2, tóm tắt truyện Bá...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2020

Sản phẩm của văn minh lúa nước tìm thấy ở mảnh trấu cùng những hạt thóc cháy đã hóa thạch đào được ở Gò Mun. Nhưng hạt gạo làm nên bánh chưng, bánh giầy trong truyền thuyết Hùng Vương lại là chứng cớ hùng hồn cùng với các sử liệu hoặc vật chứng khảo cổ liên quan đến nền văn minh lúa nước. Bánh chưng, bánh giầy là bằng chứng thực tiễn và triết học có thể chấm dứt mọi bàn luận cùng những nghi ngờ, rằng Việt Nam có nằm trong cái nôi của nền văn minh lúa nước hay không.

Điều kỳ diệu là thứ bánh độc đáo này tồn tại suốt từ thời Hùng Vương đến nay. Có được sức sống trường tồn vì bánh chưng, bánh giầy chứa đựng nét đẹp văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam cả về đời thường lẫn tín ngưỡng.

Bánh chưng, bánh giầy được tổ tiên tôn làm tinh hoa và đỉnh cao của nền văn minh lúa nước. Thứ bánh này chỉ có ở Việt Nam, không tìm thấy ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới có liên quan đến nền văn minh lúa nước. Hạt gạo làm bánh là tinh chất của hạt lúa cổ. Các Vua Hùng ví hạt gạo như hạt ngọc của trời đất ban cho loài người. Về lúa cổ, các nhà nghiên cứu về Đông Nam Á cho rằng, thế giới có 21 loài lúa hoang dại, trong đó Oryz rufipogon được xem là tổ tiên của cây lúa Á châu. Ngoài ra còn có lúa Orinava, một loại lúa thường niên ở Châu Á, nhưng được ít người công nhận. Cả hai loại lúa này đều có ở Việt Nam, được cư dân Ấn Độ và Đông Dương thuần hóa thành lúa canh tác cách đây 9000 năm. Nó được thuần hóa ở đồng bằng sông Hồng tới Nam Trung Quốc. Khi ấy Nam Trung Quốc chưa thuộc Trung Quốc của dân tộc Hán mà thuộc dân tộc Việt cùng một số dân tộc thiểu số khác... Nếu các nhà khoa học Nhật, bằng phương pháp AMS xác định được niên đại 3000 năm của lúa cổ Việt Nam ở Thành Dền, thì có thể tự hào rằng, dân tộc ta đã ở đỉnh cao của trí tuệ nhân loại, đi trước nhân loại 3000 năm, trước khi các nhà khoa học lai tạo lúa của Viện lúa gạo quốc tế tạo được giống lúa IR8 hội đủ các đặc tính của loại lúa cổ hoang dại trên làm giống lúa tiền phong cho cuộc cách mạng xanh của thế kỷ 20.

Nhận định trên đây được tiến sỹ gốc Việt Trần Đăng Hồng- cố vấn khoa nông nghiệp nhiệt đới Đại học Reading (Anh Quốc) - viết trong bài “Về hạt lúa cổ Thành Dền”, ngày 28-7-2010. Ông là tác giả của 7 cuốn sách về hạt giống, cùng hơn 80 công trình nghiên cứu được giới khoa học quốc tế ghi nhận.

Cho dù là truyền thuyết, nhưng qua truyện “Bánh chưng, bánh giầy”, tổ tiên đã gửi bức thông điệp đặc biệt cho chúng ta. Thông điệp khẳng định từ thời Hùng Vương người Lạc Việt đã biết chế biến sản phẩm lúa nước, biết tuyển chọn những hạt gạo thơm lành nhất để làm nên bánh chưng, bánh giầy. Hạt gạo đứng đầu trong các sơn hào hải vị, tinh khiết và an lành hơn bất kỳ của ngon vật lạ nào. Tổ tiên đã gửi gắm ý nghĩa triết học và văn hóa tâm linh vào hạt gạo qua truyện Bánh chưng, bánh giầy. Hạt gạo mang nét đẹp đạo đức kết tinh từ lao động. Cần cù chịu khó đi liền với thông minh hiếu thảo là gốc của mọi sự nghiệp. Vua Hùng thứ 6 truyền ngôi cho hoàng tử út Lang Liêu, chính bởi Người đã nhìn ra phẩm chất hiền tài ở người kế vị. Từ thời Hùng Vương, hiền tài đã là nguyên khí quốc gia.

Ý nghĩa triết học nguyên thủy trong bánh chưng, bánh giầy được nhiều nhà nghiên cứu Kinh Dịch giải mã. Có người còn coi thứ bánh này là khởi nguồn của triết học Phương Đông. Bánh chưng, bánh giầy chứa đựng trong nó học thuyết Âm dương ngũ hành, nguyên lý cốt lõi của Kinh Dịch. Bánh chưng vuông tượng trưng cho mẹ đất. Bánh giầy tròn tượng trưng cho cha trời. Bánh có đủ ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong cuốn sách “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” NXB Văn hóa, năm 2002 đã giải thích văn minh Lạc Việt qua bánh chưng, bánh giầy. Xin tóm tắt như sau: Bánh giầy tròn, trắng, dẻo, không vị, biểu thị cho viên mãn, thuần khiết, thông biến, đặc tính của thái cực, thuộc Dương. Bánh chưng vuông thuộc Âm. Nhân thịt lợn sắc hồng thuộc Hỏa. Hỏa sinh Thổ mang sắc vàng của đậu xanh. Thổ sinh Kim, màu trắng của gạo nếp, Kim sinh Thủy, bánh luộc trong nước. Thủy sinh Mộc, màu xanh lá dong, hạt gạo nhừ nhuyễn có màu xanh. Nghĩa là trong chiếc bánh chưng chứa đựng Ngũ hành tương sinh. Bốn chiếc lạt giang buộc ngoài bánh thành hai đường song song tạo nên 9 hình vuông nhỏ là Cửu cung và Hà đồ của Lạc Thư. Lạc Thư chiết tự là sách của người Lạc Việt. Vậy nguồn gốc của Kinh Dịch có từ Việt Nam được khắc trên lưng cụ rùa mà vua nước Việt ta đem tặng vua Nghiêu, Trung Quốc.

Vì vậy, bánh chưng, bánh giầy chứa đựng Âm Dương giao hòa, Ngũ hành vận động, là xuất xứ của triết học Phương Đông. Bánh chưng bánh giầy thành phẩm vật cao quý của người Lạc Việt, đặt trên mâm lễ của toàn dân tộc thờ cúng các Vua Hùng, đặt trên mâm cỗ của các gia đình thờ cúng gia tiên trong dịp lễ tết là nét đẹp độc đáo tôn vinh đạo lý uống nước nhớ nguồn. Vì chứa đựng nét đẹp văn hóa tâm linh cả về triết học lẫn thực tiễn nên bánh chưng, bánh giầy đã tồn tại suốt mấy nghìn năm và sẽ còn mãi mãi sau này.

Bánh chưng bánh giầy đạt đỉnh cao của hoàn hảo cả về thực tiễn lẫn triết học. Món ẩm thực độc đáo thuần Việt này có tuổi tác lâu dài nhất thế giới chỉ dân tộc Việt Nam mới có. Suốt cả ngàn năm Bắc thuộc, trăm năm Pháp thuộc, bánh chưng, bánh giầy vẫn bất khuất trước họa xâm lăng văn hóa của kẻ thù, cùng dân tộc giữ cho văn hóa Việt không bị đồng hóa, không bị tiêu diệt. Tấm bánh của tổ tiên hàm chứa sự kết đoàn, hòa quyện. Càng qua nước sôi lửa bỏng, bánh càng dền nhuyễn, thơm ngon. Càng qua đấu tranh gian khổ, dân tộc càng kết đoàn, thống nhất. Bánh chưng, bánh giầy tôn vinh đạo lý làm người, chứa đựng ước mơ đoàn kết, thái bình, nhắc nhở cháu con lòng tự hào, biết ơn nguồn cội 5000 năm văn hiến Lạc Việt.

Không biết mình có đúng không nữa, nếu sai thì bạn sửa hộ nha

22 tháng 8 2018

ngắn hơn càng tốt

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam

Tk mình nhé oke,

27 tháng 5 2016

Truyện "Thánh Gióng" là truyền thuyết vì các lý do sau : 
* Truyện phản ánh một sự kiện lịch sử (Đánh giặc Ân) của nhân dân ta, xoay quanh chiến công của một nhân vật lịch sử (Thánh Gióng), và còn lại di tích lịch sử là Đền Gióng dưới chân núi Sóc Sơn,.... Đó là yếu tố lịch sử của truyền thuyết 
* Truyện được xây dựng bằng các chi tiết kỳ ảo để ca ngợi, tôn vinh chiến công của các anh hùng, các nhân vật lịch sử : Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng, cậu bé 3 tuổi chẳng biết nói cười ; câu nói đầu tiên lại là xin đi đánh giặc ; những yêu cầu của Thánh Gióng với Vua (ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt,...) 
sự lớn lên nhanh chóng của Thánh Gióng ; đánh tan giặc cưỡi ngựa sắt bay về Trời...)

27 tháng 5 2016

Truyện "Thánh Gióng" là truyền thuyết vì các lý do sau : 
* Truyện phản ánh một sự kiện lịch sử (Đánh giặc Ân) của nhân dân ta, xoay quanh chiến công của một nhân vật lịch sử (Thánh Gióng), và còn lại di tích lịch sử là Đền Gióng dưới chân núi Sóc Sơn,.... Đó là yếu tố lịch sử của truyền thuyết 
* Truyện được xây dựng bằng các chi tiết kỳ ảo để ca ngợi, tôn vinh chiến công của các anh hùng, các nhân vật lịch sử : Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng, cậu bé 3 tuổi chẳng biết nói cười ; câu nói đầu tiên lại là xin đi đánh giặc ; những yêu cầu của Thánh Gióng với Vua (ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt,...) 
sự lớn lên nhanh chóng của Thánh Gióng ; đánh tan giặc cưỡi ngựa sắt bay về Trời...)

18 tháng 9 2020

Truyền thuyết con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản tự sự . Vì nó kể lại sự tích về nguồn gốc của con người Việt Nam.

Truyền thuyết con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết như vậy

- Truyền thuyết con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản tự sự 

- Vì văn bản kể về nòi nguồn gốc , nòi giống của con người VN .

11 tháng 9 2016

vì  nó kể lại 1 chuỗi các sự kiện, sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia , cuối cùng dẫn đến 1 kết thúc, thể hiện 1 ý nghĩa

11 tháng 9 2016

Vì nó có cốt lõi lịch sử và có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo

16 tháng 8 2016

Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.

Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.

Bạn tham khảo nhé

16 tháng 8 2016

Có nhiều truyện như vậy lắm bạn ạ, ví dụ như: 
* Truyện " Qủa bầu mẹ", của dân tộc Khơ - mú: 
Ngày xưa có hai anh em mồ côi, một trai - một gái khi bắt được con dúi. Dúi xin tha mạng và đền ơn bằng cách chỉ cho hai người tránh khỏi nạn lục. Thoát được lũ, không còn ai, hai anh em mới chia nhau người cái nắp, người cái ống trầu làm tin và chia nhau đi tìm vợ, tìm chồng. Tìm không được họ lại gặp nhau, lại chia nhau mỗi người một ngã nhưng vẫn không đạt được ý nguyện nên họ buồn lắm. Thấy vậy, chim Tgoóc khuyên hai người lấy nhau. Ít lâu sau, người em có mang, đến 7 năm, 7 tháng, 7 ngày mới sinh ra được quả bầu. Khi người chồng dùi thủng quả bầu: 
_Người anh chui ra đầu tiên, vì dính phải bụi than( do đốt quả bầu ), nên rất đen và là nguồn gốc người Khơ - mú. 
_Người em út chui ra sau cùng nên da dẻ trắng trẻo và là nguồn gốc của người kinh. 
Do thứ tự ra đời trước sau như vậy, nên địa bàn sinh sống của người Việt Nam cũng khác nhau; từ miền núi cho đến miền đồng bằng. Người Khơ - mú ở trên núi cao có nhiều rừng núi, sông suối thoả sức làm rẫy, làm nương. Người Kinh ( em út ) hết đất phải đi xa xuống tận vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, mở rộng nơi cư trú làm ăn, sinh sống. 
Truỵện đầy màu sắc huyền bí: Con người sinh ra từ trái bầu, rồi do thần Đất bảo ban nơi cư trú và cách làm ăn, sinh sống. 
* Truyện: " Kinh và Ba- na là anh em": 
. . . Truyện kể rằng: Có hai anh em thấy người cha say rượu, trần truồng. Người em nhìn cười và bị người cha đuổi đi. Vợ chồng người em dắt nhau lên tận miền rừng núi sinh cơ lập nghiệp; đẻ con, đẻ cháu và là nguồn gốc người Ba- na. Người anh ở lại miền đồng bằng lấy vợ sinh cơ lập nghiệp làm ăn ,sinh sống và là nguồn gốc của người Kinh. 
* Ở sử thi " Đẻ đất đẻ nước", của dân tộc Mường: 
Chim thần đẻ ra nhiều trứng, trứng nở ra các dân tộc như người: Việt, Thái, H`Mông . . . 
* Người Tà Ôi kể trong truyện cổ của họ rằng: Dân tộc Tà Ôi được sinh ra từ một quả bầu. “Ngày xưa khi trên trái đất chỉ có loài thú sống với nhau, con người chưa xuất hiện thì bỗng xảy ra một tiếng nổ dữ dội. Sau tiếng nổ thì mặt đất bỗng dưng thay đổi hẳn, các con thú vắng bóng. Chỉ may mắn còn sống sót mỗi hai con chó, một đực, một cái. 

Hai con chó sống chung với nhau. Bỗng một hôm trời hạn hán, nước sông suối khô cạn, cây sim, cành móc đều chết cháy. Hai con chó tìm lên vùng cao để tìm thức ăn và nước uống. Vượt qua nhiều núi đèo hiểm trở, cuối cùng hai con chó cũng tìm được nguồn nước. Con chó cái lúc này đang bụng mang dạ chửa, nó cố lê mình đến bên bờ suối. Lúc nó chui đầu xuống dòng nước, cũng là lúc nó chuyển dạ, đẻ ra một quả bầu dài. Một nửa quả bầu nằm dưới nước, một nửa lại nằm vắt lên bờ. 
Quả bầu cứ nằm như vậy suốt bao tháng liền. Nửa trên bờ của trái bầu bị nắng hạn nung nóng nên ngày càng đen thẫm lại, còn nửa dưới được mát mẻ nên trắng bợt ra. 
Mãi lúc khi mùa xuân đến, khi trời ấm áp dần lên thì quả bầu bỗng vỡ ra và con người từ vòng quả bầu đó vươn dậy. Số người nằm nửa trên bờ của quả bầu có nước da ngăm đen, còn số được bảo vệ nên có làn da trắng trẻo. 
Số người có làn da trắng xuôi theo dòng sông, suối về đồng bằng sinh sống trở thành người Kinh sau nầy. Những người có làn da ngăm đen lại đi ngược về ở phía đầu nguồn tìm rừng phát rẫy trở thành người Tà Ôi bây giờ...”

2/ Cái này bạn tự kể nhé!!!!

6 tháng 12 2016

So sánh thể loại truyền thuyết với truyện cổ tích:

Giống nhau:

  • Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.
  • Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính

Khác nhau:

  • Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể.
  • Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.

​So sánh chuyện ngụ ngôn sv chuyện cười:

- Giống nhau: thường chế giễu, phê phán những hành động, cách cư xử trái vs điều chuyện nêu ra, thường dùng hình ảnh con vật hay con người.

- Khác nhau:

  • Truyện ngụ ngôn là truyện răn dạy, khuyên nhủ người ta về bài hcoj nào đó trong cuộc sống.
  • Truyện cười nhằm mục đích mua vui, phê phán hoặc châm biếm những hành động đánh cười trong cuộc sống.

 

6 tháng 12 2016

giúp mình với

 

22 tháng 12 2016

Vì sử dụng ngôi kể thứ ba người kể sẽ kế linh hoạt,thú vị hơn.

5 tháng 1 2017

Khi kể truyện cổ tích hay truyền thuyết dùng ngôi kể thứ ba sẽ làm cho câu chuyện trở nên sinh động , có tính gợi hình và gợi cảm

7 tháng 12 2018

Truyện dân gian là kho tàng quý báu của dân tộc ta, nó luôn thu hút người đọc, luôn có sức hấp dẫn riêng của mình. Và chắc chắn rằng các bạn đã rất quen thuộc với truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh" rồi nhỉ. Câu chuện kể về cuộc tranh giành công chúa của hai vị thần là thần Núi và thần Nước. Cuộc chiến đã diễn ra vô cùng khốc liệt, và Sơn Tinh- Thần Núi luôn luôn chiến thắng Thần Nước hẹp hòi, si tình. Điều mà tôi thích nhất của câu chuyện là nó giúp tôi hiểu được vì sao cứ vào tháng 7, tháng 8 hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta lại hay xảy ra lũ lụt, hiểu thêm về ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân ta. Chính vì vậy, cứ vào mùa mưa, mùa bão các địa phương lại phải tu sửa đê điều để tránh các thiệt hại do cơn tức giận của Thần Nước gây ra.

XIN LỖI BẠN VÌ MÌNH KHÔNG BIẾT VIẾT GÌ THÊM CHO NÓ DÀI RA, BẠN CÓ THỂ THÊM MỘT SỐ CHI TIẾT VÀO BẠN NHÉ!!!