Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.
Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:
- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.
- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.
Bài 1
1 Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và thưa thớt ở trung du, miền núi:
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển: vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.
-> Nguyên nhân: Đây là những khu vực có điều kiện sống thuận lợi: địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận tiện và nền kinh tế phát triển.
- Dân cư thưa thớt ở khu vực đồi núi, cao nguyên: vùng Tây Bắc, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Mật độ dân số dưới 100 người/km2.
-> Nguyên nhân: Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn: địa hình đồi núi hiểm trở, thiên tai (lũ quét, sạt lở đất,...), giao thông khó khăn và kinh tế kém phát triển.
2
Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam :
a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
- Thế kỉ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là đô thị đầu tiên ở nước ta.
- Dưới thời phong kiến hình thành nên một số đô thị ở những nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự : Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.
- Thời kì Pháp thuộc hình thành một số đô thị lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
- Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị thay đổi và còn bị tàn phá.
- Thời kì chống Mĩ (1954 – 1975) đô thị phát triển theo hai hướng : Miền Bắc tiến hành xây dựng XHCN gắn với công nghiệp hóa và hình thành một số đô thị :Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh… ; miền Nam chính quyền Sài Gòn dùng “ đô thị hóa” để dồn dân phục vụ chiến tranh làm tăng số dân đô thị
- Thời kì 1975 – nay : đô thi hóa diễn ra tích cực hơn, nhưng cở sở hạ tầng còn chưa phát triển.
b) Tỉ lệ dân thành thị tăng :
- Số dân thành thị tăng lên nhanh và liên tục từ 12,9 triệu người (1990) lên 22,3 triệu người (2005).
- Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng lên khá nhanh và liên tục từ 19,5% (1990) lên 26,9% (2005).
- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực.
c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
- Số lượng đô thị và số dân đô thị không đều giữa các vùng.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ có số đô thị nhiều nhất (167 đô thị) nhưng chủ yếu là đô thị nhỏ (thị trấn thị xã), số dân số đô thị thấp .
+ Đông Nam Bộ có ít đô thị nhất (50 đô thị) nhưng tập trung nhiều đô thị có quy mô lớn và lớn nhất, số dân đô thị cao cao nhất.
+ Vùng có số dân đô thị cao nhất là Đông Nam Bộ (6928 nghìn người), gấp 5 lần vùng có số dân đô thị thấp nhất là Tây Nguyên (1368 nghìn người).
Bài 2
là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì: Nước ta có dân số đông (96,46 triệu người – năm 2019), cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động dồi dào. ... Ngoài ra, còn dễ xảy ra các vấn đề xã hội phức tạp.
Bài 3
1) Trước hết phải thống nhất về quan điểm, mọi chính sách xã hội, xét cho cùng đều phải hướng đến xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích trước mắt hoặc lâu dài của con người – Đầu tư cho văn hóa xã hội luôn đem lại lợi ích to lớn, với giá trị tăng theo cấp số nhân, không chỉ tính bằng giá trị kinh tế mà cái lớn hơn là giá trị tinh thần để mỗi người dân, cũng như cộng đồng dân cư đang và sẽ được hưởng thụ. Từ đó, việc vận động thuyết phục mọi người, mọi ngành, cấp, thành phần kinh tế … tập trung đầu tư cả vật chất lẫn tâm huyết cho việc xây dựng đời sống văn hóa mới mà thiết thực nhất là đời sống văn hóa cơ sở. Trong đó lấy gia đình, tổ dân phố, khu phố làm đối tượng trọng tâm để tập trung xây dựng.
2) Mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong văn kiện vẫn là vấn đề định hướng chung, cần có nghiên cứu sâu kỹ, có định hướng, cụ thể hóa theo từng chuyên đề, nội dung, công việc xây dựng đời sống văn hóa hướng về cơ sở, trên địa bàn dân cư, từø đó có phân kỳ thực hiện – có sơ tổng kết, rút kinh nghiệm bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể.
3) Tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa – giáo dục – y tế – thể dục thể thao nhưng không phải để bớt đi gánh nặng của Nhà nước, mà vấn đề là để khai thác phát huy mọi tiềm năng thế mạnh, thu hút các nguồn lực để phát triển văn hóa-xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần, tăng mức hưởng thụ văn hóa/đầu người. Xã hội hóa không chỉ “tiền” mà quan trọng hơn là phải huy động được sức người, sức của, kể cả tâm huyết của xã hội, đặc biệt là phải kế thừa phát triển cho được truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, vận động thu hút được những công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ quản lý văn hóa xã hội tiên tiến. Đa dạng hóa các loại hình, nhưng các cơ sở văn hóa công cộng phải giữ vai trò định hướng, phải tăng cường vai trò quản lý kiểm tra, giám sát của Nhà nước, có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình tích cực lành mạnh, hạn chế những trường hợp ngược lại, đồng thời có những loại hình Nhà nước phải đầu tư, tài trợ … Thông qua xã hội hóa để phát huy được sứùc mạnh tổng hợp, khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực để có lợi nhất cho việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần người dân, đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước, Quận nhà.
4) Cần có điều tra, khảo sát quy hoạch phát triển văn hóa-xã hội một cách hợp lý, tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng những thiết chế văn hóa ở cấp Quận, làm chỗ dựa, hỗ trợ đắc lựa cho các hoạt động văn hóa cơ sở (về nghiệp vụ, kỹ năng, nội dung, phương tiện …), đầu mối nuôi dưỡng các phong trào, nhân rộng các điển hình – nhân tố tích cực tạo điều kiện để phong trào phát triển sâu rộng, liên tục … đặc biệt như các đơn vị : trung tâm văn hóa, Trung tâm Thể dục thể thao, Trung tâm Y tế, Trung tâm Dạy nghề, Nhà hát Hòa Bình, Rạp Vườn Lài, Nhà Thiếu nhi, công viên văn hóa Lê Thị Riêng, cùng các thiết chế, phương tiện thông tin đại chúng khác … Phải nghiên cứu, có nội dung chương trình cụ thể gắn kết với các Phường, địa bàn dân cư để thúc đẩy các phong trào.
Cùng với các thiết chế văn hóa ở Quận, việc giành ngân sách để đầu tư phát triển cơ sở vật chất văn hóa, xây dựng môi sinh môi trường cho phường, xây dựng nhà văn hóa liên Phường, nhà văn hóa phường, sân chơi – tụ điểm thanh thiếu niên, tủ sách pháp luật, phát triển các loại hình câu lạc bộ, mua sắm thêm công cụ phương tiện phục vụ đời sống văn hóa cơ sở tạo thành một hệ thống thiết chế văn hóa hoàn chỉnh từ Quận đến Phường, để người dân dù ở đâu cũng có thể tiếp cận và được hưởng thụ những giá trị văn hóa tích cực.
5) Giải quyết những vấn đề bức xúc trực tiếp tác động đến đời sống văn hóa cơ sở – trật tự an ninh xã hội : như các biện pháp nâng cao dân trí (tăng cường đầu tư cho giáo dục – đào tạo, nâng cao hiệu suất đào tạo, chống mù chữ – phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông và dạy nghề), thực hiện tốt các chính sách xã hội, quan tâm diện chính sách, những người nghèo khó neo đơn, giải quyết việc làm, hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp (dưới 4%), xóa đói giảm nghèo (dưới 3%), giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (dưới 10%), giảm tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên (dưới 1,2%), 100% công sở văn minh sạch đẹp an toàn, hơn80% hộ đạt gia đình văn hóa, 50% khu phố đạt khu phố văn hóa, không còn khu phố yếu kém.
Gắn liền với “xây”, việc “chống” phải được tăng cường thông qua đẩy mạnh nâng chất phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, ý thức cộng đồng, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bài trừ văn hóa phẩm độc hại, tệ nạn xã hội, hủ tục, thực hiện có hiệu quả kế hoạch liên tịch phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý nhân hộ khẩu, quản lý đối tượng. Phát huy trách nhiệm của Công an Phường, đặc biệt cảnh sát khu vực, lực lượng chính trị nòng cốt trong đấu tranh đánh bắt nhưng không khoán trắng cho lực lượng Công an, mà phải huy động cho được sứùc mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, đặc biệt phải đấu tranh kiên quyết với bọn tội phạm hình sự, mại dâm, ma túy làm trong sạch và chuyển hóa các địa bàn trọng điểm. Phải khống chế cho được các đối tượng cố ý và có nhiều khả năng gây bất ổn cho đời sống an lành người dân.
6) Vấn đề có tính nguyên tắc, đó là phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy Đảng, tăng cường trách nhiệm quản lý điều hành của cơ quan Nhà nước các cấp, sự tham gia của toàn xã hội, trong đó vai trò nòng cốt của ban ngành đoàn thể, đặc biệt vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ đảng viên, công nhân viên chức và lực lượng chính trị nòng cốt để duy trì và phát triển phong trào sâu rộng, liên tục.
- Sự phân bố dân cư ở nước ta: phân bố không đều
+) Tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và đô thị: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
+) Thưa thớt ở khu vực miền núi, điều kiện tự nhiên không thuận lợi: Tây Bắc, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
- Sự đô thị hóa ở nước ta: các đô thị phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển (mật độ cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ).
+ Đặc điểm: Phân bố dân cư nước ta không đồng đều theo lãnh thổ:
- Năm 2003: Đồng bằng sông Hồng: 1192 người/km2 , Tây bắc 67 người/km2
- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và duyên hải. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây bắc, Tây nguyên thấp nhất.
- Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.
- Các đô thị lớn đông dân, tập trung ở miền đồng bằng và ven biển.
- Dân cư nông thôn chiếm 76%, dân cư thành thị 24%.
* Giải thích:
- Do ảnh hưởng địa hình đồi, núi, giao thông khó khăn.
- Khí hậu khắc nghiệt.
- Phong tục của từng dân tộc, tập quán canh tác trồng lúa nước ở đồng bằng.
định và phát triển vùng chuyên canh.
* Sự phân bố dân cư ở nc' ta không đồng đều và chưa hợp lí
- Phân bố khôg đồng đều giữa đồng bằng và miền núi
VD: năm 2003 : ĐBSH là 1192ng/km2
Tây Nguyên la 84ng/km2
- Khôg đồng đều giữa thành thị và nông thôn
VD: năm 2007 : Thành thị chiếm khoảng 27%
Nông thôn chiếm khoảng 73%
- Khôg đồng đều giữa các vùng ngay trong đồng bằng or miền núi
* Giải thích:
- Do ở đồng bằg có địa hình bằg phẳng--->thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, đk tự nhiên và kinh tế xã hội phát triển--->dan cư tập trung đông
- Do ở miền núi có địa hình khó khăn,đk tụ nhiên và kt xã hội cũg kém phát triển,, khí hậu,thời tiêtss khắc nghiệt,...----> ít dân cư
- Do số ng` ở tuổi sinh sản cao
Đặc điểm phân bố dân cư nước ta không đồng đều:
- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và duyên hải.
- Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.
- Các đô thị lớn đông dân tập trung ở miền đồng bằng và ven biển.
- Dân cư nông thôn chiếm 76%, dân cư thành thị 24%.
* Giải thích:
-Do ảnh hưởng địa hình đồi, núi, giao thông khó khăn.
-Khí hậu khắc nghiệt.
-Tập quán canh tác trồng lúa nước ở đồng bằng.
Câu 1:Đặc điểm quần cư nông thôn và quần cư đô thị ở nước ta?
a) Quần cư nông thôn
- Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp (người Kinh), bản (người Tày, Thái, Mường,...), buôn, plây (các dân tộc Trường Sơn, Tây Nguyên), phum, sóc (người Khơ-me).
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.
- Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.
b) Quần cư thành thị
- Các đô thị, nhất là các đô thị lớn của nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều siêu đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn,...
- Các đô thị của nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Các thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật quan trọng.
Câu 2:Tỷ lệ lao động qua đào tạo và chưa đào tạo ở nước ta?
tỷ lệ lao động qua đào tạo quá thấp (21,9% năm 2018), tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật cao và cơ cấu trình độ lao động còn bất hợp lý.
* Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam :
a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
- Thế kỉ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là đô thị đầu tiên ở nước ta.
- Dưới thời phong kiến hình thành nên một số đô thị ở những nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự : Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.
- Thời kì Pháp thuộc hình thành một số đô thị lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
- Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị thay đổi và còn bị tàn phá.
- Thời kì chống Mĩ (1954 – 1975) đô thị phát triển theo hai hướng : Miền Bắc tiến hành xây dựng XHCN gắn với công nghiệp hóa và hình thành một số đô thị :Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh… ; miền Nam chính quyền Sài Gòn dùng “ đô thị hóa” để dồn dân phục vụ chiến tranh làm tăng số dân đô thị
- Thời kì 1975 – nay : đô thi hóa diễn ra tích cực hơn, nhưng cở sở hạ tầng còn chưa phát triển.
b) Tỉ lệ dân thành thị tăng :
- Số dân thành thị tăng lên nhanh và liên tục từ 12,9 triệu người (1990) lên 22,3 triệu người (2005).
- Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng lên khá nhanh và liên tục từ 19,5% (1990) lên 26,9% (2005).
- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực.
c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
- Số lượng đô thị và số dân đô thị không đều giữa các vùng.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ có số đô thị nhiều nhất (167 đô thị) nhưng chủ yếu là đô thị nhỏ (thị trấn thị xã), số dân số đô thị thấp .
+ Đông Nam Bộ có ít đô thị nhất (50 đô thị) nhưng tập trung nhiều đô thị có quy mô lớn và lớn nhất, số dân đô thị cao cao nhất.
+ Vùng có số dân đô thị cao nhất là Đông Nam Bộ (6928 nghìn người), gấp 5 lần vùng có số dân đô thị thấp nhất là Tây Nguyên (1368 nghìn người).
- Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị (chỉ có 38 thành phố trong tổng 689 đô thị).
a) Đặc điểm đô thị hóa
- Tỉ lệ dân thành thị tăng nhưng vẫn còn thấp (27,4% năm 2007).
- Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra với tốc độ ngày càng cao, thể hiện ở việc mở rộng quy mô các thành phố và sự lan tỏa lối sống thành thị về các vùng nông thôn. Tuy nhiên, trình độ đô thị hoá còn thấp (cơ sở hạ tầng của các đô thị như: hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội,... vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới).
- Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ, phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển.
b) Tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng là do nước ta đang diễn ra quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá; đồng thời đô thị có điều kiện sống thuận lợi hơn.