K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2017

1) - Trương Định quê ở Bình Sơn, Quãng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vùa tấn công Gia Định (năm 1859).

- Triều đình kí hòa ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.

- Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.

- Các đường phố, trường học,.ở địa phương mang tên Trương Định.

2) - Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, các chính sách về dân số.

- Quản lý và ngăn chặn việc di dân tự do. 

- Tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của việc sinh ít con.

3) Một số điều kiện để phát triển du lịch ở nước ta là:

- Nước ta có nhiều phong canh đẹp. bãi tắm tốt, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lê hội truyền thống,... 

- Trong đó, các địa điểm được công nhận là di sản thế giới như : vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam),... là những nơi thu hút nhiều khách du lịch.

1 tháng 1 2018
sorry các bạn đây là môn địa lí nha
1 tháng 1 2018

Phải khẳng định rằng, một trong những thế mạnh lớn nhất của du lịch Quảng Ninh đó chính là du lịch biển đảo. Với một dải bờ biển dài hơn 250km, thiên nhiên đã tạo cho Quảng Ninh một hệ thống tài nguyên du lịch biển liên hoàn nối liền Vịnh Hạ Long với Vịnh Bái Tử Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long, đảo Cô Tô, Trà Cổ, Vĩnh Thực... Ngoài Vịnh Hạ Long, điểm du lịch nổi tiếng của du lịch Quảng Ninh đang thu hút hàng triệu du khách quốc tế đến tham quan mỗi năm, thì các điểm du lịch tại các khu du lịch biển khác như: Vân Đồn, Cô Tô, các đảo trên Vịnh Bái Tử Long... cũng đang trở thành những điểm đến hấp dẫn của rất nhiều du khách. Bởi các địa danh này có những ưu thế đặc biệt như không gian thoáng rộng, còn hoang sơ, chưa bị nhiều áp lực về môi trường, nổi bật với những bãi biển đẹp như: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng (Vân Đồn), Hồng Vàn, Vàn Chảy (Cô Tô)... rất thích hợp cho việc phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển. Không chỉ có các bãi biển đẹp mà hệ thống các tuyến đảo trên biển còn được thiên nhiên ưu đãi những cánh rừng nguyên sinh rất đẹp, hệ sinh thái, động thực vật vô cùng phong phú với nhiều loài hải sản quý hiếm có thể phát triển các loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm, ẩm thực...

Cùng với du lịch biển đảo, du lịch văn hoá tâm linh cũng là một trong những thế mạnh của du lịch Quảng Ninh. Hiện nay Quảng Ninh đang sở hữu hơn 600 di tích lịch sử - văn hoá các loại. Trong đó, có những di tích - danh lam thắng cảnh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt có giá trị khai thác phục vụ phát triển du lịch như: Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử, di tích lịch sử Bạch Đằng và khu di tích lịch sử văn hoá nhà Trần tại Đông Triều. Trong đó, khu di tích Yên Tử là một trong những điểm nhấn của du lịch văn hoá tâm linh. Mỗi năm, vào mùa lễ hội, điểm đến này thu hút khoảng 2 triệu lượt khách đến tham quan. Ngoài khu di tích Yên Tử ra, các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng khác như: Đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả), chùa Long Tiên, đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn (TP Hạ Long), chùa Cái Bầu - Thiền Viện Trúc lâm Giác tâm (Vân Đồn)... cũng là những điểm thu hút du khách thập phương đến tham quan du lịch.

21 tháng 12 2018

1. nguyễn tất thành muốn đi tìm đường cưu nước vì ko muốn nhân dân ta bị thực dân pháp đô hộ

2.nguyễn tất thành biểu hiện là đi ra nước ngoai tim đương cứu nước

3.chống giặc dốt nhân dân ta mở ra những lớp bình dân học vụ cho những người dân,chống giặc đói bac hồ đã lập ra chương chinh 10 ngày nhịn ă một bữa để ủng hộ nhà nghèo

4.Nước ta được sống trong hòa bình , nhân dân có quyền tự do hạnh phúc

5. thực dân pháp tấn công lên viết bắc để thu căn cứ đầu não của chúng ta

21 tháng 12 2018

1. Hãy nêu lý do vì sao Nguyễn Tất Thành muốn tim đường cứu nước

Trả lời:Vì Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân, người  đã sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đông bào.

2.Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành biểu hiện như thế nà?

Trả lời:Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành biểu hiện người có một tinh thần yêu nước rất mảnh liệt

3.Sau cách mạng tháng 8 nhân dân ta đã làm gì để chống giặc dốt, giặc đói ?

Trả lời:Quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa mù chữ phát động khắp nơi...

4.Cuối bảng tuyêt ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân khẳng định điều gì?

Trả lời:"Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ây.

5.Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì?

Trả lời:Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta

k nhé

Đề cương ôn Lịch sử này dành cho những bạn kém môn Lịch Sử nhé.Câu 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?A. Nguyễn Trung TrựcB. Trương ĐịnhC. Nguyễn Hữu HuânD. Hồ Xuân NghiệpĐáp án: B. Trương ĐịnhCâu 2: Bình Sơn ngày nay thuộc tỉnh:A. Quảng NgãiB. An GiangC. Long AnD. Quảng NamĐáp án: ACâu 3: Tân An ngày nay thuộc tỉnhA. An GiangB. Hà...
Đọc tiếp

Đề cương ôn Lịch sử này dành cho những bạn kém môn Lịch Sử nhé.

Câu 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?

A. Nguyễn Trung Trực

B. Trương Định

C. Nguyễn Hữu Huân

D. Hồ Xuân Nghiệp

Đáp án: B. Trương Định

Câu 2: Bình Sơn ngày nay thuộc tỉnh:

A. Quảng Ngãi

B. An Giang

C. Long An

D. Quảng Nam

Đáp án: A

Câu 3: Tân An ngày nay thuộc tỉnh

A. An Giang

B. Hà Tiên.

C. Long An.

D. Vĩnh Long

Đáp án: C

Câu 4: Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp từ khi nào?

A. Từ cuối năm 1959

B. Khi nhà Nguyễn kí hòa ước.

C. Khi Pháp vừa tấn công Gia Định

D. Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông

Đáp án: C

Câu 5: Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đồng Nam Kì cho Pháp khi nào?

A. Năm 1959

B. Khi Pháp vừa đánh Gia Định

C. Khi Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp.

D. Năm 1862

Đáp án: D

Câu 6: Khi nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi thì triều đình nhà Nguyễn làm gì?

A. Kí hòa ước.

B. Buộc Trương Định giải tán nghĩa binh.

C. Ban chức lãnh binh An Giang cho Trương Định

D. Nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.

Đáp án: A

Câu 7: Vua ban cho Trương Định chức lãnh binh ở:

A. Hà Tiên

B. Vĩnh Long.

C. An Giang.

D. Long An

Đáp án: C

Câu 8: Dân chúng và nghĩa quân muốn gì khi Trương Định đang băn khoăn, suy nghĩ?

A. Suy tôn Trương Định làm chủ soái.

B. Tiếp tục kháng chiến

C. Phải tuân lệnh vua.

D. Tôn Trương Định làm "Bình Tây Đại nguyên soái".

Đáp án: D

Câu 9: Lãnh binh là chức quan

A. Võ

B. Văn

C. Chức quan võ chỉ huy quân đội một tỉnh.

D. Chức quan đứng đầu tỉnh.

Đáp án: C

Câu 10: Trương Định đã quyết định như thế nào trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng?

A. Nhận chức lãnh binh.

B. Từ chối chức lãnh binh.

C. Phất cao cờ "Bình Tây"

D. Ở lại cùng nhân dân chống giặc.

Đáp án: D

Câu 11: Đứng trước sự phát triển khoa học kĩ thuật của Châu Âu và tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn, ai là người có chủ trương đổi mới đất nước?

A. Nguyễn Lộ Trạch

B. Phạm Phú Thứ.

C. Nguyễn Trường Tộ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: C

Câu 12: Sau khi từ Pháp trở về, Nguyễn Trường Tộ đã trình lên vua Tự Đức bản điều trần trong đó bày tỏ:

A. Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.

B. Đề nghị không cho thương nhân nước ngoài vào nước ta làm ăn mua bán.

C. Mở trường dạy đóng tàu, đúc súng và dạy cách sử dụng máy móc.

D. Cả A và C đúng.

Đáp án: D

Câu 13: Thông qua bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì cho đất nước?

A. Muốn nhân dân thoát khỏi cảnh nghèo đói.

B. Muốn đất nước cải cách, phải tiếp cận với khoa học tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ.

C. Ông mong muốn xóa bỏ chế độ phong kiến đương thời.

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: B

Câu 14: Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng là bởi:

A. Ông lập được nhiều chiến công trong việc đánh Pháp.

B. Ông giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho nhân dân.

C. Ông có công trong việc khai phá, mở rộng bờ cõi.

D. Ông là người biết nhìn xa trông rộng, có lòng yêu nước nồng nàn với mong muốn tha thiết canh tân đất nước.

Đáp án: D

Câu 15: Nguyễn Trường Tộ từ Pháp trở về đã kể cho các quan trong triều nghe thay đổi gì ở xã hội Pháp mà ông chứng kiến?

A. Chuyện đèn điện không có dầu vẫn sáng.

B. Khi làm nông nghiệp, người nông dân Pháp vẫn phải dùng cày bằng sức người.

C. Xe đạp hai bánh chạy băng băng mà vẫn không đổ.

D. Cả A và C đúng.

Đáp án: D

Câu 16: Vua Tự Đức khi nghe đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ đã:

A. Đồng ý và cho thực hiện ngay.

B. Không nghe theo, vì cho rằng những phương pháp cũ cũng đủ để điều khiển đất nước.

C. Có thực hiện nhưng không triệt để.

D. Cho bắt Nguyễn Trường Tộ vào ngục, bởi ông có tư tưởng thân Pháp.

Đáp án: B

Câu 17: Năm 1884, sau khi triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta, trong nội bộ triều đình Huế đã nảy sinh những quan điểm nào?

A. Hòa hoãn, thương thuyết với Pháp.

B. Cương quyết cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

C. Cầu cứu nhà Thanh đưa quân sang đánh Pháp.

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: C

Câu 18: Được tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Thực dân Pháp đã sử dụng âm mưu nào để đối phó với Tôn Thất Thuyết?

A. Mời Tôn Thất Thuyết cộng tác với Pháp.

B. Mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp rồi bắt ông.

C. ám sát Tôn Thất Thuyết để loại trừ nguy cơ "tạo phản"

D. Bắt cóc những người thân nhằm gây sức ép với ông.

Đáp án: B

Câu 19: Cuộc khởi nghĩa nào thuộc phong trào khởi nghĩa hưởng ứng Chiếu Cần Vương?

A. Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa).

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên)

C. Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh).

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 20: Vào đêm mồng 4 rạng sáng 5 / 7 / 1885, trong cảnh vắng lặng kinh thành Huế, việc gì đã xảy ra?

A. Cảnh thả đèn trên sông Hương.

B. Âm thanh của những thoi dệt vải.

C. Tiếng súng "thần công" nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: C

Câu 21: Trước sự uy hiếp của kẻ thù, lí do nào khiến Tôn Thất Thuyết phải nổ súng sớm?

A. Để dành thế chủ động.

B. Để đe dọa kẻ thù.

C. Để phản đối việc triều đình Huế chấp nhận làm tay sai cho giặc.

D. Vì triều đình Huế buộc yêu cầu nổ súng.

Đáp án: A

Câu 22: Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tôn Thất Thuyết đã cho lập căn cứ ở địa phương nào?

A. Vùng rừng núi từ Quảng Trị đến Thanh Hóa.

B. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

C. Vùng núi Quảng Nam.

D. Vùng núi Lạng Sơn.

Đáp án: A

Câu 23: Tại sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị), Tôn Thất Thuyết đã làm gì?

A. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.

B. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi cho xây dựng kinh thành mới ở đây.

C. Tôn Thất Thuyết chủ trương nối lại liên lạc với Pháp để hòa đàm.

D. Tôn Thất Thuyết xin từ quan, lui về ở ẩn.

Đáp án: A

Câu 24: Vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đã:

A. Tập trung đầu tư phát triển kinh tế.

B. Đẩy mạnh và phát triển hệ thống giáo dục trên cả nước.

C. Đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên của nước ta.

D. Từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta, chuyển giao chính quyền cho triều đình Huế.

Đáp án: C

Câu 25: Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam ta đã xuất hiện ngành kinh tế mới nào?

A. Nền công nghiệp khai khoáng.

B. Ngành dệt.

C. Ngành sản xuất xi măng, điện, nước.

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 26: Những thay đổi về chính trị và kinh tế nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào?

A. Một số người làm ăn phát đạt đã trở thành chủ xưởng hoặc nhà buôn lớn.

B. Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành.

C. Thành thị phát triển, buôn bán mở mang đã làm xuất hiện tầng lớp viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ.

D. Cả A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 27: Những thay đổi kinh tế đã tạo ra giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội?

A. Địa chủ

B. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức...

C. Nông dân

D. Quan lại phong kiến.

Đáp án: B

Câu 28: Giai cấp công nhân Việt Nam, chủ yếu xuất thân từ:

A. Nông dân bị mất ruộng đất, nghèo đói.

B. Giới trí thức không được trọng dụng

C. Thợ thủ công không có việc làm.

D. Nhà buôn bị phá sản.

Đáp án: A

Câu 29: Vào những năm đầu thế kỉ XX, nước ta có khoảng bao nhiêu vạn công nhân?

A. Khoảng 6 vạn công nhân.

B. Khoảng 10 vạn công nhân.

C. Khoảng 20 vạn công nhân.

D. Khoảng 1 vạn công nhân

Đáp án: B

Câu 30: Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, người nông dân rơi vào hoàn cảnh:

A. Như trâu kéo cày.

B. Trở thành người bần cùng.

C. Mất ruộng đất vào tay địa chủ và trở thành người làm thuê.

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 31: Phan Bội Châu xuất thân từ:

A. Một gia đình quan lại

B. Một gia đình địa chủ

C. Một gia đình nông dân

D. Một gia đình nhà nho nghèo

Đáp án: D

Câu 32: Để tìm con đường cứu nước, năm 1905, Phan Bội Châu đã đến nước nào?

A. NướcTrung Hoa.

B. Nước Anh

C. Nước Nga

D. Nước Nhật

Đáp án: D

Câu 33: Khi Phan Bội Châu gặp gỡ một số người Nhật Bản. Tại đây họ hứa giúp đỡ những gì?

A. Hứa cung cấp lương thực.

B. Cam kết đầu tư xây dựng một số căn cứ quân sự ở Việt Nam

C. Hứa giúp đỡ đào tạo về kĩ thuật, quân sự cho thanh niên yêu nước Việt Nam.

D. Hứa xây dựng một số trường tại Việt Nam

Đáp án: C

Câu 34: Tại sao sống trong điều kiện khó khăn thiếu thốn ở Nhật, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?

A. Vì mong muốn học tập xong để trở về cứu nước.

B. Vì mong muốn học tập xong để trở về nước phục vụ cho chính quyền thực dân.

C. Vì mong muốn học tập xong để mau chóng sang Pháp làm việc

D. Vì mong muốn xin được một công việc ổn định tại Nhật.

Đáp án: A

Câu 35: Trước sức ép của thực dân Pháp, chính phủ Nhật đã quyết định:

A. Mời Phan Bội Châu và những người du học ở lại Nhật cộng tác.

B. Trục xuất Phan Bội Châu và những người du học ra khỏi Nhật Bản

C. Bắt và chuyển giao Phan Bội Châu và những người du học cho thực dân Pháp.

D. Giới thiệu Phan Bội Châu và những người du học cho chính quyền ở Đông Dương để làm việc.

Đáp án: B

Câu 36: Mốc thời gian nào đánh dấu sự tan rã của phong trào Đông Du?

A. Năm 1904

B. Năm 1908

C. Năm 1905

D. Năm 1909.

Đáp án: D

 

23
26 tháng 4 2018

Đầy đủ đấy!!

26 tháng 4 2018

cảm ơn bn cần cứ dùng nha

12 tháng 11 2017

Trong 4 câu a,b,c,d, có 1 và chỉ 1 đáp án đúng :)

Giỡn thôi, theo mình là đáp án a

Chúc bạn học tốt

12 tháng 11 2017

đáp án là a đó nhé bạn

5 tháng 1 2020

Bài câu 2/ SGK à

Những điều kiện để phát triển ngành thủy sản là:

  • Vùng biển rộng, có nhiều hải sản
  • Mạng lưới sông ngòi dày đặc
  • Người dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng
  • Thị trường thủy sản ngày càng tăng cao….

=> Ngành thủy sản đang ngày càng phát triển ở nước ta.

Học tốt

 Ở Việt Nam, mỗi ngày có gần 30 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời. Điều đó đồng nghĩa với mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát khủng khiếp. Đây là điều không thể chấp nhận được với một đất nước đang sống trong hòa bình. Thiệt hại to lớn về nhân mạng là không gì bù đắp được. Những...
Đọc tiếp

 Ở Việt Nam, mỗi ngày có gần 30 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời. Điều đó đồng nghĩa với mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát khủng khiếp. Đây là điều không thể chấp nhận được với một đất nước đang sống trong hòa bình. Thiệt hại to lớn về nhân mạng là không gì bù đắp được. Những đau thương, mất mát mà gia đình nạn nhân phải gánh chịu là rất lớn. Những di chứng mà mỗi tai nạn giao thông để lại luôn kéo dài và không thể lường hết được, khiến xã hội cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Thêm vào đó, gia đình nạn nhân và ngân sách quốc gia phải chịu thêm gánh nặng hàng ngàn tỷ đồng để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông hàng năm. Điều đó đe dọa nghiêm trọng đến những thành quả của tăng trường kinh tế, đồng thời làm tổn thương đến hình ảnh một đất nước an toàn trong mắt bạn bè, đối tác. Đã đến lúc mỗi người Việt Nam cần phải nhận thức sâu sắc về tác hại khôn lường của tai họa này đến toàn bộ tiến trình vươn lên của dân tộc, đến sự phát triển lành mạnh của giống nòi. Đã đến lúc cần phải dũng cảm và chân thành nhìn thẳng vào sự thật là trong mỗi tai nạn giao thông, có cả lỗi và trách nhiệm của từng cá nhân, của cả cộng đồng và Nhà nước. Bằng nhiều hành động mạnh mẽ, thông qua các chính sách quốc gia và những cam kết xã hội, chúng ta đang làm mọi cách để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông - kèm theo đó là giảm thiểu số người chết và bị thương. Nhưng chúng ta vẫn có thể và cần phải làm nhiều hơn nữa. Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể cho đến từng cá nhân, đều phải chung tay hành động và hành động một cách quyết liệt. Hoạt động tưởng niệm các nạn nhân mà chúng ta cùng thế giới tổ chức là một sự kiện đặc biệt, là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông; bày tỏ sự chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ. Lễ tưởng niệm cũng là một cơ hội nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng ... về tầm quan trọng của việc phải chủ động góp phần tạo ra một môi trường giao thông an toàn cho mình và cho cộng đồng. Mỗi người hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, tự giác nhường nhịn, giúp đỡ nhau khi tham gia giao thông. Mỗi gia đình, nhà trường cần phải giáo dục con em của chúng ta từ khi còn bé về ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Hãy vi niềm thương xót những người đã mất mà hành động cho sự an toàn của những người đang sống! Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kêu gọi mỗi người dân Việt Nam, vì sự phát triển của đất nước, vì sự an toàn của bản thân, vì tương lai của con cháu mình, hãy làm tất cả những gì có thể để giao thông ở đất nước chúng ta ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn hơn.

MONG CÁC BN NHẬN XÉT

6
20 tháng 5 2018

Cũng hay nhưng bn cần biểu lộ nhiều cảm xúc để bài văn xúc động hơn bn ak

Viết về an toàn giao thông à,giỏi nhỉ viết cái này thì mình bó tay ko bít viết