K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2019

1,Nêu các điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm?

* Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
+ Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống
+ Điều kiện bên ngoài: Đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.

2,a,Mô tả cấu tạo của cây rêu?

Cấu tạo cây rêu rất đơn giản : Rêu có nhiều loại, đều là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản : thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa

12 tháng 5 2019

2)b) - Hạt của cây thuộc lớp 1 lá mầm: Phôi có 1 lá mầm, chất dinh dưỡng dự trữ nằm ở phôi nhũ.

- Hạt của cây thuộc lớp 2 lá mầm: Phôi của hạt có 2 lá mầm, chất dinh dưỡng dự trữ nằm ở hai lá mầm.

6b)

Một lá mầm Hai lá mầm

- Rễ chùm

- Gân lá song song, hình cung.

- Thân cỏ, thân cột.

- Hoa có 3 hoặc 6 cánh

- Phôi của hạt có 1 lá mầm.

- Rễ cọc

- Gân lá hình mạng.

- thân cỏ, thân gỗ, thân leo, thân bò.

- Hoa có 4 hoặc 5 cánh.

- Phôi của hạt có hai lá mầm.

VD: cau, hành, dừa, lúa VD: bưởi, xoài, mít.

8) Do rêu chưa có bộ rễ thật, vì thế rễ giả của rêu chưa tìm được nước và muối khonags ở sâu trong lòng đất. Ở những nơi ẩm ướt, rễ chỉ việc lấy nước và muối khoáng có sẵn.Vì thế rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở những chổ ẩm ướt.

20 tháng 2 2016

1/- Hoa tự thụ phấn: Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. Ví dụ: hoa lúa
-Hoa giao phấn: là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác. Ví dụ hoa bắp (ngô), hoa mướp

Sau thụ tinh : quả do bầu nhụy biến đổi thành, hạt do noãn phát triển thành.
Một số cây khi quả hình thành vẫn còn giữ lại 1 bộ phận của hoa. Ví dụ như phần đài hoa vẫn còn lại trên quả của các loại cây: ổi, hồng, cà chua, ... ; phần đầu nhụy, vòi nhụy cũng được giữ lại ở quả :chuối, ngô, ...

- Phát tán nhờ gió: quả và hạt có cánh hoặc túm lông, nhẹ. VD: quả chò, bồ công anh,v..v.. 
- Phát tán nhờ động vật: quả và hạt có gai móc, là thức an của động vật. VD: quả ổi, quả ớt,v..v.. 
- Tự phát tán: giỏ quả tự nứt, hạt thông ra ngoài. VD: quả chi chi, quả nổ,v..v.. 
*Con người cũng có thể giúp cho quả và hạt phát tán đi rất xa và phát triển khắp nơi.

2/Hạt nảy mầm cần những điều kiện:nhiệt độ, độ ẩm, không khí thích hợp.

 Trong trồng trọt, muốn cho hạt nảy mầm cần phải làm: 

sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất úng thì phải tháo hết nước ngay

Phải làm đất tơi, xốp trước khi gieo hạt

Trời rét phải phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo

Phải gieo hạt đúng thời vụ

Phải bảo quản tốt hạt giống

phải thiết kế thí nghiệm thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống:

Chọn một số hạt giống tốt : Chắc mẩy, không bị sâu mọt, sứt sẹo cho vào một cốc có lót bông ẩm còn cốc lót bông ẩm khác cho vào các hạt giống xấu như sâu mọt, bị mốc, bị lép, sứt sẹo…để tất cả vào chỗ mát (đủ nước,không khí và nhiệt độ thích hợp). Sau vài ngày thấy cốc có các hạt giống tốt nảy mầm nhiều hơn. Vì vậy: sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống

3/Môi trường sống của tảo: Sống ở nước trong các mương rãnh, ruộng lúa, chỗ nước đọng. Vì tảo chưa có rễ, thân, lá

;chúng không có rễ thân lá thực sự 

 

 

 

30 tháng 4 2016

Câu 1: 

Sự sinh sản và chu trình phát triển cá thể của Rêu được đặc trưng bởi sự xen kẻ của thể bào tử và thể giao tử, hai giai đoạn rất khác nhau với nhiều phương diện: di truyền, các đặc tính hình thái, cấu tạo, thời gian sống, bản chất các tế bào được phát tán (các bào tử, hay các giao tử). Do đó, chu kì này có đặc tính lưỡng di truyền và khác hình thái. Đối với Rêu, thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử (Đơn - Lưỡng bội). Thể bào tử và thể giao tử còn khác nhau bởi số lượng nhiễm sắc thể của nhân tế bào. Thể bào tử 2n luôn luôn có số lượng nhiễm sắc thể gấp đôi thể giao tử (n). Điều này là hệ quả của một sự kiện, các bào tử của Rêu luôn luôn là bào tử giảm nhiễm, nguyên tản sợi và thân có lá của Rêu là đơn bội, trong khi đó thể sinh túi của Rêu là lưỡng bội, bởi vì chúng do hợp tử tạo ra, do thụ tinh của giao tử đực (n) và giao tử cái (n). Chu kì phát triển cá thể của Rêu là lưỡng di truyền nghĩa là chúng thuộc về đơn - lưỡng bội (haplodiplophase), trong đó pha n xen kẻ với pha 2n, chứ không phải chỉ có pha lưỡng bội tất yếu, được đặc trưng cho loài, mà còn có pha đơn bội được tách ra từ pha lưỡng bội (hình 2)

Thể giao tử của ngành Rêu

Ở Rêu và đa số ngành Rêu, cây sinh dưỡng có thân và lá hình thành các túi giao tử ([link]). Trên các nguyên tản sợi được tạo ra do sự nẩy mầm của các bào tử giảm nhiễm, sẽ hình thành các chồi rêu có lá [lớp Rêu hoặc Địa tiền có lá (Calobryales, bộ Rêu vảy ...)] hay chỉ hình thành dạng tản (lớp Rêu sừng, Địa tiền tản ...) Đến thời kỳ sinh sản, tất cả chúng đều mang túi giao tử, vì vậy tất cả chúng thuộc về thể giao tử. Ở Rêu, thông thường là các đẳng bào tử thì hình thành thể giao tử lưỡng tính hay đơn tính cùng gốc, hoặc là các đồng bào tử (trong túi bào tử có 50% đồng bào tử đực, 50% đồng bào tử cái) nẩy mầm cho các cây Rêu đơn tính. Ở Rêu cũng có dị bào tử (Macromitrium - Bộ Rêu), nhưng bào tử bé và bào tử lớn ở trong cùng một túi bào tử. Bào tử bé hình thành thể giao tử đực và bào tử lớn nẩy mầm cho thể giao tử cái.

48902
Cây Rêu có túi noãn ngọn và túi noãn bên
Túi noãn ở ngọn chồi (Mnium affine) bên trái, túi noãn ở ngọn chồi bên (Hypnum triquetrum) bên phải

Các túi giao tử

Các túi tinh và các túi noãn của Rêu còn là những túi giao tử tiêu biểu. Sự phát triển của chúng, được thực hiện từ một tế bào ở bề mặt và nó trải qua sự phân chia ngang. Tế bào con ở dưới là khởi đầu cho cuống túi giao tử và tế bào bên trên là khởi sinh túi tinh hay bụng túi noãn. Trong cả hai trường hợp, tế bào này phân chia cho ba tế bào vách và một tế bào trung tâm của túi tinh hay túi noãn.

Túi tinh: Trong khi túi tinh đang hình thành, các tế bào phía ngoài vách phân cắt dọc và ngang, từ đó mà hình thành vách một lớp, trong khi đó tế bào trung tâm sinh ra mô sinh tinh mà mỗi tế bào của chúng biến đổi thành giao tử đực ([link]).

48901
Sự hình thành và phát triển túi tinh của loài Calobryum blumei (Jungermanniales)
A.- E: Các lát cắt dọc; F và G các lát cắt ngang tương ứng với B và C; H= tinh trùng

- Túi noãn: Sự phân chia các tế bào phía ngoài là khởi đầu cho vách nhiều lớp của bụng túi noãn và một lớp cổ gồm năm tầng, mỗi tầng bốn tế bào. Tế bào bụng phân cắt thành một tế bào ở dưới, khởi đầu cho tế bào noãn cầu và tế bào bụng của rãnh cổ túi noãn và một tế bào bên trên hình thành nhiều tế bào chồng lên nhau của rãnh cổ túi noãn. Kích thước cổ và rãnh túi noãn giảm đều đặn từ Rêu đến Quyết, thực vật Tiền hạt, Hạt trần và tất cả thực vật có túi noãn tiêu biểu. Khi noãn cầu chín, các vách của tế bào rãnh gel hoá. Sự hấp thụ nước từ bên ngoài, làm cổ túi noãn phồng lên và làm tách ra 4 tế bào tầng cuối của cổ túi noãn, vì vậy, để lộ ra lỗ mở, cho phép giao tử đực đi vào thụ tinh với noãn cầu ([link])

 

48903
Sự hình thành và phát triển túi noãn của loài Calobryum blumei ( Jungermanniales)
A- E= Các lát cắt dọc; F và G các lát cắt ngang ở cổ và bụng túi noãn

 

Ảnh kính hiển vi trình bày túi noãn của loài Marchantia polymorpha (Marchantiales) ở giữa các sợi bên. Chú ý có bao chung bao xung quanh gốc bụng của túi noãn này.

Sự thụ tinh

Trong quá trình thụ tinh đơn, một giao tử đực và một giao tử cái kết hợp với nhau để hình thành hợp tử. Nếu tinh trùng và noãn cầu được sinh ra từ cùng một cá thể mà kết hợp với nhau thì gọi là tự thụ tinh và được gọi là thụ tinh chéo, nếu cá thể đực cung cấp tinh trùng, cá thể cái sinh ra noãn cầu. Rêu thụ tinh đơn nhờ nước. Chỉ cần có một màng mỏng nước cũng đủ cho tinh trùng bơi lội từ túi tinh đến túi noãn, để thụ tinh với noãn cầu. Quảng đường bơi lội của tinh trùng có thể tương đối dài đối với các loài khác gốc của Rêu. Các cây đực và cây cái không bắt buộc ở cạnh nhau. Nước có vai trò chủ yếu trong sinh sản hữu tính của Rêu, bởi vì nước tham gia vào sự mở của các túi tinh và cổ túi noãn, nhưng cũng là môi trường cần thiết cho sự di chuyển của tinh trùng. Saccharoza là chất hoá học chủ yếu khuyếch tán từ các chất nhầy của cổ túi noãn mở, có vai trò trong sự định hướng cho tinh trùng đến với noãn cầu không có vách xenluloza bao bọc và nhân của tinh trùng kết hợp nhân của noãn cầu (noãn giao), tạo thành hợp tử và nó được bao bọc bởi vách xenluloza và không trải qua pha nghỉ, hợp tử phát triển ngay để thành phôi.

Thể sinh túi của Rêu

Sau khi kết hợp noãn cầu với tinh trùng, hợp tử được hình thành và phát triển ngay ở trong túi noãn, không có pha nghỉ. Phôi phát triển sâu vào đỉnh thân mang lá, vì vậy, phôi kí sinh trên thể giao tử. Phôi phát triển thành thể sinh túi bao gồm chân, cuống mảnh và túi bào tử có đội mũ ([link]).

Thể sinh túi. Thể sinh túi khi đã được cấu tạo đầy đủ như trên, thì sự sinh trưởng của nó dừng lại. Thể sinh túi chính là một trục trần không có lá và được chia ra làm 5 phần kể từ gốc lên ngọn như sau: ([link]).

48900
Thể sinh túi của Rêu trưởng thành và mũ của nó
Bên trái, thể sinh túi trưởng thành (su=giác mút); p=cuống; ap=mõm; op = nắp, cf= mũ; s=túi mang bào tử ; cl= trụ giữa ) Bên phải chi tiết của túi bào tử cắt dọc (cl=trụ giữa;s= túi mang bào tử, par=mô mềm bao quanh trụ trung tâm với các lỗ hổng (lac); ep=biểu bì; pr = răng của vành lông; op = nắp
  • Chân phôi (giác mút) ghép trên đỉnh ngọn của thân mang lá (bao nhỏ ).
  • Cuống có thể có tế bào dẫn truyền, nhưng không phải là mô dẫn thực sự, không có ống rây.
  • Mấu lồi có thể phân biệt được ít nhiều tuỳ theo các loài, đó là đỉnh cuống phình ra để mang túi bào tử.
  • Túi bào tử
  • Nắp đậy. Túi bào tử và nắp đậy được bao phủ bởi mũ đội, có nguồn gốc từ phần trên của bụng túi noãn.

Túi bào tử ([link]). Kể từ ngoài vào trong, túi bào tử bao gồm:

  • Biểu bì có lỗ khí.
  • Mô mềm diệp lục bao quanh trụ trung tâm, thường có các lỗ khuyết.
  • Mô mềm trung tâm sản sinh ra vòng mô sinh bào tử cấu thành các tế bào mẹ bào tử 2n mà chúng trải qua sự phân bào giảm nhiễm để tạo ra các bào tử; lúc bào tử chín, vòng mô sinh bào tử trở thành một khoang túi bào tử nằm giữa thành túi bào tử và trục trung tâm.
  • Trụ trung tâm là trục bất thụ

Chu trình phát triển cá thể của Rêu lông (Polytrichum)

Trong túi bào tử có hai loại đồng bào tử đực và cái. Đồng bào đực nảy mầm cho nguyên tản sợi đực để hình thành cây Rêu đực, đồng bào tử cái nẩy mầm cho nguyên tản sợi cái để hình thành cây Rêu cái ([link])

48904
Chu trình phát triển cá thể của Rêu lông (Polytrichum)

a. Thể giao tử đực; al. bào tử đực nầy mầm; a2. Nguyên tản sợi đang phát triển; a3. Thể giao tử trước; asz. Phần nguyên tản sợi có lục lạp; T1. Rễ giả; ru. Chồi; a4. Thể giao tử thực đực; a5. Túi tính chứa mô sinh giao tử; a6. Túi tinh chín với các tinh trùng; b. Thể giao tử cái; b1. bào tử cái nầy mầm; b2. mầm nguyên tản sợi; b3. Thể giao tử trước; b4. Thể giao tử thực; b5. Túi noãn với noãn cầu; b6. Túi noãn chín với noãn cầu; c. Hợp tử lưỡng bội bắt đầu phân chia; d,e. phôi phát triển trong túi noãn; f. Thể bào tử (S); f1. Phần cuối của thể giao tử; f2. Phần trục của thể bào tử; f3. Mũ còn non; g,h. Thể bào tử phát triển trong các giai đoạn khác nhau, K = mủ già

 

Câu 2: 

+ Giống nhau:

-        Cq sinh dưỡng: Rễ, thân, lá -> Môi trường sống: ẩm ướt

-        Cách thức sinh sản: Hữu tính, quá trình sinh sản cần nước

+ Khác nhau:

-        Dương xỉ:    Lá non phủ lông trắng, uốn cong

 Lá già duỗi thẳng, phiến lá xẻ thùy hình lông chim

-        Phân biệt rêu và dương xỉ

Rêu: - Rễ giả

- Thân chưa có mạch dẫn

- Lá cấu tạo đơn giản, chỉ có 1 lớp tế bào

- Sống nơi có độ ẩm ướt cao

- Có cây ♂ và cây ♀ riêng

Dương xỉ: - Rễ thật

- Thân có mạch dẫn

- Phiến lá xẻ thùy, hình lông chim

- Sống nơi râm mát, cần ít độ ẩm hơn

- Không có cây ♂ và cây ♀ riêng.

30 tháng 4 2016

Câu 1 :

Cây rêu → Túi bào tử → Bào tử nảy mầm → Cây rêu con → Cây rêu

Câu 2 :

* Giống : Đều có rễ , thân , lá ,có màu xanh .

* Khác :

Rêu : rễ giả , thân , lá  chưa có mạch dẫn , chưa có sự phân nhánh , lá nhỏ , không có gân lá → Cấu tạo đơn giản.

Dương xỉ : Rễ thật , có mạch dẫn , rễ , thân , lá đa dạng , phong phú → Cấu tạo phức tạp.

Câu 3 :

Cây thông  → Nón đực → Túi phấn → Hạt phấn → Tinh trùng →

                                                                                                        → Hợp tử → Hạt → Cây thông.

                  → Nón cái → Lá noãn nở → Noãn → Noãn cầu →

Câu 4 :

Đặc điểm xếp cây thông vào nhóm thực vật hạt trần : Hạt nằm trên lá noãn nở ( hạt trần ).

Câu 5 :

Đặc điểmCây 2 lá mầmCây 1 lá mầm
Kiểu rễRễ cọcRễ chùm
Kiểu gân láGân lá hình mạngGân song song hoặc hình cung
Số cách hoaCó 5 hoặc 4 cánh

Có 6 hoặc 3 cánh

Dạng thânđa dạng ( thân leo ,...)Chủ yếu là thân  cỏ
Số lá mầmPhôi có 2 lá mầmPhôi có 1 lá mầm

Câu 6 :

- Thực vật điều hòa khí hậu.

- Thực vật bảo vệ nguồn nước.

- Thức vật giúp chống lũ lụt , xói mòn,...

- Thực vật làm nhà ở , thức ăn cho động vật .

- Thực vật cung cấp thức ăn , nguyên liệu , dược liệu ,... cho con người.

10 tháng 5 2021

Đặc điểm
– Lá nhỏ, hình kim, trên cành có 2-3 lá con
– Nhiều cành, vỏ ngoài nâu, xù xì
--Chúng sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn bở . Chúng chưa có hoa và quả

Cấu tạo
có 2 loại nón
-nón đực:nhỏ, màu vàng mọc thành cụm ở đầu cành
-nón cái: lớn hơn nón đực, gồm trục giữa và mang những vảy.Mỗi vảy là một lá noãn mang 2 noãn

10 tháng 5 2021

Cấu tạo nấm rơm gồm 2 phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân (không có chất diệp lục).

*   Mốc trắng sinh sản bằng bào tử (sinh sản vô tính). Nấm rơm cũng sinh sản bằng bào tử

*Một số nấm kí sinh ở người gây hại: gây bệnh hắc lào, nấm kẻ chân tay

*Biện pháp phòng chống: vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh nhiễm trùng da, không sử dụng nước bẩn để vệ sinh tay chân. Khi bị bệnh sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

1

Rêu:

+Rễ giả

+Thân chưa có mạch dẫn, chưa có sự phân nhánh

+Lá chưa có mạch dẫn

+Cơ thể Chỉ có dạng đa bào

+Cơ thể đã phân hóa thành thân, là có cấu tạo đơn giản

-Dương xỉ:

+Rễ thật

+Thân có mạch dẫn

+Lá có mạch dẫn

-Tảo:

+Cơ thể có dạng đơn hoặc dạng đa bào

+Cơ thể chưa phân hóa thành rễ, thân, lá

2

Cơ quan sinh dưỡng: Rễ, thân , lá có chức năng nuôI dưỡng cây. Cây xanh có hoa có 2 loại cơ quan: Cơ quan sinh dưỡng gồm thân, rễ, lá thực hiện chức năng sinh dưỡng của cây như: quang hợp, hô hấp, vận chuyển các chất,...

3 tháng 5 2016

1) 

 Điểm giống nhau giữa hạt cây Hai lá mầm (hạt đỗ đen) và cây Một lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.

 Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nho.

 

3 tháng 5 2016

2) Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm thân gỗ thân thảo, lá đơn, lá kép..), trong thân có mạch dẫn phát triển. Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn). Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
 

21 tháng 2 2017

Sinh học 6:

Câu 1: Phân biệt đặc điểm cấu tạo của hạt một lá mầm với hạt hai lá mầm. Nêu ví dụ minh hoạ.

Cây một lá mầm:
- Có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cây cau, cây dừa, tre , nứa ...)
- Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm
- Rễ chùm
- Gân lá hình cung, song song
- Hoa có từ 4 đến 5 cánh .
VD: cây rẻ quạt, lúa, lúa mì, ngô...

Cây hai lá mầm:
- Có dạng thân đa dạng (thân gỗ, thân cỏ , thân leo ...)
- Rễ cọc
- Gân lá hình mạng (trường hợp đặc biệt thì các gân lá chính sếp hình cung...)
- Câu hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm
- Số cánh hoa thì đa dạng ( có cây hoa không cánh hoặc rất nhiều cánh )
VD: Cây rau muống, rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua ...

21 tháng 2 2017

Em cảm ơn ạ!

Câu 1:

Đặc điểm Cây 1 lá mầm Cây 2 lá mầm
Kiểu rễ rễ chùm Rễ cọc
Gân lá Song song/ hình cung Hình mạng
Thân Thân cột/ thân đứng Thân gỗ/ thân leo/ thân bò
Số cánh hoa 3 hoặc 6 4 hoặc 5
Số lá mầm của phôi 1 2

Ví dụ:

- Cây một lá mầm: cây lúa, cây mì, cây ngô,...

- Cây hai lá mầm: cây bầu, cây bí, cây mướp, cây cà chua,...

Câu 2: Trả lời:

- Nhóm phát tán nhờ gió: nhẹ, có cánh hoặc túm lông để gió đưa đi xa.

- Nhóm phát tán nhờ động vật:

+ Qủa có nhiều gai hoặc móc để bám vào lông, da động vật.

+ Qủa có vị ngọt, thơm, vò dày để thu hút động vật.

- Nhóm tự phát tán: Vỏ quả tự tách ra để hạt tung ra ngoài.

21 tháng 2 2017

Câu 1:

*Giống nhau: có vỏ và phôi.

*Khác nhau: +Cây hai lá mầm là những cây phôi của hạt có hai lá mầm.VD:đỗ đen,đỗ xanh,lạc,...

+Cây một lá mầm là những cây phôi của hạt có một lá mầm.VD:lúa,ngô,...

21 tháng 2 2017

Câu 2:

Nhóm quả phát tán nhờ gió:thường có cánh hoặc túm lông để gió đẩy đi xa.VD:quả chò,bồ công anh,...

Nhóm phát tán nhờ động vật:quả thường có gai,nhiều móc,động vật ăn được.VD:trinh nữ,hạt thông,...

Nhóm tự phát tán:quả có khả năng tự tách ra(phôi nẻ).VD:quả bông,cải,đậu bắp,...

Nhóm phát tán nhờ con người:con người lấy hạt để gieo trồng,vận chuyển từ nơi này qua nơi khác.VD:lúa,ngô,...

12 tháng 4 2016

Câu 1:

- Hình dạng: hình xoắn, hình cầu, hình chuỗi,...

-Cấu tạo: cấu tạo đơn giản, chưa có nhân hoàn chỉnh.

-Kích thước: kích thước rất nhỏ, chỉ từ 1 đến vài phần nghìn mm

Câu 2:

- Điều kiện bên ngoài: không khí, độ ẩm, nhiệt độ

- Điều kiện bên trong: chất lượng hạt

- Trong trồng trọt, muốn cho hạt nảy mầm tốt  ta phải làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt, chăm sóc hạt đã gieo bằng cách chống úng, chống hạn, chống rét, và phải gieo hạt đúng thời vụ.

Câu 3:

- Là học sinh chúng ta cần làm các việc sau để bảo vệ sự đa dạng thưc vật:

+ Ngăn chặn chặt phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật

+ Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng

+ Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ thực vật

+ Không nên khai thác các loài thực vật quý hiếm

...

Câu 4:

Giống nhau: đều là thực vật Hạt kín

Khác nhau:

Đặc điểmLớp hai lá mầm (cây hai lá mầm)Lớp một lá mầm ( cây một lá mầm)

Kiểu rễ

Rễ cọcRễ chùm
Kiểu gân láGân hình mạngGân song song hoặc hình cung
Số lá mầm2 lá mầm1 lá mầm
Số cánh hoa5 cánh hoa6 cánh hoa
Dạng thânThân gỗ, thân cỏ,..Thân cột, thân cỏ,...
Ví dụBưởi, đậu, xoài, mận, ổi,...Lúa, ngô, cau, dừa, kê,...

 Chúc các bạn học tốt hihi

11 tháng 4 2016

câu 1:Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn
Hình dạng: 
+ Hình cầu ( cầu khuẩn)
+ Hình que ( trực khuẩn)
+ Hình dấu phẩy ( phẩy khuẩn)
+ Hình xoắn ( xoắn khuẩn)…
Kích thước: rất nhỏ
- Cấu tạo: tế bào gồm vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh