K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2018

Người anh là nhân vật trung tâm trong truyện Bức tranh của em gái tôi: 

- Câu chuyện được kể dưới cái nhìn của nhân vật anh, thể hiện sự thay đổi trong nhận thức của người anh.

- Nhân vật chính trong bức tranh do em gái vẽ là anh trai, thể hiện tâm hồn và lòng nhân hậu của em, từ đó người anh nhận thấy những thiếu xót của mình.

7 tháng 3 2018

Kiều Phương tuy chỉ mới sáu, bảy tuổi nhưng đã sớm bộc lộ tài năng hội họa.Cô sống trong một gia đình hạnh phúc. Do lúc nào mặt cũng bị bôi bẩn bởi chính mình nên cô được anh đặt cho một biệt danh rất đáng yêu là “Mèo”. Mèo rất thích vẽ. Cô bé đã tự trộn màu bằng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nhà..Mèo có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn.Những bộ trang phục thường ngày của cô tuy giản dị nhưng lúc nào cũng bị bôi bẩn bởi những vết mực, vết nhọ nồi.Mái tóc đen láy, óng mượt của cô được tết bím sang hai bên trông càng thêm đáng yêu.Cô có làn da hồng hào nhưng lúc nào cũng bị bôi bẩn. Kiều Phương có khuôn mặt tròn và bầu bĩnh. Vầng trán cao, rộng. Đôi mắt đen láy, sáng ngời,lộ rõ vẻ thông minh của Kiều Phương quan sát mọi vật rất tỉ mỉ để đưa vào trong bức tranh của mình thật chính xác, rõ ràng. Kiều Phương có đôi má phúng phính, ửng hồng. Nụ cười tươi dường như lúc nào cũng hiện diện trên khuôn mặt cô. Nhưng mỗi khi bị người lớn quát thì nụ cười ấy biến mất. Miệng Mèo dẫu ra, mặt xịu xuống, càng mắng càng cứ xáp lại gần trông vừa ngộ vừa đáng yêu khiến không ai giận lâu được. Kiều Phương có đôi tay rất khéo trong việc đưa con mèo, cái máng lợn sứt nẻ,…vào trong tranh một cách hoàn hảo nhất. Đôi tay ấy lúc nào cũng bị dính bẩn vì phải nhào bột, thử màu để tạo ra một loại màu đặc biệt do cô tự chế.Khi vẽ tranh, Kiều Phương quan sát xung quanh,chắc chắn là không có ai,cô trải giấy ra sàn,lấy ra các hộp màu do cô tự chế và một cái cọ vẽ. Mèo nằm sấp xuống đất, hai chân đánh qua đánh lại. Chú mèo con trong nhà ngồi cạnh bên.Kiều Phương quan sát thật kĩ chú mèo rồi cầm bút lên vẽ những nét đầu tiên bằng mực đen Đôi mắt của Kiều Phương hết quan sát con mèo lại chăm chú vào bức tranh. Cô đẩy tay nhẹ nhàng cũng tạo ra những đường nét mới lạ, uyển chuyển.Những đường nét to khỏe khiến con mèo khi vào tranh trông như co hổ nhưng vẫn mang vẻ ngộ nghĩnh riêng của con mèo. Khi quét nhà, đôi tay búp măng, nhỏ nhắn ấy cầm chổi một cách e thẹn, không chắc chắn lắm, điều khiển chổi qua lại như mẹ cô vẫn thường làm. Cũng như lúc làm những việc nhà khác, Kiều Phương lúc nào cũng vừa hát, vừa bước đi theo nhịp điệu trông rất vui, đầy sức sống. Đôi chân nhẹn nhàng, uyển chuyển xoay theo từ nốt nhạc. Cô bé Kiều Phương có một bí mật nhỏ mà ngoài người anh trai ra không ai biết cả. Đó là việc cô trộn màu từ các nguyên liệu có sẵn trong nhà để vẻ. Cô cạo trắng các *** son nồi một cách khéo léo, nhào lại, quệt lên tay xem màu đã vừa chưa rồi cho vào hộp. Sau đó cô giấu những hộp màu, rồi đi làm việc nhà như chưa có chuyện gì xảy ra. Những bức tranh của Kiều Phương rất đẹp và có hồn nhờ những màu sắc thiên nhiên đặc biệt. Nhưng rồi, bí mật cũng như tài năng của Kiều Phương bị chú Tiến Lê và những người khác trong gia dình phát hiện. Từ đó, Kiều Phương được ba mẹ yêu thương hơn và được mua cho những hộp màu mới. Tuy vậy nhưng khuôn mặt,quần áo, tay chân của cô vẫn lem nhem đầy vết nhọ nồi như xưa. Cũng từ đó, người anh cảm thấy mình bị xanh lánh, tự ti và trở nên xa lánh Mèo hơn. Nhưng càng xa lánh thì cô bé Mèo càng xáp lại gần. Khi đươc mời tham dự trại thi vẽ quốc tế, Kiều Phương đã quyết định vẽ chính người anh của mình và bức tranh đó đã đạt giải nhất. Kiều Phưng rất vui. Khi về đến nhà, cô đã ôm cổ anh và bằng một giọng nhỏ nhẹ, đầy tình cảm, cô thì thầm vào tai anh “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”. Ngày hôm ấy, Kiều Phương ăn mặc thật sạch sẽ và lịch sự. Hai bím tóc được mẹ tết gọn gàng và cài thêm cái nơ ở một bên đầu. Khác hoàn toàn mọi ngày, khuôn mặt cũng như chiếc đầm màu hồng của Kiều Phương không một vết bẩn nhọ nồi. Kiều Phương tò mò, hồi hộp khi nhìn anh mình đang ngỡ ngàng quan sát bức tranh giải nhất đề “Anh trai tôi” được đóng khung, lồng kính. Nụ cười tươi rói hiện trên khuôn mặt Kiều Phương khi anh cô hãnh diện về bức tranh và nụ cười đó cũng theo cô suốt cho đến khi buổi lễ kết thúc. Tấm lòng nhân hậu của Kiều Phương đã chiến thắng con rắn ghen ti của người anh
Kiều Phương đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về sự hồn nhiên đáng yêu của cô Nhờ tấm lòng nhân hậu, vị tha của mình mà cô bé Mèo đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của chính bản thân mình cũng như hàn gắn lại tình anh em ngày nào. Em cảm thấy bản thân mình còn thiếu sót và chưa hoàn thiện vì đôi khi vẫn hay giận dỗi, ganh tị với người khác. Kiều Phương sẽ mãi là tấm gương sáng để em noi theo, hoàn thiện lại phần hạn chế của mình.

  • Linda01092008

 Kiều Phương trong truyện ngắn " Bức Tranh Của Em Gái Tôi " là 1 cô bé vô tư , hồn nhiên và rất say mê hội họa .Cô bé cũng rất hiếu động , thường xuyên hay mày mò pha màu, vẽ tranh và làm bẩn của chính mình trong khi vẽ , vì thế được người anh trai đặt cho biệt danh là "Mèo " . Tài năng hội hoạ của Kiều Phương nhanh chóng được phát hiện , nó làm người anh trai không khỏi ghen tỵ nhưng ngược lại , tình cảm của cô bé dành cho anh mình không hề thay đổi .Trong mắt mọi người Kiều Phương là 1 họa sĩ đích thực nhưng với người anh thì ngược lại. Và điều ấy được chứng minh khi Kiều Phương quyết định quan sát tỉ mỉ người anh trai và vẽ lại chân dung anh của mình .Khi bức tranh được đoạt giải ,cô bé rất vui mừng , ôm choàng lấy cổ người anh trai .Còn người anh xấu hổ khi nhận ra điều ấy , song, nó cũng làm người anh nhận ra rằng ,em gái mình- Kiều Phương là 1 cô bé nhân hậu ,trong sáng , luôn yêu thương và tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của anh trai mình

k cho mk nha 

14 tháng 4 2020

-Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm để đi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.

- hãy viết một đoạn văn miêu tả về nhân vật kiều phương qua bức tranh minh hoạ ở văn bản bức tranh em gái tôi    

Bài làm

Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, hiếu động, thích tìm tòi, khám phá. Chính vì sự tìm tòi ; khám phá đó mà khuôn mặt của cô hay lấm lem ; nhem nhuốc.Vậy nên anh trai của cô bé hay gọi Kiều Phương là mèo.  Đôi mắt to, trón và long lanh như hai hòn bi ve toát lên vẻ thông minh, tinh nghịch của tuổi thơ mèo. Mái tóc dài, óng ả được Phương thắt hai bím trông rất dể thương và dịu dàng. Mèo rất thích cười, mỗi khi cười dôi môi chúm chím, đỏ như anh đào để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp. Làn da trắng hồng càng làm cho gương mắt trái xoan thêm phần xinh đẹp. Đặc biệt ; không chỉ thích tìm tòi khám phá; Phương còn có một lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha cao quý ; cao đẹp.Chính tấm lòng nhân hậu đó đã lay động tâm hồn của anh cô ; khiến cho anh cô hiểu ra lỗi lầm ngày nào.

Bài 2 : Bức tranh của em gái tôi Câu 1. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi?A. Người em gáiB. Người em gái, anh traiC. Bé QuỳnhD. Người anh traiCâu 2. Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện bức tranh của em gái tôi?A. Người anh trai là người kể lại câu chuyệnB. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gáiC. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra...
Đọc tiếp

Bài 2 : Bức tranh của em gái tôi

Câu 1. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Người em gái

B. Người em gái, anh trai

C. Bé Quỳnh

D. Người anh trai

Câu 2. Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện bức tranh của em gái tôi?

A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện

B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái

C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh

D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa

Câu 3. Truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Câu 4. Truyện Bức tranh của em gái tôi sử dụng lời kể của ai?

A. Lời người anh, ngôi thứ nhất

B. Lời người em, ngôi thứ hai

C. Lời tác giả, ngôi thứ ba

D. Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai

Câu 5. Dòng nào diễn đạt đúng thái độ người anh khi thoạt đầu thấy cô em gái tự chế màu vẽ?

A. Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi

B. Kẻ cả, cho là em nghịch ngợm

C. Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em

D. Ngăn cản không cho em nghịch

Câu 6. Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao?

A. Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em

B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ

C. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước

D. Vui mừng vì em có tài

Câu 7. Trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình?

A. Hãnh diện, tự hào, xấu hổ

B. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện

C. Tức tối, xấu hổ, hành diện,

D. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ

Câu 8. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

A. Em gái mình vẽ không đẹp

B. Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường

C. Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu

D. Em gái vẽ sai về mình

Câu 9. Nhận xét không đúng về nhân vật Kiều Phương?

A. Hồn nhiên, hiếu động

B. Tài hội họa hiếm có

C. Tình cảm trong sáng nhân hậu

D. Không quan tâm đến anh

Câu 10. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác

B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác

C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân

D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người

3
2 tháng 11 2021

Bài 2 : Bức tranh của em gái tôi

Câu 1. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Người em gái

B. Người em gái, anh trai

C. Bé Quỳnh

D. Người anh trai

Câu 2. Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện bức tranh của em gái tôi?

A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện

B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái

C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh

D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa

Câu 3. Truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Câu 4. Truyện Bức tranh của em gái tôi sử dụng lời kể của ai?

A. Lời người anh, ngôi thứ nhất

B. Lời người em, ngôi thứ hai

C. Lời tác giả, ngôi thứ ba

D. Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai

Câu 5. Dòng nào diễn đạt đúng thái độ người anh khi thoạt đầu thấy cô em gái tự chế màu vẽ?

A. Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi

B. Kẻ cả, cho là em nghịch ngợm

C. Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em

D. Ngăn cản không cho em nghịch

Câu 6. Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao?

A. Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em

B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ

C. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước

D. Vui mừng vì em có tài

Câu 7. Trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình?

A. Hãnh diện, tự hào, xấu hổ

B. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện

C. Tức tối, xấu hổ, hành diện,

D. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ

Câu 8. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

A. Em gái mình vẽ không đẹp

B. Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường

C. Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu

D. Em gái vẽ sai về mình

Câu 9. Nhận xét không đúng về nhân vật Kiều Phương?

A. Hồn nhiên, hiếu động

B. Tài hội họa hiếm có

C. Tình cảm trong sáng nhân hậu

D. Không quan tâm đến anh

Câu 10. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác

B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác

C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân

D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người

7 tháng 3 2020

giúp mình vs ngày kia m nộp r

câu 1

Kiều Phương là cô bé hay lục lọi đồ vật và bôi bẩn mặt mình. Người anh trai đặt biệt hiệu cho cô bé là Mèo. Nhờ bé Quỳnh mà chú Tiến Lê- họa sĩ, phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa. Cả nhà đều vui mừng duy chỉ có người anh trai ghen tị, mặc cảm và luôn tìm cách xa lánh em gái. Trong một lần khi em gái đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh với bức tranh anh trai tôi, người anh mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và tự thấy xấu hổ, hối hận về mình.

3 tháng 3 2021

Tham khảo:

Trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi", nhân vật anh trai Kiều Phương được xây dựng là có tính cách ghen tị với tài năng của em gái mình. Vì em gái được mọi người xung quanh tán dương và ca ngợi, người anh trai đã lúc nào cũng tìm cớ để quát nạt em gái mình. Dù cho người em lúc nào cũng quý anh trai thì người anh trai cảm thấy tủi thân khi không được mọi người quan tâm và cũng nhận thức được việc làm của mình đối với em gái là không nên. Người anh trai trong bài là người có diễn biến tâm lý phức tạp: vừa thương em gái nhưng cũng lại đẩy em gái ra xa. Tuy nhiên, đến cuối câu chuyện thì anh trai đã nhận ra được tấm lòng của người em gái qua bức tranh tuyệt đẹp. Từ giật sững vì bàng hoàng, ngỡ ngàng vì quá bất ngờ cho đến hãnh diện về em gái cho đến xấu hổ và ân hận vì cảm thấy mình ko xứng với những gì tuyệt đẹp trên bức tranh kia. Người anh có tâm trạng như vậy là bởi vì đã có sự chuyển biến trong nhận thức về em gái cũng như bài học về tình yêu thương và lòng bao dung trong cuộc sống.

3 tháng 3 2021

Khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của Kiều Phương, thoạt tiên người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và sau đó là sự xấu hổ. Hòa ra những lần Mèo xét nét khiến anh bực mình khó chịu chính là lúc em quan sát thật kĩ để vẽ người anh. Trước hết, người anh ngỡ ngàng vì không thể tin được chú bé ngồi trong bức tranh kia là mình. Sau sự ngỡ ngàng ban đầu ấy, người anh thấy hãnh diện, hãnh diện vì mình là chủ đề chính của bức tranh đoạt giải nhất trong cuộc thi vẽ quốc tế. Ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cuối cùng là cảm giác xấu hổ. Người anh nhận ra mình không được đẹp, hoàn hảo như những gì em gái đã thể hiện. Đặc biệt, người anh xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tình cảm trong sáng của Kiều Phương. Chính cảm giác xấu hổ ấy giúp ta phát hiện ra phần đẹp nhất trong tâm hồn của người anh.

Câu 1 :Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.Câu 2 :a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụnggì?Câu 3 :a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm...
Đọc tiếp

Câu 1 :
Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.
Câu 2 :
a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng
gì?
Câu 3 :
a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.
b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm trạng
không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”.
Câu 4 :
Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (“Tôi không trả lời mẹ… lòng nhân hậu
của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?
Câu 5 :
Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến
nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu…)?
Câu 6 :
Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức
tranh được giải nhất của em gái.
Câu 7 :
Viết một đoạn văn miêu tả thái độ của những người trong gia đình em (hoặc trong lớp
em) khi một thành viên đạt được thành tích xuất sắc nào đó.
Câu 8 : 
Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Bức tranh của em gái tôi.
Câu 9:
 Vì sao truyện lại được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi?
Câu 10:
 Lòng ghen ghét, đố kị có phải là thói xấu phổ biến của con người không hay chỉ là của
riêng nhân vật người anh trong tác phẩm này? Lấy một số ví dụ trong thực tế mà em
biết hoặc được nghe kể lại.

2
20 tháng 3 2020
Vào google mà tra
25 tháng 3 2020

không có

25 tháng 4 2020

Lý do nào cho thấy người anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi?

Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh.

Qua lời kể của người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái.

Truyện kể về người anh và cô em có tài hội họa.

Người anh là người kể lại câu chuyện.

25 tháng 4 2020

TL: Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh.

#họctốt#

26 tháng 4 2018

Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.

26 tháng 4 2018

Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia

22 tháng 3 2021

Tham khảo:

Câu 2:

Sân trường vắng lặng, chỉ nghe tiếng chim hót trên cành cây cao và tiếng lá bàng rơi xào xạc. Khi tiếng trống trường giờ ra chơi vang lên “Tùng! Tùng! Tùng” báo hiệu kết thúc một tiết học căng thẳng, cả lớp em nhốn nháo, chạy ào ra khỏi lớp như bầy ong vỡ tổ.

Vào giờ ra chơi, sân trường trở nên ồn ào và náo động. Trường em có hai dãy nhà hai tầng và hai dãy nhà cấp bốn. Tiếng trống ra chơi vừa dứt, bài dạy cô giáo chưa giảng xong nhưng các bạn học sinh đã nhốn nháo chạy ù ra khỏi sân trường. Khung cảnh đó khiến người ta liên tưởng đến bầy ong từng đàn, từng đàn từ trong chiếc tổ to đùng bay ra ồ ạt, có thể chúng đi vui chơi hoặc chúng đang đi tìm hoa hút mật.

Trên sân trường, các ban học sinh nam rượt đuổi nhanh chạy quanh sân, còn leo lên trên những thân cây cao lớn đùa nghịch nhau, hét hò ầm ĩ. Một số đám con trai thì rủ nhau ra ngoài sân cỏ rộng lớn của xã để đá bóng. Lúc vào lớp thì bạn nào cũng ướt đẫm mồ hôi và quần áo bẩn hết. Bọn con gái thì ngoan hiền hơn, chỉ ngồi tụm năm tụm bảy nói chuyện hoặc ngồi đọc truyện tranh.

Lớp em có nhiều nhóm con gái thích chơi trò nhảy dây, cái dây chun rất dài được buộc chắc chắn vào nhau đảm bảo không bị đứt, từng người từng người một lần lượt nhảy từ bên này sang nên kia. Chơi đến lúc nào vào lớp mới chịu thôi. Có một số bạn chơi trò chơi chuyền, ở trong cặp mang đi học có một bộ chuyền gồm mười que và một quả cà nắm vừa bàn tay để chơi. Các bạn nữ ngồi thành từng hàng và chơi rất đều đặn, quả cà cứ thể tung hứng rất khéo léo để không rơi xuống đất.

Dưới những thân cây bàng, rễ bàng nhô lên xù xì như những con rắn nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đó là nơi mà rất nhiều em học sinh lớp năm ngồi tết tóc cho nhau và ôn lại bài của tiết học sinh. Chốc chốc chúng em nghe những chú chim đang đậu ở trên cành cây cao và cất tiếng hót líu lo thật vui tai. Ngọn gió từ đâu kéo đến vi vu thổi bay những chiếc lá rơi xuống mặt đất. Vào giờ ra chơi, tiếng cười đùa vui vẻ, tiếng chạy nhảy tung tăng và cả tiếng hét hò ầm ĩ vang vọng cả một góc sân. Đó là thời gian để các bạn học sinh giải lao, thư giãn tinh thần để bắt đầu một tiết học mới hiệu quả hơn.

Chúng em rất thích giờ ra chơi, vì được chơi những trò chơi mà mình thích, đặc biệt không phải học bài. Giờ ra chơi nào sân trường chúng em cũng vui vẻ và náo động như thế này.

Câu 3:

Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân, hạ, thu, đông. Trong các mùa, em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn.

Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu. Trên trời xanh thoáng đãng, cánh én chao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc, mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. Không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả như tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian.

 

Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cúng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người. Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đủ sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấm áp của mùa. Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân.

19 tháng 4 2016

tra google đi

20 tháng 4 2016

1 ng co 1 phong văn riêng nên chẳng ai giống ai đâu.

bn đã làm những bài văn trước z bây giờ tui cho bn bài văn của tui thì khi cô bn đọa bài là zero đó bn