K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2018

1.-Đa dạng thực vật là được biểu hiện bằng số lượng loài và cá thể của các loài trong môi trường sống tự nhiên.

biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật

+Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.

+ Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài

+ xây dựng các vườn thực vật , vườn quốc gia, các khu bảo tồn để bảo vệ các loài thực vật trong đó có thực vật quý, hiếm.

+Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quí hiếm đặc biệt +Tuyên truyền và giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng

2.

Vi khuẩn

+ Trong thiên nhiên

Xác động vật chết rơi xuống đất được vi khuẩn ở trong đất biến đổi thành các vô cơ. Các chất này được cây xanh sử dụng để chế tạo thành hữu cơ nuôi sống cơ thể

+ Trong nông nghiệp

Xác động vật và lá, cành cây rụng xuống được vi khuẩn ở trong đất phân hủy thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống sinh vật.

+ Trong công nghiệp

Một số vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn chứa cacbon. Những chất này vùi lấp xuống đất trong thời gian dài, không bị phân hủy tiếp tục nữa, tạo thành than đá hoặc dầu lửa.

Nấm:

* Nấm có ích: Nấm có tầm quan trọng lớn đối với đời sống con người và thiện nhiên.

- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.

- Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì ...

- Làm thức ăn, làm thuốc.

* Nấm có hại:

- nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật và con người.

- Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng ...

- Nấm gây ngộ độc cho người: Nấm độc đỏ, Nấm đọc đen….

13 tháng 5 2018

đề thi là câu bn hõi và 4 câu nữa

1) - Cơ quan sinh dưỡng :

+ Rễ thật có nhiều lông hút 

+ Thân rễ hình trụ nằm ngang 

+ Lá đã có gân

+ Lá non đầu cuộn tròn

+ Lá già mặt dưới có bào tử 

- Cơ quan sinh sản :

+ Dương Sỉ sinh sản bằng bào tử 

+ Cơ quan sinh sản là túi bào tử

- Dấu hiệu nhận biết : Thường sống ở nơi đất ẩm và dâm mát như : Ven đường , bờ ruộng , khe tường ...

19 tháng 4 2021

trong SGK sinh học 6 có đó

6 tháng 4 2016

Câu 1:Các ngành thực vật:

+Nghành rêu:Rêu có cấu tạo đơn giản:đã có thân, lá, chưa có rễ, (rễ ở cây rêu là rễ giả).

+Nghành tảo: 2 loại:

*Tảo xoắn:sống ở nước ngọt, dạng sợi, màu xanh lục, trơn và nhớt, mỗi sợi tảo xoắn gồm các tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau.Sinh sản bằng cách đứt sợi hoặc tiếp hợp.

*Tảo rong mơ:sống ở nước mặn, có màu nâu, có dạng giống cây nhưng chưa có cấu tạo rễ, thân, lá. Sinh sản sinh dưỡng hữu tính.

+Nghành dương sỉ:Lá già có cuống dài, có gân lá, lá non cuộn tròn, thân hình trụ có mạch dẫn, rễ thật.

+Nghành hạt trần:Thân gỗ, có màu nâu, xù xì, có mạch dẫn, lá kim, rễ rất phát triển.

+Nghành hạt kín:Thân lá rễ đa dạng.

Câu 2: Do thời xa xưa con người chưa có biết trồng cây họ chỉ biết nhặt hái trái cây trong rừng và ít lâu sau họ đã tự cãi tạo được các loại cây.

            Nguồn gốc cây trồng từ cây dại.

Câu 3: Hạt kín:

-cơ quan sinh sản:

*Hoa, đài, tràng, nhị và nhụy.

-cơ quan sinh dưỡng:

*Thân, lá, rễ.

           Hạt trần:

-cơ quan sinh dưỡng:

*Thân, lá, rễ.

-cơ quan sinh sản:

*nón:nón đực và nón cái.

Câu 4:

-Cung cấp oxi cho các sinh vật hô hấp và tạo ra thức ăn nuôi sống các sinh vật.

-Cung cấp nơi ở cho các động vật.

-Đem lại giá trị kinh tế cao.

Câu 5:

-giúp phân hủy chất hữu cơ thành muối khoáng cho cây sử dụng.

-Góp phần hình thành nên than đá, dầu lửa.

-Được dùng trong đời sống hằng ngày, trong nông nghiệp và công nghiệp.

Câu 6:

-Nấm có ích:nấm hương, nấm sò, nấm linh chi, nấm rơm, nấm mèo,...

-Nấm có hại:nấm von, nấm than ngô, mốc bông, nấm độc đỏ, nấm lim, nấm độc đen,...

Câu 7:-Do ý thức con người đã vì lợi ích riêng cho bản thân mà làm trái phép việc:chặt phá rừng, buôn gỗ lậu,...làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của thực vật trong môi trường(có loại sắp bị tuyệt chủng)

Cần phải làm:

-Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.

-Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm.

-Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn Quốc gia,... để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có loài quý hiếm.

-Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm.

-Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

Chúc bạn học giỏi!leuleu

 

12 tháng 4 2016

Có phải là Anh Dũng lớp 6a ko

$Câu$ $1$

- Có vai trò quan trọng trong việc làm thuốc chữa bệnh.

- Làm thức ăn cho con người.

- Là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

- Xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch của môi trường nước.

- Làm vật thí nghiệm trong khoa học nghiên cứu.

$Câu$ $2$

- Cung cấp lương thực, thức ăn cho con người.

- Làm vật trang trí, cây cảnh.

- Làm các sản phẩm công nghiệp hay đồ mĩ nghệ.

- Làm thuốc.

1. Em có nhận xét gì về sự đa dạng của động vật có xương sống? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đối với tự nhiên và đối với đời sống con người? Em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển đông vật có xương sống?2. trình bày vai trò của vật nuôi đối với đời sống con người? Cần làm gì để nâng cao lợi ích của vật nuôi mang lại và giảm tác hại của chúng?3. Em có...
Đọc tiếp

1. Em có nhận xét gì về sự đa dạng của động vật có xương sống? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đối với tự nhiên và đối với đời sống con người? Em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển đông vật có xương sống?

2. trình bày vai trò của vật nuôi đối với đời sống con người? Cần làm gì để nâng cao lợi ích của vật nuôi mang lại và giảm tác hại của chúng?

3. Em có nhận xét gì về sự đa dạng của động vật? Điều đó có lợi hay có hại đối với đời sống con người? Nêu nguyên nhân của sự suy giảm đa dạng động vật và đề ra biện pháp bảo vệ sự đa dạng đó?

4. Đa dạng sinh học là gì? Em hãy cho biết tình hình đa dạng sinh học ở địa phương? Nêu nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học và biện pháp bảo vệ sự đa dạng đó?

Giúp mình với nha!ngaingung

8
8 tháng 5 2016

k giúp nha mọi người okok

8 tháng 5 2016

2. bảo vệ con người, tài sản

+ Cung cấp thực phẩm

+Làm cảnh

+ Đem lại nguồn lợi về kinh tế

+ Cung cấp nguyên liệu cho một số nghành công nghiệp

Trang nguyễn chỉ làm được một câu thôi còn lại để tớ suy nghĩ đã nha

10 tháng 5 2021

Đặc điểm
– Lá nhỏ, hình kim, trên cành có 2-3 lá con
– Nhiều cành, vỏ ngoài nâu, xù xì
--Chúng sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn bở . Chúng chưa có hoa và quả

Cấu tạo
có 2 loại nón
-nón đực:nhỏ, màu vàng mọc thành cụm ở đầu cành
-nón cái: lớn hơn nón đực, gồm trục giữa và mang những vảy.Mỗi vảy là một lá noãn mang 2 noãn

10 tháng 5 2021

Cấu tạo nấm rơm gồm 2 phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân (không có chất diệp lục).

*   Mốc trắng sinh sản bằng bào tử (sinh sản vô tính). Nấm rơm cũng sinh sản bằng bào tử

*Một số nấm kí sinh ở người gây hại: gây bệnh hắc lào, nấm kẻ chân tay

*Biện pháp phòng chống: vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh nhiễm trùng da, không sử dụng nước bẩn để vệ sinh tay chân. Khi bị bệnh sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

12 tháng 5 2016

Đối với động vật:

- Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật. Chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật (và bản thân những động vật này lại là thức ăn cho động vật khác hoặc cho con người), cung cấp ôxi dùng cho hô hấp, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số động vật.

Đối với con người: 
- Cây mọc ven đường cho bóng râm và làm đẹp cho thành phố, làng quê.
 
- Trong quá trình quang hợp cây lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí ôxi cung cấp cho quá trình hô hấp của con người
- Thực vật là nguồn lương  thực, thực phẩm chủ yếu của loài người: Cây lương thực, Cây làm thức ăn, Cây làm gia vị, Cây ăn quả cung cấp đường, chất khoáng, vitamin.
 
- Thực vật là nguyên liệu để sản xuất giấy, đồ gỗ, nhựa, dầu thực vật, tinh dầu thực vật, đồ uống, thuốc chữa bệnh và các dụng cụ phục vụ cho đời sống như thảm, túi xách, chổi …
 
Để bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam, chúng ta cần:
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật. 
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài. 
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm. 
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.. 

Liên hệ bản thân em :
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương. 
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương. 
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.
12 tháng 5 2016

CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ ĐA DẠNG THỰC VẬT Ở VN
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật. 
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài. 
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm. 
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.. 

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương? 
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương. 
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương. 
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT

 -Thực vật cung cấp oxi cho quá trình trao đổi khí của động vật và con người. 
-Thực vật còn là nguồn thức ăn của nhiều loài động vật. 
-Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số động vật. 
- Thực vật giúp con người về nhiều mặt : kinh tế , dinh dưỡng, chữa bệnh, thức ăn,...

13 tháng 5 2017

1) Trách nhiệm của mọi người nhầm bảo vệ tính đa dạng của thực vật

Mỗi người đều pải tự ý thức và có những hành đôg cụ thể để bv tính đa dạng của thực vật . Các hành động từ nhỏ đến lớn đều pải ý thức được và thực hiện

-Không ngắt hoa , bẻ cành , giẫm lên cây non

-Trồng nhiều cây xanh

- Tham gia các hđ trồng cây , bv thực vật của trường , xã , quận , huyện ,....một cách tích cực

- Tuyên truyền mọi người

- Khi phát hiện ra các hành động phá hoại thực vật thì phải ngăn chặn hoặc báo vs những người có thẩm quyền để giải quyết

2) Các nấm được dùng làm thực phẩm

Nấm rơm

Nấm kim châm

Nấm tràm

Nấm đùi gà

Nấm linh chi

Nấm tai mèo

Nấm hương

3) Các loại vi khuẩn

1. E.coli

Vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) sống trong ruột người và động vật như bò, cừu và dê. Nó còn được tìm thấy trong thịt bò chưa nấu chín, sữa và nước trái cây chưa xử lý, nước ô nhiễm.

2. Campylobacter

Campylobacter jejuni là vi khuẩn có hình dạng xoắn ốc, thường có ở thịt gà, bò.

3. Listeria

Listeria monocytogenes là vi khuẩn được tìm thấy trong đất, nước, thịt sống, thức ăn đã chế biến và sữa chưa tiệt trùng.

4. Vibrio

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sống trong nước mặn, thường có trong hải sản. Người thích ăn hải sản sống, chưa nấu chín sẽ dễ bị nhiễm khuẩn này

5. Toxoplasma

Khi vi khuẩn Toxoplasma phát triển thành bệnh Toxoplasmosis, sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, nhức mỏi cơ thể và sốt.

6. Salmonella

Salmonella là một nhóm các vi khuẩn thường có ở thịt gia cầm sống, trứng, thịt bò, rau quả, trái cây chưa rửa sạch.

7. Norovirus

Norovirus được tìm thấy trong thực thẩm hay thức uống nhiễm bẩn. Chúng có thể sống trên các bề mặt và lây lan qua tiếp xúc với người nhiễm.

13 tháng 5 2017

1) Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật là

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật

- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài

- Xây dựng các vườn thực vật, vườn Quốc gia, các khu bảo tồn,... để bảo vệ các loài thực vật quý hiếm

- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt

- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng

2) Tác dụng các loại nấm

- Các nấm hiển vi trong đất : Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ

- Một số nấm men : Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì

- Men bia, các nấm mũ như nấm hương, nấm rơm, nấm sò, nấm gan bò, mộc nhĩ,... : Làm thức ăn

- Mốc xanh, nấm linh chi,.. : Làm thuốc

3) - Có 2 loại vi khuẩn là vi khuẩn có hại và vi khuẩn có ích

- Vi khuẩn có ích :

+ Một số vi khuẩn khác ( ví dụ vi khuẩn cộng sinh với rễ họ Đậu tạo thành các nốt sần ) có khả năng cố định đạm. Do đó trồng các cây họ Đậu có nốt sần sẽ bổ sung được nguồn chất đạm cho đất

+ Nhiều vi khuẩn gây hiện tượng lên men và được con người sử dụng để chế biến một số thực phẩm như muối dưa, muối cà, làm giấm, làm sữa chua,...

+ Vi khuẩn còn có vai trò trong công nghệ sinh học : tổng hợp protein B12, axic glutamic ( để làm mì chính ), làm sạch nguồn nước thải và môi trường nước nói chung, sản xuất các sợi thực vật,.....

- Vi khuẩn có hại

+ Bên cạnh những vi khuẩn có lợi còn rất nhiều vi khuẩn có hại gây bệnh, làm thối thức ăn,...

Nhớ ủng hộ 1 Đúng !

3 tháng 5 2018

1.

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật

- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài

- Xây dựng các vườn thực vật, vườn Quốc gia, các khu bảo tồn … để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm

- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt

- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng

2.

+ Vai trò của TV đối với ĐV

- Cung cấp khí oxi

- Cung cấp thức ăn

- Cung cấp nơi ở, nơi sinh sản

- 1 số TV gây hại: tảo nở hoa, duốc cá

+ Vai trò đối với con người

- Cung cấp khí oxi

- Cung cấp thực phẩm, dược liệu

- Làm cảnh

- Cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp

- 1 số cây có hại: thuốc lá, thuốc phiện, cần sa ...

3.

Muốn giữ thức ăn ko bị ôi thiu ta cần

- Bảo quản thức ăn cẩn thận: để tủ lanh, phơi khô, sấy khô, ướp muối

- Nấu chín thức ăn ...

4.

Đặc điểm

Cây Hai lá mầm

Cây Một lá mầm

Kiểu rễ

Rễ cọc

Rễ chùm

Kiểu gân lá

Gân hình mạng

Gân song song

Số cánh hoa

5 cánh hoa

6 cánh hoa

Kiểu thân

Thân gỗ, thân cột, thân leo

Chủ yếu thân cỏ

Hạt

Phôi hạt có 2 lá mầm

Phôi hạt có 1 lá mầm

5. Em tham khảo ở link dưới nha!

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-34-phat-tan-cua-qua-va-hat.1744/

3 tháng 5 2018

1.- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

2.

+thực vật điều hòa lượng khí Ôxy và lượng khí Cacbonic trong bầu không khí

+thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm

+thực vật làm hạn chế lũ lụt và hạn hán

+thực vật chống xói mòn cho đất.

+thực vật làm thức ăn cho con người , động vật

+thực vật cung cấp gỗ dùng trong xây dựng

+thực vật làm thức làm cây cảnh và nhiều công dụng khác

+thực vật được dùng trong các ngành công nghiệp

3.Thức ăn bị ôi thiu là do nó k0 được bảo quản nên các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và làm cho chúng trở nên k0 ăn được nữa. Tốt nhất là chúng ta mỗi khi ăn xong là phải đậy lại. Phần đến ngày hôm sau ăn thì đậy đĩa cho vào tủ lạnh

4.Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp Hai lá mầm với lớp Một lá mầm ở số lá mầm của phôi: Cây Hai lá mầm thì phôi có 2 lá mầm, còn cây Một lá mầm thì phôi có 1 lá mầm.

5.Có 3 cách phát tán: phát tán nhờ gió, nhờ động vật và nhờ con người

-Phát tán nhờ gió: quả có cánh hoặc túm lông nhẹ

VD: quả chò, hoa sữa ,...

-Phát tán nhờ động vật: quả có nhiều gai, nhiều móc hoặc có mùi vị

VD: quả thông, ké đầu ngựa,...

-Tự phát tán: Vỏ quả có khả năng tự nứt hoặc nở ra cho hạt bung ra ngoài

CHÚC BẠN HỌC TỐT hihi

24 tháng 4 2018

Trả lời câu hỏi:

I/Trắc nghiệm

1.Đặc điểm của cây hạt trần :

Cây thóng

Cây thông thuộc Hạt trần

– Thân gỗ phân nhánh nhiều tạo thành tán cây.

– Lá đa dạng.

– Có mạch dẫn.

– Sinh sản bằng hạt

– Cơ quan sinh sản là nón

+ Nón đực : mang các túi phấn chứa nhiều hạt phấn.

+ Nón cái : mang các lá noãn, noãn nằm trên lá noãn hở.

– Sau thụ tinh noãn phát triển thành hạt (hạt trần)

– Chưa có hoa. quả.

=>Ngành hạt trần: có cơ quan sinh dưỡng đã hoàn chỉnh, tuy nhiên sinh sản bằng nón, đã có hạt nhưng hạt nằm ngoài, giửa trục nón và vẩy noãn.

2.Phân biệt cây hạt trần và cât hạt kín :

Hạt kín Hạt trần

- Rễ thân, lá thật; rất đa dạng.

- Rễ, thân, lá thật.

- Có mạch dẫn hoàn thiện. - Có mạch dẫn .
- Có hoa : Cơ quan sinh sản là hoa quả. - Chưa có hoa, quả. Cơ quan sinh sản là nón.
- Hạt nằm trong quả. - Hạt nằm trên lá noãn hở.

3.Đặc điểm của cây dương xỉ :
- Có lá non cuộn tròn.
- Sinh sản bằng bào tử
- Túi bào tử thường tập trung thành đốm nằm ở mặt dưới của lá.

(Cây dương sỉ có lá màu xanh, thường mọc ở vùng khô cằn thường ở núi đá, núi đất,...
Cây thuộc loại cây bụi, có tàu lá và trên tàu lá có nhiều lá nhỏ, Khi tàu lá còn non nó cuốn lại như cái vòi voi, và khi tàu lá trưởng thành nó được duỗi ra và đây là cách nhận biết dễ nhất so với các loại cây khác,..)

4.Phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm :

Đặc điểm Cây Hai lá mầm Cây Một lá mầm

- Kiểu rễ

- Kiểu gân lá

- Số cánh hoa

- Số lá mầm của phôi trong hạt.

- Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong....

- Rễ cọc

- Gân hình mạng

- 5 hoặc 4 cánh hoa hoặc bội số của 5 hoặc 4

- 2 lá mầm

- 2 lá mầm

- Rễ chùm

- Gân hình song song, hình cung.

- 3 hoặc 6 cánh hoa

- 1 lá mầm

- Phôi nhũ

Cây một lá mầm: VD: cây rẻ quạt, lúa, lúa mì, ngô...

Cây hai lá mầm: VD: Cây rau muống, rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua ...

5.Các bậc phân loại :

Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành cấp bậc phân loại theo trật tự nhất định.

Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau:

Ngành — Lớp — Bộ — Họ — Chi — Loài

Loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít. Như vậy, loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo...

6.Thực vật điều hòa khí hậu :

Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy vào khí cacbônic và Nhả ra khí ôxi; nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược lại. Do đó thực vật có vai trò giữ cân bằng các khí này trong không khí. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.

Những nơi có nhiều cây cối như ở vùng rừng thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.

7.Thực vật bảo về đất và nguồn nước :

Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.

8.Vai trò của thực vật :

Đối với thiên nhiên

+ Điều hòa khí hậu

+ giảm ô nhiễm môi trường

+Chống xói mòn đất

+Chống lũ lụt

+cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật

+Cân bằng lượng khí cacbonic và Ôxi

Đối với con người

+ Giảm hàm lượng các khí nhà kính

+ Giảm tác động của biến đổi khí hậu

+Nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho người

+Cung cấp oxi

+Tạo bóng mát

+Làm cảnh

+Cung cấp gỗ

+Làm đồ gia dụng(bàn ,ghế,...)

+Làm thuốc chữa bệnh

+Gỗ cây dùng trong xây dựng và các ngành công nghiệp.

9. Chuỗi thức ăn

Thức ăn của chuột) (Động vật ăn thịt chuột)

Lúa -> Chuột -> Rán

Tương tự:

Sâu ăn lá —» Bọ ngựa —» Rắn

Cây xanh —> Sâu -> Bọ ngựa

Rau muống -» Lợn —> Người

Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.

Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ đinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.

10.Dinh dưỡng vi khuẩn

Dinh dưỡng của vi khuẩn: vi khuẩn có nhiều cách dinh dưỡng khác nhau, một số vi khuẩn có thể chế tạo chất hữu cơ để sống đó là vi khuẩn tự dưỡng. Phần lớn vi khuẩn sống nhờ vào chất, hữu cơ có sẵn gọi là vi khuẩn dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh).

Thế nào là vi khuẩn kí sinh và vi khuẩn hoại sinh ?

Vi khuẩn kí Sinh : là vi khuẩn sống bám dựa vào chất hữu cơ của cơ thể sống khác.

Vi khuẩn hoại sinh : là Vi khuẩn sống nhờ vào sự phân giải chất hữu cơ có sẵn (xác động thực vật...).

11.Vai trò của vi khuẩn

Trong thiên nhiên :

- Xác động vật chết rơi xuống đất được vi khuẩn ở trong đất biến đổi thành các vô cơ. Các chất này được cây xanh sử dụng để chế tạo thành hữu cơ nuôi sống cơ thể

Trong

+ Trong nông nghiệp

Xác động vật và lá, cành cây rụng xuống được vi khuẩn ở trong đất phân hủy thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống sinh vật.

+ Trong công nghiệp

Một số vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn chứa cacbon. Những chất này vùi lấp xuống đất trong thời gian dài, không bị phân hủy tiếp tục nữa, tạo thành than đá hoặc dầu lửa.

- - Vi khuẩn lên men có thể dùng làm sữa chua, muối dưa, cà ...

- Trong công nghệ sinh học: sản xuất protein, vitamin, làm mì chính, làm sạch nước ...

12.Cấu tạo của nấm rơm

Hình dạng và cấu tạo của nấm rơm:

- Hình dạng:

+ Mũ nấm.

+ Các phiến mỏng.

+ Cuống nấm.

+ Các sợi nấm.

- Cấu tạo:

+ Gồm 2 phần:

  • Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng.
  • Phần mũ nấm là cơ quan sinh sản.

II/ Tự luận

1.Vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người

- TV cung cấp oxi cho quá trình trao đổi khí của động vật và con người

- TV còn là nguồn thức ăn của nhiều loài động vật , kể cả con người

- Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số loài động vật( đặc biệt là chim)

- Tv đc chế làm thuốc chữa bệnh cho con người

- TV cho con người gỗ để sinh hoạt , sản xuất

- TV ngăn cản gió , bão , ....

- TV đc làm cảnh , mua vui , tạo thu nhập cho con người

2.Bảo vệ sự đa dạng thực vật :

Vì sao cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật?

Do: nhiều cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi - tính đa dạng suy giảm.

Nêu biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam.

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.