Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1
* Cách xem voi của năm thầy bói
- Xem bằng tay
- Thầy sờ vào các bộ phận của con voi ( vòi, ngà, tai, chân, đuôi. )
* Thái độ của các thầy bói khi xem voi :
+ Khinh bỉ, coi thường con voi, nghĩ nó giống như cái chổi sể cùn, cái cột đình, cái quạt ...
* Thái độ của các thầy bói khi phán về voi :
- Khẳng định ý kiến của mình là đúng,
- Phủ nhận ,bác bỏ ý kiến người khác,
=> Thái độ bảo thủ , chủ quan.
Câu 2 :
* Nhận xét : Họ chỉ phán đúng một bộ phận con voi, không đúng toàn thể hình thù con voi.
* Ý nghĩa :
- Chế giễu năm ông thầy bói và nghề bói toán.
- Khuyên chúng ta: muốn hiểu biết đúng sự vật, sự việc phải xem xét chúng toàn diện.
- Cần có phương pháp xem phù hợp và dẫn đến mục đích cuối cùng.
- Biết lắng nghe ý kiến người khác; không nên chủ quan, bảo thủ.
- Không giải quyết vấn đề bằng bạo lực.
- Văn bản " Ếch ngồi đáy giếng " em rút ra bài học đó là không nên kiêu ngạo ngạo mạn trong bất kì hoàn cảnh nào, từ bỏ thói kiêu căng, xem thường nếu không sẽ bị trừng trị đích đáng. Mỗi chúng ta vẫn phải học hỏi rất nhiều vì thế giới bên ngoài là rất rộng lớn.
- Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên khẳng định quan điểm của mình là đúng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.
Ví dụ : Đã có lần em bị mất bút và đổi oan cho bạn Kiên lấy bút của em nhưng thực chất Kiên không lấy và bút của em bị rơi xuống dưới ngăn bản .
Qua câu chuyện ếch ngồi đáy giếng, em rút ra dc bài học là phải luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình, không nên kiêu ngạo.
Qua câu chuyện thầy bói xem voi, em rút ra dc bài học là phải nhìn mọi chuyện một cách toàn diện, không nên chưa hiểu chuyện mà đã nói linh tinh.
VD: mình ko biết
Bốn cái chân con voi to lớn như cái cột đình. Cái tai nó chẳng khác gì một caí quạt lúc nào cũng phe phẩy. Cái vòi dài, càng về đỉnh lại càng nhỏ đi và có nhiều vòng tròn rất đều nhau. Mõm nép dưới cái vòi to tướng, nhìn sơ qua khó mà có thể thấy được. Đặc biệt nhất ở cái mõm là có hai chiếc răng nanh sắc nhọn, cong cong hình con tôm, chìa ra khỏi hàm răng. Đuôi nó dài thượt, dẻo như chiếc roi mây. Thân hình nó vạm vỡ, tròn tròn, nước da nhăn nheo, tựa như màu đất bùn ở những đồng ruộng xâm xấp nước đưa lên.
ĐÓM lai KEYS
a. Câu văn giới thiệu nhân vật Thạch Sanh: sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân.
b. Bản chất nhân vật Lí Thông: lừa lọc, phản trắc, âm mưu, thủ đoạn
Nhân vật Thạch Sanh: chăm chỉ, ngay thẳng.
Câu hỏi về cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng
Câu 1: Cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng đều có nét chung và nét riêng :
- Điểm chung : Cả hai truyện đều nêu ra những bài học về nhận thức, nhắc nhở người ta không được chủ quan trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng xung quanh.
- Điểm riêng :
+ Truyện" Ếch ngồi đáy giếng" nhắc nhở mọi người không ngừng học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.
+ Truyện " Thầy bói xem voi" chủ yếu đề cập đến phương pháp nhận thức. Muốn hiểu đúng về sự vật, hiện tượng phải xem xét toàn diện mọi mặt cấu thành nên sự vật, hiện tượng đó, cần phải nhìn sự vật trong tính chỉnh thể.
=> Như vậy, hai câu chuyện ngụ ngôn này bổ sung cho nhau những bài học sâu sắc về nhận thức.
I.Bản chất hai nhân vật Lí Thông,Thạch Sanh:
+)Lí Thông:gian xảo,quỷ quyệt,độc ác,bất nhân,vong ân bội nghĩa.
+)Thạch Sanh:thật thà,chất phác,tốt bụng,dũng cảm,tài hoa,nhân ái và yêu chuộng hòa bình.
II.THẦY BÓI XẸM VOI :
1.Giống nhau:
-Các thầy bói đã dùng tay ''sờ''voi.
-nhận thức sai:Đây là bộ phận của con voi,chứ không phải con voi.
Khác nhau:
-5 thầy,mỗi người sờ 1 bộ phận khác nhau của con voi.
2.Kết luận:
+Kết luận của các thầy sai vì đó chỉ là 1 bộ phận của con voi,chứ không phải con voi.
3.Bài học:
-Phải biết suy nghĩ kĩ càng.
-Phải có phương pháp phù hợp với mục đích và đối tượng.
-Không nên bảo thủ,chủ quan.