K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2019

Tham khảo:

Ý 1 :

1) Mở bài: Khái quát về khung cảnh ngày khai trường - ngày đầu bước chân vào trường cấp 3!

2) Thân bài:

a) Cảm xúc khi làm lễ khi giảng

- Bạn mới chung lớp và hình ảnh của các bạn cùng trường, nhất là những bạn khoá đầu như mình!

(kết hợp tự sự, tả cảnh và khắc hoạ hình ảnh)

b) Miêu tả sơ lược không khí lớp học ngày đầu tiên.

- Thầy cô như thế nào?

- Tâm trạng, cảm giác của bạn khi học những tiết học đầu tiên (kiến thức, môi trường học tập và phương pháp học của cấp 3...)

- Có thể sơ lược về không khi lúc tan lớp.

3) Kết bài: Khái quát tâm trạng trong ngày đầu học cấp 3! Nêu cảm nghĩ về mái trường mới này!

Bài làm

Lứa tuổi học trò của chúng ta, ai mà chẳng có những ngày tự trường vui vẻ cùng với bạn bè, người thân, thầy cô. Ai mà chẳng có những cảm xúc mới lạ khi ngày đầu tiên được đi học. Và tôi cũng vậy, mặc dù đã bao lần được đón ngày khai giảng, đã bao lần được vui vẻ cắp sách đến trường nhưng sao lần này thì lạ quá! Cảm giác dường như lần đầu tiên được đi học vây. Bởi, đây là lần đầu tiên tôi bước chân vào ngôi trường này - trường THPT thị xã Quảng Trị.

Từ lúc còn học cấp hai , đã biết bao lần tôi mơ ước được học dưới mái trường này, rồi cứ thế tôi cứ thầm nghĩ và nuôi hi vọng rằng mình sẽ được học ở đây, ở ngôi trường với nhiều dề dày thành tích như thế này! Thời gian dần trôi, mọi sự cố gắng nổ lực của tôi đã thành công , tôi đã đậu cấp ba . Ngôi trường mà tôi đã được vào không nơi nào khác chính là người THPT thị xã Quảng Trị - nơi tôi đã hàng ao ước bao lâu nay. Cảm giác khi nghe tin được học ở đây và may mắn hơn nữa là được xếp vào lớp 10a2 lại càng khiến tâm trạng của tôi thêm phấn chấn, mừng rỡ .

Ngày đầu tiên đi học , lòng tôi bỗng rối bời và bỡ ngỡ làm sao ! Lúc đó , tôi chỉ muốn có ai bên cạnh nắm tay và đưa vào lớp. Thật giống là một cô cô bé quá con nít phải không ? Bao năm nay . tôi đã quen tựu trường dưới ngôi trường cấp hai quen thuộc và thân thương của mình . Tôi cứ suy nghĩ về những hàng cây , ghế đá ... Nơi mà chúng tôi đã từng nô đùa , vui chơi ở đó . Nhưng bây giờ thì khác , tôi chẳng có những hình ảnh nào quen thuộc , thân thương như trước kia nữa. Bởi, đây là lần đầu tiên tôi bước vào ngôi trường này . Đứng trước cổng trường , ngôi trường đã hiện ra trước mắt tôi . Đó là một dãy nhà ba lầy y như là một tòa lầu đài to lớn vậy. Chắc tại bỡ ngỡ quá nên tôi mới nghĩ như thế. Nhưng sao những bước chân nặng nề đến thế. Tại sao tôi không bước nổi? Mọi người khác đều có thể làm được kia mà, tôi cũng phải dũng cảm lên chứ! Dọc đường, tôi cứ thầm mong rằng lớp học sẽ có những bạn cũ của mình. Nhưng không, xung quanh tôi đây, trong cái lớp học này, chỉ toàn là những gương mặt mới lạ mà thôi. Tôi bắt đầu cảm thấy sợ! Nhưng nỗi sợ hãi đó đã tan nhanh đi khi những người bạn mới đã vui vẻ chuyện trò và bắt chuyện cùng với tôi. Tôi thầm cảm ơn trời đã cho tôi quen với những cô cậu học sinh này. Một lát sau, cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Không biết cô có hiền hay không nhỉ? Tôi tự nghĩ. Trước mắt tôi đây là một người phụ nữ với hình dáng thân quên, mái tóc dài với khuôn mặt rất đỗi nhân từ. Nhìn cô mà tội lại nhớ tới cô Lan, một người cô và cũng như là một người mẹ đối với tôi. Cô là người đã dạy tôi lúc còn học cấp hai. Và ngay giừo đây, cô giáo chủ nhiệm mới của tôi lại rất giống cô Lan, rất đỗi nhân từ và hiền hậu. Cô giới thiệu là giáo viên phụ trách bộ môn Toán và cũng là người chủ nhiệm của chúng tôi, cô tên Dung. Buổi gặp mặt đầu tiên, cô ân cần dạy bảo chúng tôi về việc học tập, ý thức của bản thân đối với trường, lớp, thầy cô giáo và bạn bè. Lời cô nói thật nhẹ nhàng làm sao, có lẽ cô xem chúng tôi như là những đứa con của mình vậy. Và có lẽ, đó cũng chính là bài học đầu tiên mà chúng tôi được học khi bước vào trường.

Sáng ngày khai giảng , bầu trời thật yên bình, ấm áp. Những tia nắng chói chang đang còn núp sau những cành cây phượng vĩ. Mang trên mình bộ áo trắng tinh khôi, tôi vui vẻ làm sao. Giờ đây, tôi đã trở thành một cô nữ sinh thật rồi. Đã bao lần mơ ước được diện tà áo trắng, hôm nay đây, điều đó đã trở thành hiện thực. Giữa sân trường này, giữa những khuôn mặt rất đỗi thân quen và cũng có những khuôn mặt lạ lẫm này, cảm giác bỡ ngỡ, xao xuyến, hãnh diện xen lẫn niềm vui mới kì lạ làm sao!

Ba tuần học đã trôi qua , tôi đã quen hết với các bạn mới, thầy cô mới. Mọi thứ dường như không còn xa lạ với tôi nữa. Tôi đã thích nghi với môi trường mới này . Những tiết học thú vị, những buổi ra chơi vui vẻ. Tất cả đã gây ấn tượng tốt trong tôi .

Được học dưới một mái trường có nhiều bề dày thành tích như thế này, tôi nguyện sẽ cố gắng học tập thật giỏi để không phụ lòng thầy cô, bạn bè, cha mẹ. Và cảm giác ngày đầu tiên bước vào trường này, tôi sẽ không bao giờ quên.

8 tháng 9 2019

Tham khảo ý 2:

(A) Mở bài:

  • Mỗi mùa có một nét đẹp riêng và người ta thường hay xao xuyến nhất ấy là vào lúc giao mùa.
  • Thời khắc ấy thường diễn ra những biến đổi tinh vi không chỉ ở thế giới của thiên nhiên mà còn ở cả thế giới của con người.
  • Với tôi khoảnh khắc giao mùa từ hè sang thu (từ đông sang xuân, xuân sang hạ...) để lại nhiều ấn tượng và gợi niềm say mê hơn cả.

(B) Thân bài:

  • Cảm nghĩ về thiên nhiên:
    • Nêu các dấu hiệu giao mùa (ví dụ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban đêm trời se lạnh không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa đông nhưng lạnh đủ để người ta cảm thấy rùng mình, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các ao úa tàn...)
    • Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui, buồn, nhớ nhung về một kỉ niệm tuổi thơ nào đó chẳng hạn...)
  • Cảm nghĩ về đời sống con người:
    • Nhịp điệu cuộc sống thay đổi ra sao? (ồn ã, sôi động hay tẻ nhạt)
    • Con người: Vui tươi, phấn khởi, hào hứng đợi chờ (sang xuân) hay thu mình lại, buồn hơn, suy tư hơn (thu sang đông)...

(C) Kết bài:

  • Tóm lại, khoảnh khắc giao mùa là những đợt "trở mình" rất duyên của trời đất.
  • Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp ta mài sắc những giác quan, giúp tâm hồn ta sinh động và tinh tế hơn lên.

* Lưu ý: Để làm tốt đề bài này có thể tham khảo thêm ý từ một số bài thơ như: Sang thu của Hữu Thỉnh, Chợ tết của Đoàn Văn Cừ, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến...

Bài làm:

Một ngày mới đã đến có nghĩa là bạn đã đi qua thời khắc của một ngày đã qua. Thời gian chẳng bao giờ ngừng trôi vì thế mà vòng quay của vũ trụ cứ thế tiếp diễn và lặp lại vào mỗi năm. Cái cảm giác chờ đợi một mùa sắp đến và giã từ một mùa đi qua rất đặc biệt, nó giống như khi ta tiễn chân một người bạn cũ và chờ đợi một người bạn mới hay xếp tập sách năm cũ chuẩn bị cho năm học mới với cặp sách mới. Thời khắc giao mùa cũng vậy, nó khiến cho lòng người vừa hồi họp vừa mong đợi lại vừa luyến tiếc. Đối với riêng tôi, sự chuyển đổi từ mùa xuân sang mùa hạ là nhiều xúc động và suy tư nhất.

Mỗi người có một khoảnh khắc trong năm sẽ cảm giác như trôi qua thật nhanh, với tôi đó là khoảng thời gian sau tết. Trời đang độ mùa xuân mát mẻ bởi những cơn gió nhẹ và cái nắng không quá chói chang. Những nụ hoa xuân cứ đợi ra giêng là tàn mất, thấm thoát lại qua tiết thanh minh rồi một mùa xuân tàn đã đến. Nhất là đối với lũ học trò chúng tôi, khoảng thời gian này như rượt đuổi. Ngày tết gương mặt nào cũng hớn hở được những ngày thật sự nghỉ ngơi và vui chơi trong suốt một năm, chăng được mấy chốc lại tập vở đến trường, rồi thi giữa kì hai, không bao lâu lại thi kì hai. Lúc này cũng là lúc những nhành phượng ra hoa đỏ thắm.

Ngồi trong phòng học, qua khung cửa sổ những nụ hoa đầu tiên đã chúm chím như nụ cười của cô gái mới lớn. Rồi ngày qua ngày bận bịu cùng bài thi cuối năm chúng tôi quên mất đã không còn cái nắng dịu nhẹ của mùa xuân với khí trời trong xanh mỗi sớm mai. Sáng nay thức dậy thấy cơn mưa đầu tiên của mùa hè đến sớm có cô bé đã hốt hoảng vì sắp nghỉ hè. Không chỉ có mưa là đến bất chợt, nắng cũng gay gắt hơn. Mặt trời thức dậy sớm và đi ngủ cũng trễ hơn. Dòng sông xanh trong của mùa xuân buổi sáng còn thấy cả những chú cá rô con vậy mà chỉ cần mưa một trận là nước đã mênh mông tràn lên cả bờ. Hoa mai vàng đã rụng hết nhường chỗ cho hoa súng tím mọc dưới hồ. Hoa bằng lăng cũng trở mình thao thức khi sắp chia tay học trò.

Lũ học trò tinh nghịch hái những chùm hoa phượng kết thành bướm đỏ ép vào tập, chuyền cho nhau quyển lưu bút để ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ này. Không ai bảo ai nhưng trong lòng ai cũng chớm một nỗi buồn vì sắp phải xa nhau và mong chờ một mùa hè thật sự vui vẻ. Lúc này đây, cái cảm giác chia tay cô bạn nhỏ ngày xưa ùa về làm tôi rưng rưng nước mắt. Tôi còn nhớ rất rõ một ngày cuối xuân năm năm trước, khi tôi còn thơ ngây bên những con búp bê xinh đẹp và chơi trò trốn tìm cùng các bạn sau nhà, tôi đã phải xa ngôi nhà thân thuộc của mình, xa mái trường bạn bè và xa cô bạn cạnh nhà. Đó là những ngày buồn nhất trong kí ức của tôi cho đến giờ. Ngày ấy, công việc làm ăn của ba tôi thất bại nên phải bán ngôi nhà ấm êm đang sống và chuyển về quê ngoại của tôi bây giờ. Ngôi nhà mà mùa xuân luôn đến sớm trên những nụ mai vàng và mùa hè văng vẳng tiếng ve kêu. Những lúc chuyển mùa cũng đẹp làm sao, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn những vật dụng để xây một ngôi nhà chòi xinh xắn từ lúc cuối mùa xuân, chỉ đợi mùa hè đến là chúng tôi thỏa thích cùng những trò chơi. Nhưng cuối xuân năm ấy, tôi phải chia tay mọi người mà đi trong nước mắt, tôi còn nhớ nhỏ bạn thân của tôi chìa tay tặng tôi chùm hoa phượng vừa nở trước nhà và bảo đợi tôi về thăm. Ấy vậy mà 5 năm dài tôi chưa lần nào về quê cũ, thế nên mỗi dịp giao mùa xuân sang hạ tôi lại thấy bồi hồi, nhớ nhung. Tôi chưa có dịp quay trở về để thực hiện lời hứa của mình, biết cô bạn ngày xưa có chờ tôi dưới mài chòi cạnh gốc phượng già đang nở rộ.

Mỗi lần chuyển sang mùa, tôi lại nghĩ đến cuộc sống hiện tại với nhiều thay đổi. Cuộc sống lúc nào cũng chuyển biến và có sự giao nhau giữa cũ và mới, giữa hiện đại và truyền thống, giữa đông và tây…Con người luôn đứng trước sự lựa chọn mà nghiêng về bên nào cũng có những mặt thuận lợi và mặt trái của nó. Giữa vòng xoáy của thời gian, chúng ta cần có một tâm thế vững vàng mới có thể không lạc mất bản thân.

Khoảnh khắc giao mùa luôn là khoảnh khắc đẹp của thiên nhiên ban tặng. Để cảm nhận được thời khắc này cần một đôi mắt tinh tế và trái tim nhạy cảm, cũng như để cảm nhận những chuyển biến của cuộc sống dù rất nhỏ bạn cũng cần phải sống thật chậm, sống đúng nghĩa với từng ngày.

9 tháng 11 2018

Dàn ý: Cảm nghĩ khi sang Thu

1. Mở bài:

- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng, người ta thường có những cảm xúc khác lạ, đặc biệt trong khoảnh khắc giao mùa.

- Trong khoảng khác ấy, cả thiên nhiên, thời tiết và nhịp sống của con người đều có sự thay đổi tinh tế.

- Tôi đặc biệt ấn tượng và có nhiều xúc cảm mỗi khi mùa Thu về

2. Thân bài:

- Cảm nghĩ về thiên nhiên, thời tiết:

   + Nêu các dấu hiệu giao mùa:

Không khí dịu mát, bớt oi nóng.

Ve không còn kêu inh ỏi

Cây cối thay đổi (các loài hoa đặc trưng của mùa thu, lá cây ngả màu, … )

   + Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui hay buồn - nêu lí do)

- Cảm nghĩ về đời sống của con người:

   + Nhịp điệu cuộc sống thay đổi: Mọi người như chậm rãi, nhẹ nhàng hơn.

   + Hoạt động của mọi người thay đổi: thức dậy muộn hơn một chút, ra đường buổi sáng hay tối thì mang thêm áo khoác.

3. Kết bài:

   + Những thay đổi của đất trời khi sang thu thật nhẹ nhàng, tinh tế.

   + Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp tâm hồn ta linh hoạt, sinh động và yêu cuộc sống hơn.

16 tháng 10 2018

1. Mở bài:

- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng, người ta thường có những cảm xúc khác lạ, đặc biệt trong khoảnh khắc giao mùa.

- Trong khoảng khác ấy, cả thiên nhiên, thời tiết và nhịp sống của con người đều có sự thay đổi tinh tế.

- Tôi đặc biệt ấn tượng và có nhiều xúc cảm mỗi khi mùa Thu về

2. Thân bài:

- Cảm nghĩ về thiên nhiên, thời tiết:

    + Nêu các dấu hiệu giao mùa:

Không khí dịu mát, bớt oi nóng.

Ve không còn kêu inh ỏi

Cây cối thay đổi (các loài hoa đặc trưng của mùa thu, lá cây ngả màu, … )

    + Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui hay buồn - nêu lí do)

- Cảm nghĩ về đời sống của con người:

    + Nhịp điệu cuộc sống thay đổi: Mọi người như chậm rãi, nhẹ nhàng hơn.

    + Hoạt động của mọi người thay đổi: thức dậy muộn hơn một chút, ra đường buổi sáng hay tối thì mang thêm áo khoác.

3. Kết bài:

    + Những thay đổi của đất trời khi sang thu thật nhẹ nhàng, tinh tế.

    + Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp tâm hồn ta linh hoạt, sinh động và yêu cuộc sống hơn.

(A) Mở bài:
- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng và người ta thường hay xao xuyến nhất ấy là vào
lúc giao mùa.
- Thời khắc ấy thường diễn ra những biến đổi tinh vi không chỉ ở thế giới của thiên
nhiên mà còn ở cả thế giới của con người.
- Với tôi khoảnh khắc giao mùa từ hè sang thu (từ đông sang xuân, xuân sang hạ…)
để lại nhiều ấn tượng và gợi niềm say mê hơn cả.
(B) Thân bài:
- Cảm nghĩ về thiên nhiên:
+ Nêu các dấu hiệu giao mùa (ví dụ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban
đêm trời se lạnh không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa đông nhưng lạnh - đủ để
người ta cảm thấy rùng mình, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các
ao úa tàn…)
+ Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui,
buồn, nhớ nhung về một kỉ niệm tuổi thơ nào đó chẳng hạn…)
- Cảm nghĩ về đời sống con người:
+ Nhịp điệu cuộc sống thay đổi ra sao? (ồn ã, sôi động hay tẻ nhạt)
+ Con người: Vui tươi, phấn khởi, hào hứng đợi chờ (sang xuân) hay thu mình lại,
buồn hơn, suy tư hơn (thu sang đông)…
(C) Kết bài:
Tóm lại, khoảnh khắc giao mùa là những đợt “trở mình” rất duyên của trời đất.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

( Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10 , tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28 )

Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 1/2 trang giấy thi ) về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay

1
24 tháng 6 2019

- Ở câu này, giam khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, hợp lí, thuyết phục. Có thể theo định hướng sau :

+ Hiểu và chỉ sau được những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm ( Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia đình và xã hội..)

+ Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống : là tiêu chí để đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội...; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người làm việc vô trách nhiệm gây ra.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động : nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nghành nghề, mọi cương vị...

8 tháng 9 2019

Tham khảo:

1.Văn học không chỉ mang tới cho con người ta những câu chuyện về cuộc đời mỗi con người mà quan trọng hơn nó khiến cho người đọc phải suy ngẫm, nhận định, đánh giá và tự rút ra cho mình một bài học. Có lẽ chính vì những điều ấy mà các sáng tác văn học mới còn tồn tại mãi với thời gian dù có trải qua biết bao biến cố và thăng trầm. Mỗi tác phẩm mang tới một cảm nhận khác nhau và với tôi, ấn tượng mạnh mẽ nhất có lẽ chính là tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ - một tác phẩm tôi đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9.

Không hề nói quá nếu khẳng định rằng Vũ Nương là một người phụ nữ có tài đức vẹn toàn. Bởi nàng không chỉ là người phụ nữ thùy mị, nết na mà ngay cả tư dung của nàng cũng tốt đẹp. Có lẽ vì thế mà Trương Sinh - con trai của một địa chủ, đã xin với mẹ đem trăm lượng vàng cưới về. Vàng được kể một cách rõ ràng, cụ thể như một cách để khẳng định giá trị của Vũ Nương với tất cả mọi người. Vì trong xã hội phong kiến xưa, địa vị của con người trong xã hội là một điều vô cùng quan trọng. Nếu môn không đăng thì hộ không đối. Người nhà giàu, có quyền thế sẽ không đời nào hạ mình nhìn xuống và cưới về một người phụ nữ kém cỏi, vô đức, bất tài. Thế nhưng chính cuộc hôn nhân không bình đẳng giữa Trương Sinh và Vũ Nương đã hé lộ những biến cố sau này trong cuộc đời của Vũ Nương. Vẫn biết là hôn nhân muốn bền vững phải dựa trên tình yêu từ hai phía, nhưng thời ấy, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Và người phụ nữ thì không có tiếng nói trong gia đình, trong xã hội. Họ như một con rối bị giật dây bởi hết thảy những người đàn ông. Lấy chồng với họ giống như đánh một canh bạc lớn, may mắn thì sẽ được yêu thương, trân trọng nhưng nếu không thì cuộc sống cũng sẽ chẳng khác địa ngục là bao nhiêu.

Đọc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, ta sẽ thấy Vũ Nương hiện lên với những phẩm chất tuyệt vời của người phụ nữ Việt Nam truyền thống dưới chế độ xã hội phong kiến vô cùng hà khắc với họ. Vũ Nương không chỉ là một người mẹ thương con, một người con dâu hiếu thảo mà nàng còn là một người vợ hết lòng vì chồng. Mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu từ xưa đến nay vốn dĩ là một mối quan hệ rất khó có thể dung hòa. Bởi những bà mẹ chồng quan niệm, con dâu là người ngoài, là kẻ khác máu tanh lòng nên hay để ý, soi mói, tìm cách dạy dỗ, ra uy với cô con dâu. Nhưng Vũ Nương thì khác, nàng được mẹ chồng hết mực yêu thương và trân trọng. Chỉ bằng một câu nói “trời xanh kia quyêt chẳng phụ con, như con đã chẳng phụ mẹ” của bà mẹ chồng trước lúc lâm chung cũng đã đủ để ta thấy bà mẹ yêu quý Vũ Nương đến nhường nào. Với Trương Sinh, Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép của một người vợ, chưa bao giờ để chồng nghi ngờ. Đặc biệt tôi ấn tượng sâu sắc với lời nói của Vũ Nương lúc tiễn chồng ra trận: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Hoàn toàn khác với người ta, Vũ Nương không mong mỏi được làm bà lớn, phu nhân, cũng không mong được sống trong nhung lụa, vinh hoa phú quý mà nàng chỉ mong mỏi Trương Sinh được trở về bình yên mà thôi. Thì ra, với người phụ nữ ấy, mà có thể là tất cả những người phụ nữ giống như Vũ Nương trong thời loạn lạc lửa binh ấy, niềm khao khát lớn nhất đối với họ không gì khác chính là hạnh phúc gia đình và sự bình yên của người chồng. Chí làm trai của người đàn ông trong xã hội xưa luôn là điều lớn lao. Thêm vào đó, đạo vua tôi - một trong ba mối quan hệ để duy trì trật tự của xã hội phong kiến, khiến Trương Sinh không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước lời triệu tập của đất nước. Chiến tranh phong kiến phi nghĩa làm tan nát biết bao gia đình. Và chính nó cũng là nguyên nhân sâu xa cho số phận đau khổ và cái chết thương tâm của Vũ Nương sau này.

Những tưởng, sau tất cả những nỗ lực và cố gắng suốt ba năm Trương Sinh không ở nhà, Vũ Nương sẽ được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc, trong tình yêu thương và trân trọng của chồng. Nhưng nghiệt ngã thay, chỉ vì lời nói ngây ngô của đứa con cùng chiếc bóng oan nghiệt, bao nhiêu tủi hờn, đau khổ của Vũ Nương phút chốc bị đạp đổ hết. Dù nàng đã cố gắng biện bạch, giày bày lòng mình để chồng hiểu và thông cảm, nhưng Trương Sinh gạt đi, bỏ hết ngoài tai những lời bênh vực Vũ Nương, khăng khăng kết tội nàng. Kết quả tất yếu của điều ấy là cái chết oan khuất của Vũ Nương. Cái chết của nàng là lời tố cáo đanh thép chế độ phong kiến với cái nhìn hà khắc với người phụ nữ - một chế độ nam quyền độc đoán, chà đạp lên nhân phẩm và danh dự của những người phụ nữ. Chiến tranh phi nghĩa cũng tạo nên bức tường ngăn cách trong mối quan hệ vợ chồng Trương Sinh - Vũ Nương. Tất cả những điều ấy đẩy Vũ Nương vào bước đường cùng, không có lối thoát. Và nàng buộc phải lựa chọn cái chết để bảo vệ cho danh dự và trinh tiết của mình.

Tôi ám ảnh nhất với chi tiết kết thúc truyện, khi Vũ Nương trở về ẩn hiện trên mặt sông và nói vọng vào bờ với Trương Sinh rồi biến mất. Điều ấy cho thấy, khi Trương Sinh biết được sự thật, hiểu được nỗi oan khiên của Vũ Nương thì sự thật đau đớn là nàng đã không còn trên thế gian này nữa. Nàng phải trả một cái giá quá đắt cho hạnh phúc mà nàng đã cất công gìn giữ. Đọc tới đây, tôi bỗng thấy thương cảm cho số phận của Vũ Nương nói riêng, của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa nói chung.

Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ dù đã kết thúc nhưng ám ảnh về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa vẫn còn trong tâm trí tôi. Tôi vẫn chưa thể lí giải nổi những con người hết lòng vì chồng, con, vì gia đình tại sao lại bị đối xử một cách tàn nhẫn, bị chà đạp và khinh rẻ đến mức ấy? Kết cục của họ không còn cách nào khác ngoài việc lấy cái chết để chứng minh tấm lòng sắt son của mình.

8 tháng 9 2019

Tham khảo:

Mùa thu, mùa luôn gợi biết bao nhớ thương trong lòng người. Tiết trời không còn những cơn mưa phùn của mùa xuân, không nóng bức như mùa hạ và không còn cái giá lạnh của mùa đông. Mùa thu là sự hài hòa của tất cả các mùa trên, cũng bởi vậy mà tâm hồn nhạy cảm của các thi nhân viết về đề tài mùa thu rất nhiều. Trong số những bài thơ viết về đề tài này ta không thể không nhắc đến Sang thu của Hữu Thỉnh. Bằng một vài nét bút tài hoa ông đã phác họa những biến chuyển của đất trời từ cuối hạ sang thu.

Thu sang lòng ai chẳng vương vấn, bởi chút hoa sữa nồng nàn, bởi hương cốm mới tinh khôi, mỗi người, mỗi thi nhân đều có những dấu hiệu riêng để cảm biết mùa thu. Mùa thu là mùa của cây ngô đồng, lá phong đỏ trong thơ cổ:

Ngô đồng nhất diệp lạc

Thiên hạ cộng chi thu

Hay mùa thu với dáng liễu thướt tha trong thơ Xuân Diệu:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng

Còn với Hữu Thỉnh thì sao, ông lấy dấu hiệu gì trong vô vàn những tín hiệu trên để cảm nhận khoảnh khắc thu sang. Chúng ta hẳn sẽ cảm thấy thật bất ngờ trước những cảm nhận c, tín hiệu của riêng ông khi mùa thu đến:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Tín hiệu báo thu về của ông thật đặc biệt. Có lẽ lần đầu tiên trong thi ca mới lấy tín hiệu hương ổi bình dị, dân dã để báo hiệu thu đã sang. Hương ổi nhẹ nhàng đi cùng với từ “bỗng” gợi cho ta cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng. Dường như một buổi sáng thức dậy, bỗng thấy bước chân thu ngập ngừng trước ngõ. Hương thu “phả” vào gió se se lạnh, làn hương ngọt ngào, đậm đà như sánh lại. Không chỉ vậy, hương ổi còn gợi nên điều gì đó rất đỗi thân thuộc, yêu dấu của làng quê Việt Nam, hương thu của Hữu Thỉnh thật lạ, thật độc đáo. Bằng đôi mắt nhạy bén của người nghệ sĩ, Hữu Thỉnh còn nhận thấy những làn sương mỏng nhẹ, “chùng chình” đi qua ngõ. Với nghệ thuật nhân hóa đã có thấy dáng vẻ, tâm trạng của những làn sương thu. Chúng đi chậm chạp, như còn lưu luyến, luyến tiếc điều gì đó của mùa hạ, nửa muốn sang thu, mà nửa lại muốn ở lại.

Đối diện với khoảnh khắc thu sang, lòng người cũng ngỡ ngàng, dường như còn chưa tin rằng thu đã về: Hình như thu đã về. “Hình như” nhân vật trữ tình còn băn khoăn, chưa chắc chắn, bởi những tín hiệu thu về vẫn còn mơ hồ và ít ỏi quá. Có lẽ cần những tín hiệu rõ ràng hơn, đầy đủ hơn như là một xác tín cho mùa thu. Chỉ với hương ổi, làn gió se và chút sương lãng đãng, nhân vật trữ tình đã mơ hồ, mong manh nhận ra những dấu hiệu của mùa thu, qua đó cũng cho thấy tâm hồn tinh tế nhạy cảm của thi nhân. Lời thơ vừa ngỡ ngàng, vừa reo vui trước khoảnh khắc thu sang.

Không gian mở rộng dần, không chỉ còn là không gian thôn vườn, ngõ xóm mà đã có sự rộng mở ra không gian sông nước, bầu trời: Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã. Con sông tất bật với dòng phù sa nhuốm đỏ, ngày đêm cuồn cuộn chảy đã được thay thế bằng con sông hiền hòa hơn, tĩnh lặng hơn, dòng sông khi sang thu trở nên trong trẻo, êm đềm. Nghệ thuật nhân hóa khiến con sông dường như được nghỉ ngơi sau một mùa hạ vất vả. Đây đồng thời cũng là hình ảnh của con người được nghỉ ngơi sau bao khói bom, lửa đạn chiến tranh. Vận động ngược chiều với con sông chính là những cánh chim tất bật vội vàng bay về phương Nam tìm hơn ấm, tránh cái lạnh của mùa đông phương Bắc sắp đến. Tâm hồn ông thật tinh tế và nhạy bén, bởi đã nhận ra những biến chuyển tế vi nhất của thiên nhiên vạn vật.

Nhưng có lẽ hình ảnh đẹp nhất, ấn tượng nhất chính là hình ảnh: Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu. Đám mây mùa hạ được hữu hình hóa, vừa thực lại có nét gì đó rất hư ảo, đã tái hiện được những bước đi của thời gian. Nhưng cái đặc sắc hơn chính là việc Hữu Thỉnh lấy cái hữu hình là đám mây để nói về cái vô hình là thời gian. Thời gian một khái niệm trừu tượng, không thể nắm bắt, đo đếm vậy mà có cái “vắt mình” của đám mây dường như thời gian hạ - thu đã có ranh giới rõ ràng, hữu hình. Đám mây trở thành cầu nối giữa hai mùa, khiến chúng trở nên liền mạch, không bị đứt đoạn. Đám mây cũng như làn sương vẫn còn luyến tiếc mùa hạ, vẫn chưa muốn chia tay mùa hạ, nhưng lại cũng mang trong mình mong muốn khám phá mùa thu bí ẩn, trạng thái ấy khiến cho đám mây mới chỉ “vắt nửa mình sang thu”. Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế qua những câu thơ giàu thật chất tạo hình, ẩn sau thời gian chuyển tiếp từ hạ sang thu là hình ảnh đời người lúc sang thu.

Sang khổ thơ cuối, những biến chuyển của thiên nhiên ngày một rõ nét hơn: nắng vẫn còn nhưng nhạt hơn, dịu hơn, không còn gay gắt như mùa hè; cơn mưa rào mùa hạ chợt đến chợt đi cũng vơi dần, bớt dần. Những từ ngữ chỉ mức độ “vẫn còn” “vơi” “bớt” được sắp xếp giảm dần cho thấy mùa hạ đang nhạt dần, mùa thu ngày càng rõ nét hơn. Mùa thu đã hiện hình giữa đất trời.

“Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” đây là phút giây suy ngẫm, chiêm nghiệm của Hữu Thỉnh trước khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên cũng là thời điểm giao mùa của con người. Con người khi đã từng trải, đi qua nhiều giông bão của cuộc đời thì họ cũng trở nên vững vàng, trưởng thành hơn trước những vang động của cuộc sống.

Sang thu của Hữu Thỉnh với ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, tự nhiên ông đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa, những nét thu thật thu của đất Bắc. Nhưng đằng sau bức tranh thu sang còn là những suy ngẫm, chiêm nghiệm về khoảnh khắc đời người sang thu.

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

( Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10 , tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28 )

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?

1
27 tháng 10 2018

Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

( Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10 , tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28 )

Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông ?

1
21 tháng 12 2018

Tình cảm, thái độ của người con đối với người cha : kính yêu “ con vô cùng kính yêu cha…”; với công việc đưa thư của ông : khâm phục, tự hào…“khâm phục biết bao nhiêu cái ông việc cha đã làm cho hàng vạn con người, lòng con tràn ngập niềm tự hào ..” Kính trọng, tự hào.

24 tháng 8 2019

Những đứa trẻ, Buổi học cuối cùng, Bài học đường đời đầu tiên, Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi, Bến quê, Cây bút thần, Lòng yêu nước, Con Rồng cháu Tiên