Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những dụng cụ thiết bị nhà bếp được làm bằng những vật liệu như đồ nhựa, đồ gỗ, đồ thủy tinh, đồ gốm sứ tráng men, các loại đồ kim loại,…
- Một số tên các dụng cụ thiết bị đó:
Đồ gỗ: Thớt, muôi, đũa…
Đồ gốm sứ tráng men: Bát con, bát súp, bát tô, hến,…
Đồ thủy tinh: Bát canh, cốc,…
Các loại đồ kim loại: Thìa, dĩa, đũa,…
- Trong nhà bếp thường sử dụng những dụng cụ, thiết bị: Bếp gas, bếp lò, nồi cơm điện,…
- Một số dụng cụ thiết bị dễ gây ra tai nạn: Dao nhọn, sắc; kéo; bếp lửa; ấm nước sôi; máy xay thịt; phíc nước…
- Có đạo đức nghề nghiệp;
- Nắm vững kiến thức chuyên môn;
- Có kĩ năng thực hành nấu nướng;
- Biết tính toán, chọn lựa thực phẩm;
- Sử dụng thành thạo và hợp lí những nguyên liệu, dụng cụ cần thiết;
- Biết chế biến món ăn ngon, hợp khẩu vị, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, đảm bảo giá trị dinh dưỡng của món ăn, làm cho món ăn trở nên ngon miệng, đẹp mắt, kích thích tiêu hóa, tạo cơ sở tốt nhất để duy trì và tăng cường sức khỏe.
Một số loại dụng cụ nhà bếp khác như: lò nướng, lò vi sóng, bếp từ, máy xay, nồi hầm,…
Tầm quan trọng của việc ăn uống đối với sức khỏe của con người:
- Để nuôi sống con người. Nếu không hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn, nước uống con người sẽ chết.
- Để phát triển. Nếu một đứa trẻ không hấp thụ đủ dinh dưỡng cần thiết từ việc ăn uống sẽ dẫn đến thiếu nhiều chất cần thiết cho cơ thể. Hạn chế về phát triển về thể chất cũng như tinh thần, gây một số loại bệnh, hệ miễn dịch kém…
phải lựa chọn các món ăn phù hợp, có lợi cho sức khỏe, ngoài ra thì phải thường xuyên thay đổi thực đơn, cách bài trí các món ăn để khi ăn tạo cảm giác ngon miệng
- Nghề nấu ăn sẽ luôn luôn ngày càng phát triển và có một vị thế không bao giờ suy giảm. Trừ phi tương lai con người có thể duy trì sự sống, sự phát triển nhờ những yếu tố khác thì nghề nấu ăn mới bị hạn chế.
- Hiện nay có rất nhiều chương trình truyền hình để giới thiệu, quảng bá cũng như tôn vinh các đầu bếp, những người chế biến món ăn như: Master Chef, Siêu đầu bếp,…
- Đồ gỗ:
+ Không ngâm nước.
+ Khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén, bát thật sạch và phơi gió cho khô, tránh phơi ngoài nắng hoặc trực tiếp trên lửa.
- Đồ nhựa:
+ Không để gần lửa
+ Không nên chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ và những thức ăn đang nóng, sôi.
+ Khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén, bát (hoặc xà phòng) thật sạch và phơi cho khô ráo.
- Đồ thủy tinh, tráng men:
+ Nên cẩn thận trong khi sử dụng vì dễ vỡ, dễ tróc lớp men;
+ Chỉ nên đun lửa nhỏ.
+ Chỉ nên dùng đũa hoặc thìa (muỗng) bằng gỗ để xào nấu thức ăn, tránh dùng thìa nhôm;
+ Sử dụng xong, phải rửa thật sạch bằng nước rửa chén, bát (hoặc xà phòng) và để khô ráo.
+ Không nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men đã bị tróc lớp men.
- Đồ nhôm, gang
+ Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ rạn nứt, móp méo.
+ Không để ẩm ướt.
+ Không đánh bóng bằng giấy nhám, chỉ nên dùng đổ chủi nhôm để chà sạch và rửa lại kĩ bằng nước rửa chén, bát (hoặc xà phòng);
+ Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, chất muối, axit,… lâu ngày trong đồ dùng bằng nhôm hoặc bằng gang.
- Đồ sắt không gỉ (inox)
+ Không đun lửa to vì dễ bị ố;
+ Tránh va chạm với những đồ dùng cùng chất liệu vì dễ làm trầy xước bề mặt. Chỉ nên dùng đữa hoặc đồ dùng bằng gỗ để xào nấu thức ăn;
+ Không lau chùi bằng đồ nhám vì dễ gây trầy xước, mất vẻ bóng láng;
+ Không chứa thức ăn có nhiều chất muối, axit,… lầu ngày trong đồ dùng bằng sắt không gỉ, thức ăn dễ bị nhiễm mùi sắt và làm mòn, hỏng đồ dùng.
- Đồ dùng điện
+ Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện.
+ Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách.
+ Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh để dính nước.