Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong bài văn:
Từ ngữ: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh tới giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.
Những câu cảm thán:
+ Hỡi đồng bào toàn quốc!
+ Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
+ Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ.
- Cả Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều giống nhau ở việc đều sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn giàu tình cảm.
b, Cả hai văn bản này đều là văn bản nghị luận vì hai văn bản này không nhằm bộc lộ cảm xúc mà hướng tới tác động tới lý trí của người đọc, buộc người đọc phải hiểu và phân tích được để bàn về lẽ phải, trái, đúng sai của một quan điểm, một ý kiến.
c, Những câu văn ở đoạn 2 hay hơn đoạn 1 vì giàu sức biểu cảm khi kết hợp những từ ngữ bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết.
Yếu tố biểu cảm khi đưa vào văn nghị luận sẽ có hiệu quả thuyết phục hơn, tác động mạnh mẽ tới người đọc (người nghe).
Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:
- Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.
- Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.
- Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.
a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
+ Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.
+ Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.
b, Phương pháp liệt kê
Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.
+ Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.
+ Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.
c, Phương pháp nêu ra ví dụ
- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.
+ Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.
d, Phương pháp dùng số liệu
- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.
e, Phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.
f, Phương pháp phân loại, phân tích
- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.
+ Xe chạy chầm chậm. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại
+ Mẹ tôi không còm cõi xơ xác như cô tôi nói
+ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má
+ Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn… thơm tho lạ thường.
- Yếu tố biểu cảm:
+ Tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
+ Hay tại sự sung sướng bỗng chốc được trông thấy cái hình hài… sung túc?
+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp… khắp da thịt
+ Phải bé lại và lăn vào lòng… êm dịu vô cùng
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm này đan xen cùng với yếu tố tự sự
Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.
Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.
Đoạn trích ( a) và (b ) có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự nhưng đều là văn bản nghị luận. Nhờ các yếu tố này mà luận cứ của văn bản nghị luận chân thực, rõ ràng, sinh động và có sức thuyết phục mạnh mẽ.
+ Các yếu tố tự sự ở đoạn (a ) để kể về kiểu bắt lính kỳ quặc, tàn ác và nhẫn tâm của bọn thực dân
+ Các yếu tố miêu tả ở đoạn ( b) để trình bày sự lừa gạt trắng trợn, những lời lẽ rêu rao về "lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại" của phủ toàn quyền.
- Nhận xét:
+ Nhờ có các yếu tố miêu tả mà biểu cảm giúp cho việc trình bày luận cứ được cụ thể, sinh động, do đó có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.
a, Viết hai câu trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.
+ Nó đi chơi những hai ngày à? (câu dùng trợ từ và tình thái từ)
+ Trời ơi, chính nó là người tiết lộ bí mật! ( dùng trợ từ và thán từ)
b, Câu ghép trong đoạn trên:
- Pháp/ chạy, Nhật/ hàng, vua Bảo Đại/ thoái vị.
- Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn. Nếu thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.
c, Câu ghép
+ Chúng ta/không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào (cũng như) ta/không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.
+ Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp.
a, Đoạn văn trên có thể chia làm 3 phần:
+ Mở bài ( từ đầu… bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn): kể khái quát về ngày sinh nhật
+ Thân bài (tiếp… chỉ gật đầu không nói) kể về lí do đến muộn và món quà độc đáo của bạn.
+ Kết bài (còn lại) cảm xúc của người viết về món quà sinh nhật
b, Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau:
- Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang và món quà sinh nhật của Trinh.
+ Người kể chuyện là Trang, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)
- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người tới dự sinh nhật đông đủ, chỉ thiếu mỗi Trinh (bạn của Trang)
- Chuyện gồm các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh và các bạn cùng lớp.
+ Trang quý và lo lắng cho bạn
+ Trinh muốn dành cho bạn bất ngờ
- Câu chuyện diễn ra:
+ Ban đầu từ buổi sinh nhật, tất cả mọi người đều tới chỉ thiếu Trinh.
+ Đỉnh điểm câu chuyện là Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh nói khi ổi mới ra hoa
+ Kết thúc truyện là tấm lòng của bạn Trinh, người đã ấp ủ, nâng niu, nghĩ tới món quà sinh nhật độc đáo cho bạn
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau:
+ Miêu tả cảnh ngày sinh nhật
+ Miêu tả chi tiết món quà sinh nhật là chùm ổi
+ Biểu cảm trong tiếng reo của Thanh, trong câu trách của Trang
+ Sự cảm động của Trang khi nhận được quà.
c, Những nội dung trên (b) được kể tuần tự theo thời gian diễn ra buổi sinh nhật, tuy nhiên có sử dụng hồi ức để gợi lại cảnh ngày ổi mới ra hoa.