K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Bị em trai nhại theo

2. Lời nói: Chửi em và nhại lại em

Hành động: Trêu ngươi, làm vẻ mặt kì để chọc e

3. em cảm thấy lúc đó em rất tức giận mà đã chửi bới và lại trêu lại em trai của mình, nhiều lúc không kiểm soát được mà còn đánh e nữa, những lúc như này e nên kiềm chế cảm xúc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 8 2023

Nhận xét của em: 

1. Giúp đỡ bạn trong học tập thể hiện sự quan tâm đến bạn.

2. Phá đám khi bạn đang chơi thể hiện thái độ vô duyên, nghịch ngợm không nghĩ cho bạn bè.

3. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn thiếu thể hiện sự thân thiện, quan tâm tới bạn.

4. Không cho bạn chơi cùng thể hiện sự tầy chay, ích kỷ không hoà đồng với tất cả bạn bè.

5. Đỡ bạn khi bạn ngã thể hiện sự quan tâm tới bạn của mình.

6. Trêu chọc bạn thể hiện sự nghịch ngợm, vô duyên không quan tâm tới bạn bè.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 11 2023

Thưa thầy/cô và các bạn, em xin chia sẻ về một lần em đã có cảm xúc tiêu cực.

Hôm đó vào cuối tuần, bố mẹ hứa cho em đi công viên chơi. Nhưng do hôm đó bố mẹ có công việc đột xuất nên đã lỡ hẹn với em.

- Khi đó, em đã rất tức giận, khóc ầm lên và bỏ lên phòng.

- Nếu gặp lại tình huống như vậy, em sẽ bình tĩnh hơn, hít thở thật sâu, nắm chặt tay, uống một cốc nước lạnh để kiềm chế cảm xúc tiêu cực đó. Suy nghĩ tích cực hơn và suy nghĩ cho công việc của bố mẹ.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 11 2023

* Những cảm xúc tiêu cực mà em đã gặp và cách em kiềm chế những cảm xúc đó:

- Cảm xúc giận dữ.

+) Cách kiềm chế: hít thở sâu, nắm chặt tay.

- Tâm lí căng thẳng.

+) Cách kiềm chế: nghe nhạc thiền, ngồi thiền, chơi thể thao, nghe nhạc.

- Tâm trạng buồn bã.

+) Cách kiềm chế: nghe những bài nhạc có giai điệu, tiết tấu vui nhộn.

* Mỗi học sinh sẽ tự thực hành các hành động khi có cảm xúc tiêu cực như lo lắng, giận dữ, căng thẳng,… để tâm trạng được thoải mái, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 11 2023

* Kể chuyện theo tranh:

Hình 1:

Mai, Duy và Kiên là những người bạn chơi thân với nhau. Một lần, không may bạn Mai bị ốm phải nhập viện nên Duy và Kiên đã nhờ mẹ dẫn đến viện để thăm bạn.

Hình 2:

Đến nơi, Duy và Kiên chạy nhảy, nô đùa ầm ĩ ở ngoài hành lang. Mặc dù bệnh viện là nơi công cộng và có biển “Đi nhẹ - Nói khẽ” nhưng hai bạn không thực hiện đúng.

Hình 3:

Không chỉ vậy, khi tới phòng Mai nằm, Duy đã mở mạnh cửa khiến phát ra tiếng động mạnh “Rầm” và gọi to “Mai ơi!”.

Hình 4:

Mẹ Duy đã nhắc nhở hai bạn rằng: “Ở bệnh viện, các con không được hét lớn và chạy lung tung”. Duy và Kiên sau bị mẹ nhắc nhở đã nhận ra lỗi lầm của mình và xin lỗi mẹ: “Chúng con biết lỗi rồi ạ!”.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 11 2023

* Trả lời câu hỏi:

a. Khi vào viện thăm bạn, Duy và Kiên đã chạy nhảy, nô đùa ầm ĩ ở hành lang. Khi tới phòng Mai nằm thì mở mạnh cửa và gọi to tên Mai.

b. Hành động của hai bạn không phù hợp. Vì bệnh viện là nơi công cộng, cần phải giữ trật tự để tránh làm ảnh hưởng đến các bệnh nhân khác và mọi người xung quanh.

c. Theo em, khi đến bệnh viện cần tuân thủ một số quy định của bệnh viện đưa ra như: đi nhẹ, nói khẽ, giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định để không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh và khuôn viên bệnh viện.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 11 2023

Chào thầy / cô và các bạn. Sau đây, em xin được kể lại câu chuyện bị bắt nạt, trêu chọc của một người bạn thân của mình.

Bạn thân của em là Nhi. Trong một lần chúng em trò chuyện với nhau, em mới biết rõ về vấn đề bạn ấy đã gặp phải trước đây. Một lần trên đường đi học về, Nhi đã bị một nhóm anh chị lớp trên chặn đường trêu chọc, bắt bạn ấy đưa tiền hoặc một món đồ chơi giá trị nào đó. Nhi lúc này đã rất sợ hãi và khi về nhà đã đem chuyện này kể với bố mẹ. Bố mẹ bạn ấy khi biết rõ mọi chuyện đã chấn an tinh thần và ngày hôm sau cùng Nhi đến gặp nhóm người đó. Sau khi bị bố mẹ Nhi nhắc nhở và nếu như còn để việc này xảy ra nữa sẽ nói với nhà trường, nhóm đó đã sợ hãi, nhận lỗi và xin lỗi Nhi cùng bố mẹ bạn ấy. Từ đó, Nhi cũng không còn bị bắt nạt trên đường đi học về nữa.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 11 2023

- Những cảm xúc tích cực như vui vẻ, sung sướng, hân hoan, bất ngờ, hạnh phúc,… sẽ khiến bản thân mình và mọi người xung quanh cũng vui vẻ theo, lan tỏa niềm vui, niềm hạnh phúc đến mọi người. 

- Ngược lại, những cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn bã, âu sầu, lo lắng. sợ hãi, bồn chồn,… sẽ khiến bản thân mình và mọi người xung quanh cũng buồn lo theo.

6 tháng 6 2023

Em sẽ nói: Huy ơi, mình xin lỗi nhé vì đã quên mang truyện trả cho Huy. Mình hứa sáng mai mình sẽ mang truyện qua trả cho Huy. Huy tha lỗi cho mình nhé! 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 11 2023

a. Nếu em là bạn Cáo trong tình huống trên, em sẽ nhận lỗi và xin lỗi Thỏ, Sóc và mẹ Sóc.

- Cáo xin lỗi Sóc (Mình xin lỗi vì đã làm rách cuốn truyện của cậu!).

- Cáo xin lỗi Thỏ (Mình xin lỗi vì đã đổ lỗi cho cậu).

- Cáo thể hiện mong muốn được đền bù (Mình có thể đền cho cậu một cuốn truyện mới được không?).

- Cáo mong muốn được Sóc tha lỗi (Cậu có thể tha lỗi cho tớ được không?).

- Cáo hứa sẽ không tái phạm (Mình hứa sẽ không phạm sai lầm lần sau nữa!).

b. Bạn Cáo nên nhận lỗi, sửa lỗi một cách chân thành và không được tái phạm lỗi lầm đó một lần nữa.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 11 2023

1. 

Hình 1:

Bạn nhỏ đang sợ hãi khi gặp chú chó dữ. 

Hình 2:

Bạn nhỏ vui sướng, hân hoan khi đạt được thành tích cao và được mọi người chúc mừng

2. 

Tình huống tương tự em đã gặp:

- Em rất sợ khi nhìn thấy  con rắn

- Em thấy vui khi được điểm 10

- Em lo sợ khi chưa làm xong bài tập