Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
REFER
Nguyên nhân thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam SơnCuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi bởi những nguyên nhân sau:
– Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất. Tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
– Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi. Nguyễn Trãi đưa ra những sách lược, chiến thuật đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi. Chỉ huy biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng trước kẻ thù.
– Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ hết lòng. Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già, trẻ, nam nữ. Các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là nguyên nhân đầu tiên: Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.
Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam SơnThắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa đã đập tan những âm mưu đô hộ nước ta của nhà Minh. Đất nước ta hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.
Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn cũng thể hiện tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của nhân dân ta. Đồng thời, mở ra cho đất nước ta một thời kì mới – Đại Việt thời Lê Sơ. Công cuộc dựng nước và giữ nước của đất nước ta với biết công trạng của những người anh hùng đã làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê
+ Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.
Nguyên nhân: Do có sự lạnh đạo tài tình, được dân chúng ủng hộ, lòng quyết tâm là thứ quan trọng nhất.
Ý nghĩa: Thống nhất đất nước, đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh,Minh.
* Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Nhân dân có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến
- Tinh thần chiến đấu anh dũng của quân sĩ
- Đường lối, chiến lược đúng đắn của bộ chỉ huy (Lê Lợi, Nguyễn Trãi)
* Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh
- Mở ra một thời kì phát triển mới của đất nước
- Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Minh
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, sáng suốt của dân tộc ta.
bạn tham khảo nha
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào nông dân Tây Sơn.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn là do mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong. Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến.
- Lập bảng niên biểu diễn biến các hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.
Niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789
Thời gian | Sự kiện |
Đầu năm 1771 | Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai). |
Tháng 9-1773 | Chiếm được phủ thành Quy Nhơn |
Giữa năm 1774 | Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam. |
Năm 1777 | Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong. |
Tháng 1-1785 | Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm. |
Tháng 6-1786 | Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong |
Ngày 21-7-1786 | Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. |
Giữa năm 1788 | Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc. |
Tháng 12-1788 | Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc. |
Năm 1789 | Quang Trung đại phá quân Thanh. |
=> Như vậy, phong trào Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ mà lịch sử lúc bấy giờ đặt ra là xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước, dẹp tan quân xâm lược. Từ đó, tạo tiền đề cho việc thống nhất chính quyền hoàn toàn ở thời nhà Nguyễn.
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê
+ Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.
chúc bạn học tốt nha.
Tham Khảo
C1:
- Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã làm cho tình hình nông nghiệp suy sụp: mất mùa, lụt lội liên tục diễn ra, ruộng đất bị bọn địa chủ, quan lại cường hào chiếm khiến nông dân rơi vào cảnh đói khổ, phải bỏ làng đi tha hương cầu thực, xác người chết đói nằm ngổn ngang đầy đường. C2:Tên cuộc khởi nghĩa | Thời gian | Địa bàn |
Nguyễn Dương Hưng | 1737 | Sơn Tây |
Nguyễn Hữu Cầu | 1741-1751 | Đồ Sơn=>Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long=>Thanh Hóa=>Sơn Nam=>Thanh Hóa,Nghệ An |
Hoàng Công Chất | 1739-1769 | Sơn Nam về sau lên Tây Bắc |
Nguyễn Danh Phương | 1740-1751 | Vĩnh Phúc=>Sơn Tây, Tuyên Quang |
Lê Duy Mật | 1738-1770 | Thanh Hóa và Nghệ An |
C3:
Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn là do mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong. Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến.Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn:
- Lập đổ các tập đpàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước.
- Đập tan quân xâm lược Xiêm và Thanh, giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc.
- Đập tan tham vọng xâm lược nước ta của phong kiến phương Bắc.
Vai trò của Quang Trung trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn:
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đập tan chế độ phong kiến Nguyễn - Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.
- Lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh bại 5 vạn quan Xiêm và 29 vạn quân Thanh, giành đọc lập chủ quyền dân tộc.
- Đưa ra mưu lược sáng tạo độc đáo trong việc xây dựng lực lượng tấn công.
Lời giải:
Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn là do mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong. Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại, cường hào kéo bè kết cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ, đua nhau ăn chơi xa xỉ.
Đáp án cần chọn là: A
Tham Khảo
* Về nguyên nhân bùng nổ:
- Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh và hậu quả của những chính sách đó đã dẫn đến sự bất mãn, căm thù của nhân dân ta.
- Với lòng yêu nước bất khuất, nhân dân ta ở nhiều nơi đã đứng lên khởi nghĩa.
* Đặc điểm:
- Lãnh đạo: các quý tộc nhà Trần.
- Thời gian hoạt động: nổ ra sớm (ngay từ khi quân Minh đặt ách đô hộ ở Đại Việt), nổ ra liên tục, hoạt động trong thời gian ngắn.
- Phạm vi hoạt động: diễn ra lẻ tẻ trên phạm vi cả nước.
- Kết quả: đều thất bại.
* Nguyên nhân thất bại:
- Các cuộc khởi nghĩa thiếu liên kết, chưa có sự phối hợp để tạo nên một phong trào chung, thống nhất.
- Nội bộ những người lãnh đạo mâu thuẫn, thiếu đoàn kết với nhau làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa suy yếu.
- Thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn soi đường.
ảm ơn bạn