K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2016

1.Mâu thuẫn xã hội cũng được phản ánh trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Những thành tựu mới của khoa học, sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã giúp những người có tư tưởng tiến bộ phê phán những giáo lí lạc hậu, những quan điểm lỗi thời và đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội tiến lên. Do vậy, trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII được gọi là trào lưu Triết học Ánh sáng, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. Các ông đã kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới. Những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ.

2. chia làm 3 giai đoạn:

+Giai đoạn I: Ngày 14/07/1789- 10/08/1792 là giai đoạn thống trị cảu phái lập hiến với các sự kiện chủ yếu

+Giai đoạn 2: Ngày 10/08/1792 đến ngày 02/06/1793, là giai đoạn thống trị của Girondin 

+Giai đoạn 3: Ngày 02/06/1793 đến 27/07/1794 là giai đoạn thống trị của nền chuyên chính Jacobins 

3.Sự kiện pháo đài Basille là hiện thân của chế độ bạc nhược chuyên chế bị lọt vào tay quân chúng cm 14/07/1789 đánh dấu sự sụp đổ cảu chế độ phong kiến đồng thời mở đầu cho chế độ tự do

16 tháng 5 2022

Tham khảo:

Cuộc nội chiến Mĩ (1861-1865) là cuộc cách mạng tư sản vì:

- Do giai cấp tư sản và tầng lớp trại chủ miền bắc lãnh đạo

- Bùng nổ do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất cũ (chế độ nô lệ ở miền Nam)

Kết quả: xóa bỏ chế độ nô lệ, đưa nền kinh tế TBCN phát triển ở miền nam nước Mĩ, tạo điều kiện cho kinh tế Mĩ phát triển mạnh vào cuối thế kỷ XIX.

8 tháng 5 2016

- chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp để trừng trị bọn phản cách mạng

-thi hành nhiều chính sách đem lại một số quyền lợi cho nhân dân, và ruộng đất

 

26 tháng 3 2019

Đáp án A

9 tháng 5 2016

* Cách mạng tư sản Anh:

- Nhiệm vụ và mục tiêu:Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế 
=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển,
- Lãnh đạo cách mạng: Quí tộc mới + tư sản+ quần chúng nhân dân
- Hình thức: Nội chiến.
- Kết quả: Thiết lập nền Quân chủ lập hiến
- Ý nghĩa: Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa.

* Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ:

- Nhiệm vụ và mục tiêu: Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh.
=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển
- Lãnh đạo cách mạng: tư sản + chủ nô+ quần chúng nhân dân + nô lệ
- Hình thức: cách mạng giải phóng dân tộc.
- Kết quả: Thành lâp Hợp Chúng quốc Hoa Kì
- Ý nghĩa: Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu và phong trào giành độc lập dân tộc ở châu Mĩ la tinh.

* Cách mạng tư sản Pháp:

- Nhiệm vụ và mục tiêu: Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế
=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
- Lãnh đạo cách mạng: tư sản (đại tư sản, vừa, nhỏ) + quần chúng nhân dân
- Hình thức: Nội chiến + chiến tranh vệ quốc
- Kết quả: Thiết lập nền dân chủ Gia cô banh , thời kì thoái trào tái lập nền quân chủ
- Ý nghĩa: Mở ra thời đại thắng lợi và củng dố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới.

7 tháng 5 2017

Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng (tranh biếm họa)
Nội dung: Đây là bức tranh biếm họa nói lên tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng tư sản.
Bức tranh miêu tả một người nông dân già nua, ốm yếu nhưng lại phải cõng trên lưng mình hai người đàn ông to béo, khỏe mạnh. Đó chính là hình tượng cho hai đẳng cấp quý tộc và tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng
Người ngồi đằng trước mặc chiếc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá, nét mặt có vẻ sung sướng thỏa mãn, tượng trương cho tăng lữ(Đ/c thứ nhất). Người ngồi đằng sau đeo thanh kiếm dài ở cạnh sườn có nhiều đồ trang sức và mũ lông chim rất cao quý, tượng trưng cho tầng lớp quý tộc (đ/c thứ 2) Cả hai đều béo mũm mĩm, má toàn mỡ, ăn mặc thì màu mè, diêm dúa và cự kỳ quý phái. Trong tú quần và túi áo của tăng lữ, quý tộc thò ra những loại văn bản vay nợ, cho thuê ruộng, những quy định về nghĩa vụ phong kiến của nông dân mà có lẽ đến hàng nghìn đời họ cũng không trả hết được. Người nông dân phải nộp đủ mọi thư thuế như: thuế kế thừa, thuế rượu, thuế muốn…sản phẩm làm ra phải nộp cho lãnh chúa 10 đến 20%, cho nhà nước là 50%, cho giáo hội 10%. Ngoài ra, họ phải nộp thuế khi qua cầu của lãnh chúa, thuế khi dùng cối để xay bột…
Vì phải cõng hai tầng lớp của xã hội nên lưng của người nông dân còn xuống, tay chống bởi chiếc cán cuốc đã mòn vẹt. Đây chính là biểu hiện cho công cụ sản xuất thô sơ và lạc hậu của người nông dân cũng như nên nông nghiêp của P trước cách mạng. Dưới chân người nông dân là những con vật thường xuyên phá hại mùa màng như chuột, chim câu và thỏ… sản phẩm làm ra đã ít ỏi thì vừa phải nộp cho quý tộc, tăng lữ vừa bị bọn thú vật phá hoại.
Chế độ đẳng cấp của P đè nặng lên đôi vai của người nông dân, đã có 1 đến 2 triệu người lâm vào tình trạng chêt đói. Sống như thế buộc người nông dân P phải đứng lên lật đổ 2đẳng cấp trên vai của mình nếu không muốn chết. Điều này lý giải vì sao nông dân Pháp tham gia các mạng đông đảo đến thế! Thành quả cách mạng to lớn đến thế.