Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Ngô Quyền, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo
2.-Đinh Bộ Lĩnh: Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.[1] Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc[2] rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam[3][4][5], vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
-Lý Công Uẩn: là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.
-Lý Thường Kiệt: là nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý nước Đại Việt, làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075-1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việtcủa quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy (1077). Ông đã làm tể tướng hai lần dưới thời Lý Nhân Tông và là một trong 3 người phụ chính khi vua này còn nhỏ tuổi. Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể và Du lịch liệt ông vào trong những 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
-Trần Quốc Tuấn: là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông nổi bật với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông năm 1285, 1288.
Hưng Đạo vương là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu, anh vua Trần Thái Tông. Ông được sử cũ mô tả là người "thông minh hơn người". Năm 1257, ông được Thái Tông phong làm tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên-Mông Cổ đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông(em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đánh đội quân xâm lược của Trấn Nam vương Thoát Hoan. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,..., quét sạch quân Nguyên khỏi biên giới.
Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt. Hưng Đạo vương tiếp tục làm Quốc công tiết chế; ông khẳng định với nhà vua: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã dùng lại kế cũ của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân của các tướng Phàn Tiếp, Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng. Quân Nguyên lại phải chạy về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289, vua Nhân Tông gia phong ông làm Hưng Đạo Đại vương. Sau đó ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300; trước khi mất, ông khuyên vua Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc".[1] Sinh thời ông có viết các tác phẩm Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư nhằm động viên quân sĩ, phân tích nghệ thuật quân sự.
3. Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.
Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.
Nội dung | Thời Lý | Thời Trần | Thời Lê Sơ |
Văn học | Nam quốc sơn hà của Lý Thuờng Kiệt |
-Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn -Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu -Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải |
-Quân Trung từ mệnh tập; Bình Ngô Đại Cáo; Phú núi Chí Linh của Nguyễn Trãi -Hồng Đức Quốc Âm thi tập; Quỳnh Uyển cửu ca; Cổ Tâm Bách Vịnh củ Lê Thánh Tông |
Sử học | Địa Việt sử kí của Lê Văn Hưu |
-Đại Việt sử kí Toàn thư của Ngô Sĩ Liên -Lam Sơn thực lục. Hoàng Triều quan Chế |
-Cổ Loa(Âu Lạc)
-Hoa Lư(Đại Cồ VIệt)
-Thăng Long(Đại Việt)
Ngoài ra còn 1 số triều đại nữa nhưng trong sách không kể đến thôi
- kinh đô Mê Linh của Hai Bà Trưng.
-kinh đô Long Biên của Lý Nam Ðế và Triệu Việt Vương, kinh đô Vạn Anh - Ðại La thời kỳ chống phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ ba (603 - 939).
-Thời kỳ Ngô Quyền giành được độc lập, Cổ Loa lại trở thành kinh đô của đất nước.
-Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Ðinh Tiên Hoàng đã lập nên nhà nước Ðại Cồ Việt với kinh đô Hoa Lư độc đáo mang nhiều giá trị lịch sử quý báu. Triều Tiền Lê cũng đóng đô tại đây.
-Vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về Ðại La, đổi tên kinh thành là Thăng Long,
Các kinh đô của nước ta từ thời Văn Lang đến thời nhà Lý :
1. Phong Châu - Phú Thọ
2. Cổ Loa
3. Hoa Lư
4. Thăng Long
+) Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra đi, bất chấp mọi hiểm nguy, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những "mảnh đất có vàng". Quả nhiên, họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới mà trước kia họ chưa biết tới.
+) Một số cuộc phát kiến địa lý:
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ (1450 - 1500) là hiệp sĩ “Hoàng gia” đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi.
- Tháng 8 -1492, C. Cô-lôm-bô (1451 - 1506) đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên Đại Tây Dương, ông đã dẫn dến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
- Tháng 7 - 1497, Va-xcô đơ Ga-ma ( 1469 - 1524) chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon, đi tìm xứ sở huyền thoại của hương liệu và vàng ở phương Đông. Tháng 5 -1498, ông đã đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.
- Ph. Ma-gien-lan (1480- 1521) là người đã thực hiện chuyên đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1522. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.
Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌, 1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai (抑齋), là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam.[1] Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi làm quan dưới triều Hồ, nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh đầu hàng rồi bị bắt giải về Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo. Đến ải Nam Quan, cha ông khuyên ông nên quay về để trả nợ nước, báo thù nhà, ông làm theo. Sau khi nước Đại Ngu rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.[2]
Nguyễn Trãi
Sinh:1380 Thăng Long, Đại Việt |
Mất:19 tháng 9, 1442[3] |
Bút danh:Ức Trai |
Công việc:Nhà chính trị, Nhà thơ, Nhà địa lý học, Nhà ngoại giao |
Quốc gia:Việt Nam |
Dân tộc:Kinh |
Quốc tịch:Việt Nam |
Giai đoạn sáng tác:Văn học trung đại Việt Nam |
Thể loại:Thơ, Cáo, Chiếu, Biểu, Tấu |
Tác phẩm nổi tiếng:Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí |
Vợ:5 vợ |
Con:7 con trai |
MấtBút danhCông việcQuốc giaDân tộcQuốc tịchGiai đoạn sáng tácThể loạiTác phẩm nổi bậtVợ/chồngCon cái
Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.[2] Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê ở làng Nhị Khê, huyện Thường Phúc nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (cũ); con Nguyễn Phi Khanh, tiến sĩ cuối đời Trần, cháu ngoại Trần Nguyên Đán[1].Phan Huy Chú nhận xét:'Ông Nguyễn Trãi tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, đều am hiểu cả.'[4]
Dưới thời nhà Trần, cha ông là Nguyễn Phi Khanh hay Nguyễn Ứng Long được Tư đồ Trần Nguyên Đán mời về dạy con gái, tên là Thái, làm Thái có thai rồi bỏ trốn. Trần Nguyên Đán cho gọi Ứng Long về gả con gái cho, sinh ra Nguyễn Trãi. Sau đó Ứng Long thi đỗ nhưng vua Trần Nghệ Tông bỏ không dùng, cho rằng "Bọn chúng có vợ giàu sang, như thế là kẻ dưới mà dám phạm thượng.'' [5] Khi nhà Hồ thay nhà Trần, Nguyễn Phi Khanh được cất nhắc sử dụng, đổi tên là Phi Khanh (Phi Khanh sinh ra Trãi, cũng đỗ thái học sinh).
Theo nghiên cứu sử gia hiện đại Trần Huy Liệu, Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái có với nhau năm người con theo thứ tự là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Báo, Nguyễn Phi Ly, Nguyễn Phi Bằng và Nguyễn Phi Hùng[6] Mẹ ông mất sớm, anh em Nguyễn Trãi ở ông ngoại là Trần Nguyên Đán, đến năm 1390 thì Trần Nguyên Đán mất. Nguyễn Phi Khanh phải một mình nuôi các con.[7]. Nguyễn Trãi còn ít tuổi rất ham học, điều đó được cha ông nói đến trong bài thơ Gia viên lạc:
Cố viên loạn hậu hữu tiên lư
Lục tuế nhi đồng phả ái thư
Nghĩa là:
Vườn xưa sau loạn còn nhà cũ
Sáu tuổi con thơ rất thích sách
Tuyên truyền và Tưởng niệm[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1956, Bộ Văn hoá Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tổ chức lần đầu tiên lễ kỷ niệm Nguyễn Trãi nhân 514 năm ngày mất của ông[99]. Sau đó, vào các năm 1962, 1967, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều đặn kỉ niệm 520 năm và 525 năm ngày mất của Nguyễn Trãi và đã phát hành một bộ tem về ông vào năm 1962[100]. Năm 1980, Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phát hành một bộ tem về Nguyễn Trãi nhân kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông[101].
Đền thờ Nguyễn Trãi ở Nhị Khê, Hà Nội vốn là từ đường của họ Nguyễn Nhị Khê, được xây dựng sau khi vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết cho ông[64]. Đền còn lưu giữ bức chân dung Nguyễn Trãi cổ vẽ trên lụa và nhiều bức hoành phi nêu bật công lao và đức độ Nguyễn Trãi. Nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, nhà thờ đã được tôn tạo mở rộng, có thêm phòng trưng bày về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi và tượng đài Nguyễn Trãi. Đền được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá vào tháng 1 năm 1964.
Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Hải Dương được khởi công xây dựng vào năm 2000 và khánh thành vào năm 2002. Toạ lạc tại khu vực động Thanh Hư, đền có mặt bằng rộng 10.000m2, xoải dốc dưới chân dãy Ngũ Nhạc kề liền núi Kỳ Lân, chia thành nhiều cấp, tạo chiều sâu và tăng tính uy nghiêm. Nghệ thuật trang trí mô phỏng phong cách Lê và Nguyễn. Đền đã được công nhận di tích nghệ thuật kiến trúc năm 2003. Ngoài ra, Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ cũng được thờ ở làng Khuyến Lương, nay là phường Trần Phú, quận Hoàng Mai và ở xã Lệ Chi Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
1.
Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý - Trần :
- Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
- Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).
1
- Nguyễn Trãi ( 1380 - 1442 ) : Là nhà chính trị, quân sự tài ba , một anh hùng dân tộc
- Lê Thánh Tông ( 1442 - 1497 ): không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở thế kỉ XV
- Ngô Sĩ Liên ( thế kỷ XV ) : là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, sử quán tu soạn.
- Lương Thế Vinh ( 1442 - ? ) :
Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, bình dị được vua và dân coi trọng. Ông còn là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Ông có công trình Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học). Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật "tài hoa, danh vọng bậc nhất"; đến nay còn gọi là "Trạng Lường".