Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Kinh tế: trồng 2 vụ lúa/năm, khai thác lâm thổ sản, đánh cá, biết làm xe guồng nước, sử dụng công cụ =sắt, dùng sức kéo trâu bò,trồng cây ăn quả,cây công nghiệp.
*Văn hóa: theo đạo Bà La Môn và đạo Phật,có chữ viết riêng theo chữ Phạn của ấn độ,có tục hỏa táng người chết,ăn trầu cau,ở nhà sàn,có quan hệ gần gũi với người Việt.
*Thành tựu văn hóa đặc sắc nhất của người Chăm là nghệ thuật với các công trình như tháp Chăm, khu thánh địa Mỹ Sơn. Các công trình này thể hiện đỉnh cao nghệ thuật và điêu khắc của người Chăm, thể hiện sự lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân Champa.
Chúc bạn học tốt!!!!
Câu 2:
-Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình, hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng.Gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận ,huyện.Tiêu Tư hoảng sợ vội bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.Nghĩa quân đánh bại 2 lần phản công của nhà Lương và giải phóng thêm Hoàng Châu.
-Việc Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của đất nước,dân tộc và mong ước đất nước luôn đẹp như mùa xuân.
Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới nhóm hợp của đât Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương làm cho người Phương Bắc không dám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được dân, mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏ vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu mà chính thống của nước Việt ngõ hầu đã nối lại được”.
- Nhà sử học Lê Văn Hưu đã đánh giá công lao của Ngô Quyền như thế nào ?
TL: Ngô Quyền đã dũng cảm, nhiều mưu trí để đánh tan quân Nam Hán làm cho người phương bắc không dám sang nữa. Vì thế mà đã yên được lòng dân. Ngô Quyền không những nhiều mưu kế giỏi giỏi mà còn rất yêu thương dân, mong muốn nhân dân được ấm no, không để nhân dân phải chịu nhiều khổ cực nữa.
=> Theo ý của mình nhá! Nếu không hay chỗ nào thì cứ nói với mình, mình sẽ sửa lại cho bạn nha!!!!
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta họclà toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Lịch sửcòn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Một số khái niệm lịch sử
Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản, lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ. Vì thế, định nghĩa về lịch sử được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra.
Định nghĩa ngắn gọn của Ts. Sue Peabod: lịch sử là một câu chuyện chúng ta nói chúng ta là ai.
Nhà bác học người La Mã Cicéron (106-45 TCN) đưa ra quan điểm:“historia magistra vitae” (lịch sử chính yếu của cuộc sống) với yêu cầu đạt tới “lux veritatis” (ánh sáng của sự thật)
Và Gs Hà Văn Tấn có viết, lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau.
Theo Ts Trần Thị Bích Ngọc, các định nghĩa thường cũng chỉ đúng một phần, lịch sử được hiểu theo 3 ý chính được các nhà nghiên cứu đồng ý:
- Việc diễn ra trong quá khứ: những sự kiện (biến cố/ event) diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan.
- Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể.
- Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là câu chuyện kể đối với hiện tại.
Để hiểu lịch sử hoặc ngành sử học phải dựa vào cách viết sử của những sử gia từ xưa đến nay. Vì cũng theo Ts Trần Thị Bích Ngọc giải thích, kiến thức về lịch sử thường được xem là bao gồm cả hai, kiến thức về những biến cố của quá khứ và những kỹ năng suy nghĩ và giải thích quá khứ.
Tham khảo nha bạn
* Những cuộc khởi nghĩa lớn trog t/kì Bắc thuộc ;
- Hai Bà Trưng
- Bà Triệu
- Lý Bí + Triệu Quang Phục
- Mai Thúc Loan
- Phùng Hưng
* Ý nghĩa
- Thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta
Hồ Văn Nhật Minh
Nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.
Hoàn cảnh:
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Há
-> Vua Nam Hán nhân cớ đó cho quân sang xâm lược nước ta.
Diễn biến:
- Cuối năm 938, đoàn thuyền xâm lược của Lưu Hoàng Tháo đã kéo vào cửa biển nước ta.
- Ngô Quyền cử toán thuyền nhẹ ra nhử địch vào trận địa mai phục tiến sâu vào bãi cọc lúc thủy triều đang lên.
- Khi nước triều bắt đầu rút, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công, quân Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn.
- Quân Nam Hán bị thua to, Hoằng Tháo bị giết tạo trận. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc
Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ lòng yêu nước, căm thù giặc, tinh thần đoàn kết, chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta.
- Nhờ sự chỉ huy tài tình, sáng suốt của Ngô Quyền, đặc biệt trong việc sử dụng nghệ thuật thủy chiến
Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:
- Đây là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của quân Nam Hán.
- Trận chiến Bạch Đằng năm 938 thắng lợi đã chấm dứt thời kì đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta.
- Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc ta.
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã khẳng định lòng yêu nước mạnh mẽ, ý chí quyết tâm giành độc lập của nhân dân ta.
Tìm trên internet bạn ak, mỗi người trg cộng đồng hoc24 đến từ các tỉnh thành phố trên cả nước mà bạn
Chúc bn hok tốt!
Theo mk thì họ quan niệm: hỏa táng người chết nghĩa là loại bỏ thân xác cũ. Để ở thế giới bên kia, người đó sẽ có một thân xác hoàn toàn mới. Nói nôm na là để xóa bỏ mọi tội lỗi người đó đã làm nhằm cho người đó có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Mk ko bk có đúng ko? Nếu sai đừng giận mk nha!
Theo mk nghĩ người Chăm có tục hỏa táng. Vì con người sinh ra từ đất và khi chết đi họ sẽ phải hỏa táng và thành tro, bụi và thả xuống sông, biển. Tro sẽ hòa vào với nước cũng như hòa mk vào cùng với thiên nhiên. Dòng nước đó sẽ làm cho đất màu mỡ và họ lại trở về với nơi mà mk sinh ra.
Các bn thấy câu trả lời của mk thế nào ? Có hay ko ? Cho xin ý kiến nha ! Sen Phùng
1,Thời kỳ Bắc thuộc là gì?
Là thời kỳ Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình Trung Quốc, nghĩa là thuộc địa của Trung Quốc.
- Bắc thuộc lần thứ nhất (208 TCN - 39): nhà Triệu, nhà Hán
nhà Hán lập quốc vào khoản năm 206 TCN, đến 111 TCN chiếm Lĩnh Nam (bấy giờ là nước Nam việt)
- Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương
- Bắc thuộc lần thứ ba (602 - 905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.
- Bắc thuộc lần thứ tư (1407 - 1427): còn gọi là thời thuộc Minh.
Thời kì Bắc thuộc là thời kì nước ta liên tục (luôn luôn) bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, thống trị nên gọi là thời kì Bắc thuộc