Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Cái nết đánh chết cái ..đẹp.
2. Cá lớn ..nuốt. cá bé
3. Cha mẹ sinh .con.., trời sinh tính
4. Chín người mười .của..
5. Con hư tại mẹ, cháu hư tại .bà..
6. Con mắt .là.. cửa sổ của tâm hồn
Mở đầu bài thơ là một tình huống mà tác giả đưa ra đã gợi lên những cảm xúc thật mãnh liệt. Một đứa con mới 18 tháng tuổi chưa hiểu gì về chiến tranh, hòa bình. Anh đã bế đứa con ấy đến trước Lầu Ngũ Giác, nơi anh chuẩn bị thực hiện một hành động phi thường. Những câu nói của người cha cũng thật bình thản:
Ê-mi-li, con đi cùng cha
Sau khôn lớn con thuộc đường khỏi lạc...
Anh muốn đứa con chứng kiến những giây phút trọng đại, khi người cha hy sinh thân mình cho một khát vọng cao cả. Đứa con không hề biết gì về việc làm của anh và hỏi rất ngây thơ, hồn nhiên :
Đi đâu cha ?
Xem gì cha ?
Lời bé hỏi ngây thơ bao nhiêu thì nỗi xót xa lại càng lớn bấy nhiêu. Đọc đến đây, người đọc như cảm thấy một ngọn lửa vô hình đang thiêu đốt tâm can. Những vần thơ tiếp theo đã giải thích rõ hành động của anh :
Giôn – xơn
Tội ác bay chồng chất
Nhân danh ai
Bay mang những B52
Những na-pan, hơi độc
Đến Việt Nam
Để đốt cháy những nhà thương, trường học
Giết những con người chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đến trường…
Lời thơ nghèn nghẹn, chúng ta không thể nào quên được nỗi đau mà đế quốc Mĩ đã gây ra cho đất nước ta. Chúng đã gieo rắc chất độc hủy hoại những nhà thương, trường học, cánh đồng và cả những trẻ em vô tội. Nhìn những trẻ em bị mang thương tật suốt đời, rồi những đứa trẻ sinh ra không mang hình hài một con người. Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của nó vẫn còn đó. Thật đau lòng hơn khi những trẻ em sinh ra trong thời bình mà phải chịu nỗi đau dai dẳng suốt đời – mang chất độc da cam. Đó chính là sự thật mà Mô-ri-xơn đã tố cáo và khiến nỗi căm giận trong anh dâng lên ngùn ngụt. Anh đã dùng chính thân thể của mình để nhân loại tiến bộ tin vào lời tố cáo của anh. Trước khi hành động dũng cảm, anh đã nói với con:
Ê-mi-li, con ôi!
“Mặt trời” là một hình ảnh được nói đến nhiều trong ca dao, dân ca, trong thi ca dân tộc. Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã so sánh, ẩn dụ sáng tạo qua cặp câu thơ song hành để nói lên một liên tưởng đẹp, giàu ý nghĩa thẩm mỹ:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
“Mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai… Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ Liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Em là nguồn sống, nguồn hạnh phức, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ Nguyễn Khoa Điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con là “mặt trời của mẹ”, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người:
“Mặt trời của mẹ, em nằm trên lừng”.
Thế mới biết, thơ hay là thơ nói được một tình cảm đẹp.
+ Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu: làm cho nhịp thơ uyển chuyển, linh hoạt, rất gần với những điệu hát ru.
+ phép đối “gần con” – “xa con” và thành ngữ “lên rừng xuống bể” : để nói tới những thời gian và không gian khác biệt -> Dù là ở đâu, dù là lúc nào, dù là cuộc sống có nhọc nhằn ra sao thì mẹ vẫn luôn ở bên con.
+ hình ảnh “con cò” lại mang ý nghĩa biểu tượng cho tình mẹ, lúc nào cũng đến với con trong suốt cả cuộc đời.
- một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
+ Lời thơ đã từ cảm xúc mở ra những suy tưởng rồi khái quát thành triết lí, làm cho những vần thơ của ông không chỉ mênh mang cảm xúc mà còn vô cùng sâu lắng.
+ Tác giả triết lí về tình mẹ: Đối với mẹ thì bao giờ con cũng bé bỏng, mẹ phải dõi theo từng bước con đi, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời cho con. Còn con, dù có thể thành công hay thất bại, dù có thể thành vĩ nhân,thành anh hùng hay chỉ là một người bình thường thì con vẫn luôn cần có mẹ nâng đỡ, yêu thương, che chở.
1. Đêm đêm thắp ngọn đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
2. Đêm khuya trăng rụng xuống cầu,
Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau.
3. Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể,
Con nuôi mẹ con kể từng ngày.
4. Mẹ nuôi được mười con,
Mười con không nuôi được một mẹ.
5. Mẹ cha gánh vác hy sinh,
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.
6. Mẹ già ở tấm lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.