K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2024

xác định thành phần biệt lập và gọi tên

 

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0
Xác định khởi ngữ trong các câu sau:     1. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ     2. Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hoả, đi nhà hát chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn lại có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo, việc chung có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết...
Đọc tiếp

Xác định khởi ngữ trong các câu sau:
     1. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ
     2. Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hoả, đi nhà hát chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn lại có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo, việc chung có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, bệnh lề mề không sửa được
     3. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức
     4. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi
     5. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi

Nhờ mọi người giúp em bài này ạ, em cảm ơn.

0
10 tháng 7 2019

- Thành phần tình thái: câu a (có lẽ), câu c (hình như) câu d (chả nhẽ)

- Các thành phần cảm thán: câu b (chao ôi)

7 tháng 7 2020

Giải

a) Thành phần biệt lập : Chắc có .

b) Phép  lặp  : Các anh ; tôi.

30 tháng 6 2020

a) Thành phần biệt lập : ''Chắc có''.Thành phần biệt lập trên là thành phần tình thái.

b) Nếu bỏ đi thì nội dung của câu đó sẽ không bị thay đổi vì từ ''chắc có'' không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu mà chúng chỉ được dùng để thể hiện cách nhìn của người đối với sự việc được nói đến trong câu

30 tháng 6 2020

Bạn tham khảo link sau  :

https://olm.vn/hoi-dap/detail/256501691711.html

Hoặc vào thống kê hỏi đáp của mình rồi bấm vào Câu hỏi của Nguyễn Thị Ngọc Mai 

Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .( Theo Thái An, bài toán dân số )b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cửchỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .(Tô-Hoài)c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm...
Đọc tiếp

Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.
a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .
( Theo Thái An, bài toán dân số )
b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử
chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .
(Tô-Hoài)
c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm. Lúc đi,
đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con gái duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi .
( Nguyễn Quang Sáng)
d. Các bạn ơi, còn những ba tháng nữa mới thi tốt nghiệp .
e. Mây đã kéo đến đen kịt một góc trời. Có thể trời sắp mưa to.
f. Đại bác đã nổ rền và kéo dài ở Vĩnh Yên. Chắc chắn chiến dịch Trung Du đã mở màn.
g. Ồ, đội bóng lớp mình liên tiếp vây hãm khung thành lớp 9/4. Nhất định quân ta sẽ thắng.
h. Trong giờ phút cuối cùng không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha
con là không thể chết được.
i. Ông lão bỗng dừng lại ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm chả nhẽ cái bọn ở
làng lại đổ đốn đến thế.
j. Chao ôi bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác.
k. Ờ đã chín năm rồi đấy nhỉ
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ.
l. Bác đã đi rồi sao Bác ơi.
m. Có lẽ tôi bán con chó đấy ông giáo ạ!
n. Cảm ơn cụ nhà cháu vẫn tỉnh táo như thường nhưng xem ý vẫn còn lề bề, lệt bệt chừng
như vẫn còn mệt mỏi lắm.
k. Nhưng không còn biết xử lí thế nào lão đành lựa lời nói: “Chắc là nó nhớ nhà nên trốn đi
đấy”.
h. Có người cho rằng bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.

0
Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .( Theo Thái An, bài toán dân số )b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cửchỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .(Tô-Hoài)c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm...
Đọc tiếp

Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.
a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .
( Theo Thái An, bài toán dân số )
b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử
chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .
(Tô-Hoài)
c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm. Lúc đi,
đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con gái duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi .
( Nguyễn Quang Sáng)
d. Các bạn ơi, còn những ba tháng nữa mới thi tốt nghiệp .
e. Mây đã kéo đến đen kịt một góc trời. Có thể trời sắp mưa to.
f. Đại bác đã nổ rền và kéo dài ở Vĩnh Yên. Chắc chắn chiến dịch Trung Du đã mở màn.
g. Ồ, đội bóng lớp mình liên tiếp vây hãm khung thành lớp 9/4. Nhất định quân ta sẽ thắng.
h. Trong giờ phút cuối cùng không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha
con là không thể chết được.
i. Ông lão bỗng dừng lại ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm chả nhẽ cái bọn ở
làng lại đổ đốn đến thế.
j. Chao ôi bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác.
k. Ờ đã chín năm rồi đấy nhỉ
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ.
l. Bác đã đi rồi sao Bác ơi.
m. Có lẽ tôi bán con chó đấy ông giáo ạ!
n. Cảm ơn cụ nhà cháu vẫn tỉnh táo như thường nhưng xem ý vẫn còn lề bề, lệt bệt chừng
như vẫn còn mệt mỏi lắm.
k. Nhưng không còn biết xử lí thế nào lão đành lựa lời nói: “Chắc là nó nhớ nhà nên trốn đi
đấy”.
h. Có người cho rằng bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.

1
12 tháng 2 2020

a. Có người cho rằng - tình thái.

b. Chao ôi - cảm thán

c. sau khi tỉnh nhà bị chiếm đóng - phụ chú.

d. các bạn ơi - gọi đáp

e. Có thể - tình thái

f. Chắc chắn - tình thái

g. Ồ - cảm thán

Nhất định - tình thái

h. hình như - tình thái

i. ngờ ngợ, chả nhẽ - tình thái

j. Chao ôi - tình thái

k. ờ, nhỉ - gọi đáp

l. ơi - gọi đáp

m. Có lẽ - tình thái

n. xem ý, chừng như - tình thái.

k. chắc là  tình thái.

Đọc đoạn trích sau: “Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vòng kia,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau: 

“Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vòng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng,tím,đỏ,hồng phấn,tổ ong… ngay lúc dưới kia đang mùa hè,đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên,cô đỡ lấy”. 

(Lặng lẽ Sa Pa–Nguyễn Thành Long,SGK lớp9 tập1,trang 182) 

1.Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn"Lặng lẽ Sa Pa" và nhận xét về tình huống truyện. 

2. Phân tích ngữ pháp câu văn cuối của đoạn trích trên. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, đó là kiểu câu gì? 

3.Qua đoạn trích trên,em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên? 

4. Một bạn học sinh đã viết câu mở đầu đoạn văn như sau: "Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phầnthểhiệnchủđềtácphẩm." Hãy viết khoảng 10 câu văn tiếp theo câu mở đầu ấy để tạo thành đoạn văn lập luận theo phương pháp Tổng – Phân – Hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và thành phần khởi ngữ.(gạch dưới câu  phủ định và thành phần khởi ngữ) 

1
1 tháng 6 2020

1. Hoàn cảnh:

- Viết năm 1970, kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả.

- Tác phẩm in trong tập Giữa trong xanh (xuất bản năm 1972).

Tình huống truyện

- Đơn giản, tự nhiên: Cuộc gặp gỡ tình cờ của những người khách trên xe với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn.

- Cơ hội khắc họa những chân dung lao động của anh thanh niên một cách tự nhiên: khi chính anh bộc lộ qua lời nói, hành động và qua sự đánh giá của người họa sĩ già.  Đánh giá khách quan

- Làm nổi bật chủ đề, tư tưởng tác phẩm: Trong cái lặng lẽ của Sa Pa, nơi mà chỉ nghe đến thôi người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc miệt mài say mê cho đất nước.