Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua những lời nói mộc mạc người cha đã dạy con bài học: sống phải có nghị lực. Ông xây dựng nên một loạt các hình ảnh gợi sự khó khăn, vất vả : “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” nhưng dường như cuộc sống càng khó khăn bao nhiêu thì con người càng phải vươn lên không ngừng, đấu tranh vượt qua nó. Dù hoàn cảnh sống có thế nào thì con người luôn phải vượt lên hoàn cảnh để mà sống. "Nỗi buồn" sẽ làm cho con người ta biết sống chịu đựng, ý chí sẽ rèn luyện cho con người ta luôn nỗ lực vươn tới, đi lên. "Cha" không biết nói gìhơn, người không thể thay thế cuộc đời, bước đi của con, người chỉ biết khuyên con: "Dẫu làm sao?", dẫu trên đường đới thắng lợi hay thất bại, khó khăn, vất vả thì điều quan trọng là con phải biết chấp nhận và đừng bao giờ gục ngã. Khó khăn, thử thách là nơi để rèn luyện tâm tính. Phải "sống như sông như suối" dẫu gặp "thác, ghềnh" ngăn cản vẫn trôi chảy vượt qua, Nhưng điều quan trọng nhất mà người cha dạy con là không vong bản, không quaymặt lại với mảnh đất đã nuôi mình khôn lớn.
Người cha không chỉ đưa ra một lẽ sống mà ông còn chứng minh ý chí, nghị lực đã trở thành truyền thống của “người đồng mình”
"Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Ngựời đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục"
Cuộc đời không bao giờ yên ả như một mặt nước hồ thu nên con hãy ngẩng cao đầu dũng cảm vượt qua chông gai, thử thách của cuộc đời. “Người đồng mình” không chỉ giàu ý chí nghị lực mà còn giàu về đời sống tinh thần, tâm hồn phóng khoáng để xây dựng nên quê hương với những phẩm chất tốt đẹp.Người cha tự hào ca ngợi người đồng mình:
"Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con."
Qua lời nói của người cha ta thấy “người đồng mình” tuy mộc mạc nhưng giàu ý chí, niềm tin. Hình ảnh “thô sơ da thịt” cho ta thấy sự giản dị, mộc mạc của người đồng mình. Giọng thơ khẳng định “chẳng mấy ai nhỏ bé” thể hiện niềm tự hào của người cha về lẽ sống cao đẹp và tâm hồn phong phú của dân tộc. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề “nhỏ bé” về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Từ “nhỏ bé” ở đây được hiểu theo nghĩa bóng. Những người lao động miền núi cần cù, lam lũ đã từng bước khẳng định mình trong cuộc sống. Họ không tự hạ mình, không chịu khuất phục trước thiên nhiên, cuộc đời. “Người đồng mình” không ai chịu tự bó mình trong cuộc đời nhỏ nhoi, tầm thường mà ngược lại ai cũng có ước mơ, hoài bão sống cuộc đời rộng lớn, ai cũng có khát vọng vươn lên. Với lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, người cha còn gửi đến con những lời nhắn nhủ tâm tình
"Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé đươc
Nghe con."
Câu thơ là lời nhắc nhở đầy cảm động: đừng chối bỏ cội nguồn dân tộc, hãy khắc sâu tình cảm quê hương vào trong trái tim mình, luôn tôn trọng và phát triển truyền thống dân tộc. Đó là tấm lòng của cha dành cho con hay nói đúng hơn là quê hương của mỗi chúng ta. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát, đậm chất trữ tình đã thể hiện được niềm tin tưởng, hy vọng của người cha đối với bước đường tương lai của con. Người cha luôn muốn nhắc nhở con phải “Không bao giờ nhỏ bé được” chính là muốn con phải luôn tự khẳng định mình, phải có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Lời nhắc nhở của người cha tạo nên một âm hưởng thiết tha làm rung động tâm hôn chúng ta. Tác giả đã giúp ta cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình cảm quê hương sâu đậm đối với mỗi người.Càng hiểu sâu sắc bài thơ, ta càng hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi. Từ đó gơi nhắc trong ta tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương, tình đoàn kết dân tộc và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Qua bài thơ “Nói với con” cũng chính là những bài học mà người cha muốn dạy cho con ta có thể thấy trong cuộc sống, con người ta dù có lúc gặp phải những gian lao, trắc trở.nhưng chúng ta vẫn sẽ luôn nhận được những giá trị tinh thần vô cùng thiêng liêng và đáng quý từ gia đình, từ chính tình yêu vô bờ bến mà cha mẹ dành cho ta. Những giá trị, những kỉ niệm về tình cảm từ những người thân sẽ tạo nên sức mạnh nâng đỡ bước chân ta trong suốt cuộc đời dài.
1. Hình thức biến hóa của Tấm: đầu tiên Tấm biến thành chim Vàng anh, tiếp đó là cây xoan, khung cửi, quả thị.
2. + Cái chết của Tấm:
Tấm về giỗ cha, bị dì ghẻ âm mưu chặt cây ngã xuống ao mà chết với mục đích đưa Cám vào làm Hoàng hậu. Mâu thuẫn được đẩy lên cao trào khi nguy hại đến tính mạng của Tấm, mẹ con Cám quyết tranh giành quyền lực đến cùng.
+ Chim vàng anh:
Là con vật nhà vua quý mến nhưng bị Cám giết thịt. Họ quyết tâm không để lại mầm mống liên quan đến Tấm.
+ Cây xoan:
Là nơi vua yêu thích để hóng mát nhưng cũng bị chặt làm khung cửi.
+ Khung cửi:
Cất lên tiếng nói của Tấm về nỗi uất ức nhưng cũng bị Cám đem đốt ra tro.
4. - Ý nghĩa của quá trình biến hóa:
+ Thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của Tấm cũng như của cái thiện trước cái ác.
+ Đó là sức mạnh, sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện trước cái ác.
5. - Xét về góc độ đạo đức: Hành động của Tấm có phần trái với bản chất hiền lành, lương thiện. Tuy nhiên, đây là hành động trả thù xứng đáng cho những con người độc ác, vô nhân trong xã hội.
- Xét về vấn đề thể loại: Hành động trả thù của Tấm đã thể hiện đúng yêu cầu thể loại về truyện cổ tích.
1)-Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót đem lại niềm vui. C
-Tấm hóa thành cây xoan đào.
-Tấm hóa thành cây thị.
2)mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển ở mức cao hơn, vượt ra khỏi phạm vi gia đình. Đó là mâu thuẫn mang tính quan hệ xã hội, Mẹ con Cám từ sự ghét bỏ Tấm đã chuyển sang hành động loại bỏ, muốn tiêu diệt Tấm tới cùng.
3) Độc ác,mất nhân tính
4)
- Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót đem lại niềm vui. Chim quấn quýt bên nhà vua, được vua sủng ái yêu chiều như với người.
- Tấm hóa thành cây xoan đào. Cây xoan đào cành lá xanh tươi xòe bóng che mát cho nhà vua, lòng cây màu hồng như tấm lòng son mãi không phai qua bao thăng trầm của Tấm.
- Tấm hóa thành cây thị. Cây thị mộc mạc dân dã và thân thiết với người nông dân nơi thôn quê. Quả thị nhỏ nhắn luôn tỏa ngát hương thơm khiến ai cũng thích, cũng quí.
⇒ Tấm đều hóa thân trong những hình ảnh rất đẹp. Mỗi lần mỗi khác nhưng tất cả những hình ảnh đó đều có một sự thống nhất chung. Hiển hiện của một linh hồn lương thiện, trong sáng, thủy chung, một linh hồn không cam chịu khuất phục khi ý thức được nỗi oan ức của mình.