cảm xúc: “Càng trông phong cảnh càng yêu”

7 tháng 5 2023

Diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ:

- 4 câu thơ đầu: Khi lần đầu đặt chân đến đệ nhất động, chủ thể trữ tình có tâm trạng phấn khích, hồ hởi.

- 14 câu thơ tiếp theo: Chủ thể trữ tình miêu tả, cảm nhận một cách tinh tế, chắt lọc, nhạy cảm trước cảnh sắc tuyệt thế nơi đây. Chủ thể trữ tình so sánh với những hình ảnh mĩ lệ, đẹp đẽ để thêm phần nhấn mạnh cảnh sắc tại Hương Sơn, quả là đệ nhất động.

- 5 câu cuối: Bày tỏ tình yêu thiên nhiên cũng chính là bày tỏ tình yêu quê hương đất nước. Qua vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ, tuyệt thế ấy khiến chủ thể trữ tình phải thốt lên “Càng trông phong cảnh càng yêu”.