K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
22 tháng 11 2023

1. Đặc điểm sự phân bố dân cư và giải thích nguyên nhân sự phân bố:

Dân cư phân bố không đều: 

Tập trung đông đồng bằng, ven biển (600 người /km2)

+ Thưa thớt miền núi và cao nguyên (60 người /km2).

+ Quá nhiều ở nông thôn (74%), quá ít ở thành thị (26%).

 * Nguyên nhân:

+ Các vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống và phát triển kinh tế: Địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước ...

+ Dân số thành thị còn ít, chưa thu hút thị dân -> Tỉ lệ đân thành thị thấp, do tập quán sản xuất lâu đời của nhân dân sản xuất nông nghiệp -> Dân số tập trung nhiều ở nông thôn.

 * Các biện pháp:

+ Giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên.

+ Nâng cao mức sống của người dân.

+ Phân công, phân bố lao động một cách hợp lí nhằm khai thác thế mạnh của từng vùng.

+ Cải tạo xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn trên cơ sở phù hợp nhu cầu phát triển KT- XH.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
22 tháng 11 2023

2. Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:

Tình hình phát triển:

+ Cơ cấu ngành đa dạng: gồm phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản. Trong mỗi phân ngành có nhiều hoạt động công nghiệp khác nhau.

+ Giá trị sản xuất từ năm 2000 đến 2007 tăng.

+ Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp.

+ Ngày càng hình thành nhiều trung tâm công nghiệp.

Phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:

+ Phân bố rộng rãi khắp các vùng lãnh thổ đất nước, đặc biệt là ở các thành phố, thị xã và đồng bằng lớn.

+ Phân bố gắn với vùng nguyên liệu (nông nghiệp, thủy sản) và thị trường tiêu thụ.

21 tháng 10 2023

Theo Atlat địa lý Việt Nam, sản xuất và phân bố công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm tập trung chủ yếu ở các khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng là khu vực sản xuất lương thực và thực phẩm lớn nhất của Việt Nam, với các tỉnh như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, và Hòa Bình. Các sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm chủ yếu ở khu vực này bao gồm gạo, lúa mì, ngô, đậu, đường, bánh mì, bánh kẹo, nước giải khát, và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng là một khu vực sản xuất lương thực và thực phẩm quan trọng của Việt Nam, với các tỉnh như Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, và Hậu Giang. Các sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm chủ yếu ở khu vực này bao gồm gạo, đường, bánh kẹo, nước giải khát, và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản. Miền Trung cũng là một khu vực sản xuất lương thực và thực phẩm quan trọng của Việt Nam, với các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, và Bình Thuận. Các sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm chủ yếu ở khu vực này bao gồm gạo, đường, bánh kẹo, nước giải khát, và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản. 

11 tháng 11 2021

*Tình hình phát triển du lịch ở nước ta : Trong giai đoạn 1991 - 2005:

- Số lượt khách và doanh thu :

+ Khách du dịch nội địa và quốc tế tăng lên nhanh, trong đó khách quốc tế tăng nhanh hơn khách nội địa (11,7 lần so với 10,7 lần).

+ Doanh thu du lịch cũng tăng lên nhanh và liên tục từ 0,8 nghìn tỉ đồng lên 30,3 nghìn tỉ đồng (tăng 38 lần).

=> Điều này cho thấy ngành du lịch nước ta đã và đang được đầu tư hiện đại hơn, đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng, đặc biệt là khách nước ngoài. Vì vậy mà doanh thu du lịch tăng lên nhanh chóng.

* Giải thích :

- Nhờ chính sách mới của Nhà nước :

+ Mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực, thế giới.

+ Liên kết với các công ty lữ hành quốc tế.

+ Khuyến khích mời khách du lịch quốc tế, nhất là Việt Kiều.

- Tích cực quảng bá thương hiệu, vẻ đẹp du lịch Việt Nam cho bạn bè quốc tế.

- Nước ta có tiềm năng du lịch to lớn và đang được khai thác mạnh mẽ : tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.

- Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu nghỉ dưỡng ngày càng cao.

- Du lịch nước ta thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, đặc biệt cơ sở vật chất hạ tầng ngành du lịch ngày một hiện đại, đáp ứng nhu cầu khách hàng nước ngoài và tầng lớp.

- Đội ngũ cán bộ du lịch được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn tốt

27 tháng 6 2016

ây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cả nước với mật độ phổ biến từ 50- 100 người/ km2
Giải thích:
– Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
– Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư không đều.
+ Những nơi có mật độ đạt từ 201- 500 người/ km2 và 501- 1000 người/ km2 như các thành phố Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận.
+ Cấp từ 50- 100 người/ km2 và 101- 200 người/ km2 tập trung ở ven các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc…
+ Cấp dưới 50 người/ km2 tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên…

1 tháng 4 2018

Đô thị nước ta phân bố không đều giữa các vùng.

- Các đô thị lớn tập trung ở hai vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ.

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: có 2 đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người là Hà Nội (đô thị đặc biệt), Hải Phòng (đô thị loại 1) cùng các đô thị quy mô dân số trên 100.000 người như Thái Nguyên, Nam Định, Hạ Long (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình,... (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000- 200.000 người) và các đô thị có quy mô dân số nhỏ hơn (dưới 100.000 người).

+ Đông Nam Bộ: có Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất (đô thị đặc biệt, quy mô dân số trên 1 triệu người), tiếp theo là Biên Hòa (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 500.001 - 1.000.000 người), Vũng Tàu (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Thủ Dầu Một (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100000 - 200000 người), Bà Rịa (đô thị loại 3, quy mô dân số dưới 100000 người) và các cấp đô thị nhỏ hơn như Tây Ninh, Đồng Xoài.

- Ở vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, các đô thị tập trung thành dải.

+ Duyên hải miền Trung: Các đô thị tập trung chủ yếu ở ven biển, trong đó lớn nhất là Đà Nẵng (đô thị loại 1, quy mô dân số từ 500.001 - 1.000.000 người), tiếp theo là Huế (đô thị loại 1, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Thanh Hóa (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Hà Tĩnh, Đồng Hới, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Phan Rang - Tháp Chàm (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người),...

+ Đồng bằng sông Cửu Long:  đô thị tập trung thành dải ven sông Tiền, sông Hậu khá rõ rệt. Đô thị lớn nhất vùng là Cần Thơ (đô thị loại 2, quy mô dân số lừ 500.001 - 1.000.000 người), tiếp đến là các đô thị Long Xuyên, Rạch Giá (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Mỹ Tho (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Tân An, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cao Lãnh, Châu Đốc, Sóc Trăng, Cà Mau (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Trà Vinh, Bạc Liêu (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người).

- Ở miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên có mức độ tập trung đô thị thấp, quy mô đô thị nhỏ hơn so với  vùng trên.

+ Miền núi Bắc Bộ: các đô thị Sơn La, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn (đô thị loại 3, quy mô dân số dưới 100.000 người), Lai Châu, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghĩa Lệ, Tuyên Quang (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người),...

+ Tây Nguyên: đô thị lớn nhất là Buôn Ma Thuột (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), tiếp theo là Đà Lạt (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Kon Tum, Pleiku, Bảo Lộc (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), An Khê, A Yun Pa, Gia Nghĩa (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người).

21 tháng 5 2019

a) Dân cư nước ta phân bố không đều

* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.

+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.

- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam

- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.

- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư

- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn

- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.

* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).

b) Nguyên nhân

- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...

c) Hậu quả và hướng giải quyết

* Hậu quả

Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.

* Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.

- Hạn chế nạn di dân tự do.

Bạn biếc nàm hông ạ :< Chỉ mik zớii

 bucminh

19 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

a) Nhân xét:
– Trong giai đoạn 2000-2007: diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây
công nghiệp lâu năm đều tăng, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm
tăng nhanh hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm (dẫn chứng).

– Giá trị sản xuất cây công nghiệp khộng ngừng tăng trong giai đoạn 2000-
2007: tăng 7730 ti đông, tăng gần 1,4 lân.

b) Giải thích:
– DO mở rộng diện tích nhiều loại Cây Công nghiệp lâu năm có giá trị kính tế
cao, nhu cầu thị trường lớn (như cà phê, cao Su, hồ tiêu…).

– Các loại cây công nghiệp chính: Cà phê, cao Su, điều là Các loại cây công
nghiệp có diện tích lớn Ở nước ta, được trồng tập trung Ở các vùng chuyên
canh (dẫn chửng: khai thác biểu đổ kết hợp thể hiện diện tích thu hoạch và
sản lượng cà phê, cao su, điều của cả nước năm 2007).

– Ở nước ta hiện nay đã hình thành 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp là
Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đây là những
vùng có điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội thuận lợi cho sự phát triển tập
trung cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm.