K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2018

1. Dế Mèn là 1 chàng dế thanh niên cường tráng, tính tình kiêu ngạo, hay xem thường người khác và hay tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình .

2.Viết một bài văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị......xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

22 tháng 8 2019

+ Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

+ Tất cả đều màu xanh  

+ Âm thanh rì rào bất tận

+ Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

22 tháng 8 2019

2. Tác dụng: Phép so sánh giúp người đọc hình dung ra cảnh sông nước Năm Căn và khiến cho đoạn văn chợ nên gợi hình, gợi cảm và thêm sinh động, thêm phần hấp dẫn.

16 tháng 4 2017

- Cảnh con thuyền vượt sông:

    + Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt

    + Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng

- Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:

    + Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe

    + Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ

- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:

    + Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”

    + Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

    + Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà

=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách

17 tháng 2 2021

  hrszrjz

29 tháng 1 2018

1,

Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh:

a, Từ trước cho tới lúc thấy em gái tự chế màu vẽ: người anh tỏ ra người lớn, thấy việc vẽ cảu Mèo là chuyện trẻ con.

- Khi khả năng hội họa của em gái được phát hiện: người anh cảm thấy thua kém, mặc cảm, xa lánh em gái

- Khi lén xem tranh và đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em ở phòng trưng bày người anh nhận thấy tài năng và lòng nhân hậu của em gái

b, Tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh không còn thân với em gái do:

- Mặc cảm về bản thân thua kém em

- Người anh chạnh lòng khi mọi người chỉ chú ý tới em gái

- Cảm thấy ghen tị với em

c, Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”

- Ban đầu, ngỡ ngàng vì không ngờ được em lựa chọn vẽ vào tranh. Ngỡ ngàng vì bức vẽ về anh đẹp, một người mơ mộng, suy tư, hồn nhiên

- Tự hào, hãnh diện vì được thể hiện đẹp trong bức tranh của em gái mình.

- Xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em, và không xứng đáng ở trong tranh.

2,

Nhân vật người em trong truyện:

+ Là một cô bé hồn nhiên, kiên trì theo đuổi đam mê vẽ tranh

+ Luôn yêu thương và muốn gần gũi với người anh

+ Chọn vẽ anh vì anh là “người thân thuộc nhất”, luôn yêu thương anh trai

+ Là cô bé nhân hậu, vị tha, tình cảm trong sáng

=> Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái giúp cho người anh nhận ra sự hạn chế, thiếu hụt về tình cảm của mình.

3,

Người anh trai sau khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của cô em gái thì ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cảm thấy xấu hổ. Thoạt đầu ngỡ ngàng bởi người anh không hề biết trong lòng cô em gái mình lại là người hoàn hảo đến thế, sau tất cả những sự thờ ơ, vô tâm với em. Tiếp đó là sự hãnh diện vì được em gái vẽ rất đẹp, một người anh mơ mộng, suy tư chứ không phải người anh nhỏ nhen, ghen tị. Tất cả sự hãnh diện đó tiếp nối là sự xấu hổ với em, với bản thân. Người anh dằn vặt chính mình và cảm thấy không xứng đáng với vị trí đặc biệt trong lòng người em. Chính sự nhân hậu, hồn nhiên của người em đã giúp người anh tỉnh thức, nhìn nhận đúng về bản thân mình.

29 tháng 1 2018

Soạn bài: Bức tranh của em gái tôi

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... phát huy tài năng) : Tài năng của em gái được phát hiện.

   - Đoạn 2 (tiếp ... anh cùng đi nhận giải) : Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh.

   - Đoạn 3 (còn lại) : người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng em gái.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tóm tắt:

Cô em gái Kiều Phương có năng khiếu hội họa tiềm ẩn. Khi tài năng được biết đến và phát huy, người anh trai cảm thấy ghen tị, buồn dẫn đến thái độ khó chịu và xa lánh em. Ngày đi cùng em nhận giải, người anh mới xúc động nhận ra sự hẹp hòi của mình và lòng nhân hậu của em gái.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Vì hai nhân vật này được tác giả quan tâm nói đến xuyên suốt truyện. Tuy nhiên nhân vật người anh được tác giả kể về diễn biến tâm trạng nhiều hơn.

b. Truyện kể bằng lời nhân vật người anh. Điều này làm cho suy nghĩ, tình cảm được bộc bạch chân thật, sự việc diễn biến một cách tự nhiên, logic.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. - Đến khi thấy em tự chế màu vẽ : coi mình lớn, tò mò → Khi tài năng của em được phát hiện : có chút ghen tị → Khi lén xem tranh : cảm giác thua kém → Khi đứng trước bức tranh đoạt giải : ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.

b. Người anh cảm thấy không thể thân với em như trước bởi chính cái ranh giới mong manh mà người anh vạch ra. Ranh giới đó là cảm giác thua kém, là ghen tị và cảm giác thiếu vắng sự quan tâm.

c. ngỡ ngàng vì bất ngờ, vì ngạc nhiên, hãnh diện khi mình là người được em vẽ, khi chân dung mình qua con mắt em lại đẹp vậy, cũng hãnh diện vì có đứa em tài giỏi. Xấu hổ nhận ra bản thân quá hẹp hòi trước tâm hồn đẹp đẽ của em.

Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Đoạn kết truyện, người anh xúc động, những suy nghĩ bị nghẹn lại không thoát ra thành lời. Người anh hổ thẹn với tấm lòng nhân hậu, với tình cảm của em gái mình, xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tâm hồn thuần khiết bé bỏng ấy. Đồng thời là cảm giác hối hận khi trước kia đã cáu gắt với em.

Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Nhân vật cô em gái trong truyện – Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, tài năng nhưng không khoe khoang, không cậy mình có tài mà khinh thường người khác. Đồng thời lại rất độ lượng và nhân hậu. Có lẽ tâm hồn trong sáng, nhân hậu là điều đáng mến nhất của cô bé này.

Luyện tập

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đứng trước bức tranh hoàn mỹ này, người anh tự vấn mình : “Đây là ai ? Tôi ư? Không! Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em tôi”. Người anh vô cùng xúc động, anh có thể rơi nước mắt ngay lúc này. Bức tranh đẹp quá, đẹp đến nỗi anh không còn nhận ra chính mình nữa. Câu hỏi của mẹ thoạt tiên gây ra sự ngỡ ngàng vì mọi thứ như không phải hiện thực, anh đã hẹp hòi, ích kỷ vậy mà cô em gái bé nhỏ vẫn luôn xem anh là người thân thuộc nhất. Cảm xúc đan xen, niềm hãnh diện len vào, hãnh diện vì có cô em gái tài năng, nhân hậu. Sau đó là nỗi xấu hổ, anh không ngờ dưới mắt em mình anh hoàn hảo đến vậy, còn anh thì...

Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   - Đa phần mọi người sẽ vui cùng niềm vui đó.

   - Số ít sẽ nhen nhóm lòng ghen tị.

   - Tùy trường hợp thành viên đó được nhiều người yêu quý hay ghét bỏ hay không.

6 tháng 5 2019

trong sgk văn lp 6 ấy, phần ghi nhớ có Nội dung và ý nghĩa mà

còn tác giả vs hoàn cảnh sáng tác thì phần cuối bài hoặc phần ghi chú

hok tốt!

6 tháng 5 2019

Sgk có ok

Hok tốt

Thi tôtd

13 tháng 3 2018

1nêu cảnh anh đội viên nhìn bác chưa ngủ

bác ngồi bên bếp lửa và ngoài trời như thế nào

tình cảm anh đội viên nhìn bác

2 khổ cuối vì . đây là khổ do vợ ông sáng tác ( nghe thầy nói ko biết đúng hay sai)

13 tháng 3 2018

Trả lời nhanh nhất mình k cho

7 tháng 3 2019

1. Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

4. Tình cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải suốt bài thơ. Riêng ở đoạn cuối, chúng ta thấy có sự hòa hợp khéo léo giữa suy nghĩ của nhà thơ và tâm trạng người chiến sĩ:
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Nhà thơ đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác – người Cha già thân thiết của quân đội và nhân dân Việt Nam. Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc.
Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.
Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.
Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ – đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.

22 tháng 1 2018

- Ngoại hình:

+ Nhỏ bé.

+ Mặt mày, quần áo luôn bị bôi bẩn bởi nhọ nồi và các vật màu.

- Lời nói:

+ Rất hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ.

+ Không hề tỏ ra bực bội với người khác.

- Hành động:

+ Hoạt bát, vui vẻ.

+ Chăm chỉ, say mê vẽ tranh.

+ Vừa làm, vừa hát.

- Tính cách:

+ Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng.

25 tháng 1 2018

1.Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo hai câu hỏi sau:

a) Theo em, Kiều Phương là người ntn? Từ các chi tiết về nhân vật này trong truyện, hãy miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em.

b) Anh của Kiều Phương là người ntn? Hình ảnh người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không?

2. Hãy kể cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình. (Trong khi nói, chú ý làm nổi bật đặc điểm của người mình đang miêu tả bằng các hình ảnh, bằng cách so sánh và nhận xét của bạn thân)