K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2023

BPTT: nhân hóa "bác giun"

Phân tích tác dụng: làm cho hình ảnh "giun" trở nên sinh động, gần gũi hơn với con người thông qua việc nhân hóa xưng hô "bác". Đồng thời tăng nên giá trị diễn đạt hình ảnh, cảm xúc cho câu thơ về hoạt cảnh "giun đào đất". Từ đó câu thơ giàu sức gợi, hay hơn hấp dẫn đọc giả hơn. 

chơi chữ

23 tháng 7 2021

Tham khảo

Điệp từ: lồng

Gợi lại một cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét uyển chuyển

 

Bài 5: Xác định biện pháp tu từ trong các câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.a/ Anh đội viên nhìn BácCàng nhìn lại càng thươngNgười cha mái tóc bạcĐốt lửa cho anh nằm(Minh Huệ)b/ Về thăm nhà Bác làng SenCó hàng râm bụt thắp lên lửa hồng                                                                                 (Nguyễn...
Đọc tiếp

Bài 5: Xác định biện pháp tu từ trong các câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

a/

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

(Minh Huệ)

b/

Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

                                                                                 (Nguyễn đức Mậu)

c/

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

                                                                                                                (Tục ngữ)

....

d/

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Viễn Phương) 

 

e/

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

(Phạm Tiến Duật)

g/.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa

(Huy Cận)

Bài 6: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong  các trường hợp sau:

a/

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

                                                                  (Tố Hữu)

b/

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

                                                                                             (Hoàng Trung Thông)

c/

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

d/

d1/

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà bội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau hàng bè

                        (Tố Hữu)

2
15 tháng 8 2023

Bài 5:

a.

Ẩn dụ: "Người cha mái tóc bạc"

Tác dụng: thể hiện tình cảm thương yêu, gần gũi của nhà thơ với Bác khi gợi tả về hình ảnh Bác thức canh cho các anh chiến sĩ ngủ. Từ đó câu thơ thêm sâu sắc, giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

b.

Nhân hóa: "Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"

Tác dụng: làm cho hình ảnh hàng râm bụt trở nên sinh động, đẹp đẽ như hiện rõ trước mắt người đọc đồng thời thể hiện nên sự kính mến của nhà thơ với Bác. Ca ngợi của đời Bác luôn sáng, đẹp đẽ từ đó câu thơ giàu sự gợi hình gợi cảm ấn tượng với đọc giả.

c. 

+ Ẩn dụ: "Ăn quả" và "Kẻ trồng cây"

Tác dụng: thể hiện chân lý khi ta hưởng được thành quả thì phải nhớ đến người lao động tạo ra lợi ích đó. Tăng giá trị diễn đạt lòng biết ơn từ đó dễ dàng khắc sâu và trí nhớ của đọc giả.

+ Ẩn dụ: "mực - đen", "đèn - sáng"

Tác dụng: làm câu thơ thêm thâm thúy gợi sự việc bản thân mình ở đâu, gần gũi với điều gì thì mình sẽ lây những điều ở đó. Câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm gây ấn tượng mạnh với đọc giả.

d.

Ẩn dụ: "mặt trời"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc hình ảnh Bác luôn đẹp đẽ, soi sáng con đường đi đến độc lập của đất nước ta. Từ đó tăng giá trị diễn đạt tình cảm của nhà thơ với Bác, câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

e.

Điệp ngữ: "Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng"

Tác dụng: thể hiện và nhấn mạnh tâm thái rất tập trung quyết hoàn thành được nhiệm vụ dù có khó khăn, gian khổ cách mấy của người lính lái xe. Từ đó câu thơ thêm giàu sức gợi cảm xúc đến đọc giả.

g.

+ So sánh: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"

Tác dụng: giúp việc gợi tả hình ảnh mặt trời thêm sinh động, rõ ràng, đặc sắc từ đó câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.

+ Nhân hóa: "Sóng đã cài then", "Đêm sập cửa"

Tác dụng: thể hiện tinh tế và sâu sắc sự nghỉ ngơi của biển cả, gợi hình ảnh sóng và đêm - hình ảnh của thiên nhiên một cách sinh động, độc đáo gần gũi với đọc giả từ đó câu thơ giàu giá trị diễn đạt hơn.

15 tháng 8 2023

Bài 6:

a.

Hoán dụ: "áo nâu" và "áo xanh"

Tác dụng: thể hiện nên việc người nông thôn hay thành thị đều không có sự cách biệt mà thay vào đó là sự gắn bó, đồng lòng đoàn kết cùng giúp đỡ nhau phát triển. Từ đó câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình sâu sắc, gợi cảm xúc hấp dẫn đọc giả hơn.

b.

Ẩn dụ: "sỏi đá" và "cơm"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc chỉ cần con người ta có ý chí kiên định, lòng say mê nhiệt huyết lao động chăm chỉ thì dù có khó khăn đến cách mấy cũng có thể vượt qua, gian nan cũng thành cơ hội.

c.

Ẩn dụ: "một cây" và "ba cây"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc việc chỉ cần có lòng đoàn kết, không tự làm việc một mình thì ắt chắc sẽ làm nên được việc lớn. Đồng thời câu thơ thêm giàu sức gợi hình, giá trị diễn đạt, gợi cảm xúc gây ấn tượng mạnh đến người đọc.

d.

+ Nhân hóa: "Ngày Huế đổ máu" và "Chú Hà Nội"

Tác dụng: thể hiện sự sụp đổ, chiến tranh đến với miền đất Huế. Đồng thời gợi sự gắn kết, liên quan mật thiết giữa Hà Nội và Huế khi đối mặt với giặc xâm lược, từ đó câu thơ thêm hay hơn nhờ giá trị ngôn từ, giàu sức gợi hình, gợi cảm ấn tượng với đọc giả.

19 tháng 11 2016

Nói đến thơ thiếu nhi không thể không nói đến nhà thơ Trần Đăng Khoa, người nổi lên như một thần đồng thơ của những thập kỷ 60.

Trần Đăng Khoa bắt đầu làm thơ lúc 8 tuổi, lúc Trần Đăng Khoa 10 tuổi thì tập thơ đầu tay Góc sân và khoảng trời được in lần đầu gồm 52 bài với số lượng 10.000 cuốn; năm 1973,Góc sân và Khoảng trời được bổ sung thành 66 bài, in với số lượng lên tới 50.000 bản. Thế là từ đấy, tập thơ này mỗi năm đều được bổ sung thêm và in lại nhiều lần ở nhiều nhà xuất bản khác nhau. Cho đến lần in năm 2002 là lần thứ 50, một con số có lẽ là kỷ lục cho những cuốn sách được tái bản nhiều lần ở nước ta.

Nhiều bài thơ đã đi cùng năm tháng như “Hạt gạo làng ta”, “Trăng sáng sân nhà em”, … những bài thơ làm nên tên tuổi của thần đồng thơ tám tuổi. Sáng tác nhiều nhưng có lẽ thơ Trần Đăng Khoa chưa bao giờ mất đi cái nét tự nhiên, trẻ thơ như thế. Chúng ta cùng suy ngẫm vài điều thú vị qua bài thơ Đám ma bác Giun trong “Tuyển tập thơ Góc sân và khoảng trời ” nhé.

Bác Giun đào đất suốt ngày

Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra

Kiến con đi trước, kiến già theo sau

Cầm hương kiến Đất bạc đầu

Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang

Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng

Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai

Đám ma đưa đến là dài

Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà

Kiến Đen uống rượu la đà

Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...

Trần Đăng Khoa .1967

Bác giun chết, thế là lũ kiến kéo ra để làm thịt bác cùng chia phần nhưng vì anh Khoa thương bác, nên anh cho là chúng đi đưa tang bác. Thật là nhân văn mà cũng thật làtrẻ con.

Bài thơ với lời thơ không hoa mĩ cứ trơn tuồn tuột, ý thơ giản dị, trong sáng nhưng đều toát lên được nét hồn nhiên, rất gần gũi với tuổi thơ nông thôn chúng ta.

Mở đầu bài thơ với hai câu thơ mang tính chất thông báo:

Bác giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà.

Bác Giun suốt đời cần mẫn, tận tụy làm cái công việc thầm lặng, nặng nhọc của mình để mưu sinh nhưng cũng đem lại ít nhiều lợi ích cho con người nhưng vì lao động quá sức bác đã đột tử ngay vườn chuối sau nhà.

Nhưng mà cũng có niềm an ủi là bác đi mát mẻ, nhẹ nhàng dưới bóng cây chứ không phải dưới cái nắng chang chang chết cả cá cờ mà Khoa đã tả.

Họ hàng nhà kiến kéo ra

Kiến con đi trước, kiến già theo sau

Nghe đọc hai câu thơ, chúng ta cảm nhận được rằng khi lũ kiến đánh hơi thấy mùi tanh của xác chết chúng đã đàn đàn lũ lũ kéo ra để tranh nhau chia phần ăn bởi vì lâu lâu mới có một bữa tiệc ngon lành đến như thế. Nhưng không! Trần Đăng Khoa đã biến cái đó thành một đám ma đưa bác giun về nơi an nghỉ. Bối cảnh thật là hợp lí và đầy tính nhân văn.

Cầm hương kiến Đất bạc đầu

Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang

Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng

Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai

Dẫn đầu đoàn đưa tang bác Giun là lão kiến Đất già làm tăng thêm phần uy nghiêm trang trọng. Đi sau có thể kể đến sự xuất hiện của kiến Cánh, chú ta khóc than bác hàng xóm qua đời một cách thật sự đau xót và thương cảm làm cho ta liên tưởng đến sự ra đi của một con người trong cái tình người với nhau. Không thể để kiến Đất hay kiến Cánh cùng thể hiện mà ngay cả kiến Lửa, kiến Kim, kiến Càng đều cùng cật lực, hăng hái chung sức vào gánh vác phần nặng nhọc về mình để thể hiện ân nghĩa cuối cùng đối với người đã khuất- một con vật hiền lành chịu thương chịu khó. Phải chăng anh Khoa đưa đến chúng ta một triết lí sống ân nghĩa ân tình xóm giềng với nhau.

Đám ma đưa đến là dài

Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà

Kiến Đen uống rượu la đà

Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...

Xin đừng trách kiến Đen. Đám tang nào mà chẳng có người say. Kiến Đen buồn vì sự ra đi của bác Giun mà uống cho say đấy. Đáng trách, đáng giận là lũ kiến Gió. Khi bác Giun mất chẳng biết trốn đi đằng nào, sau khi “Đám ma đưa đến là dài/Đi qua vườn chuối, vườn khoai, vườn cà” mới chịu thò cái mặt ra “chia phần” quả thực vội đến nỗi có chân nhưng không kịp khởi động để chạy mà phải bay mau ra chia phần. Lẽ đời là như thế như đấy, trong xã hội cũng có kẻ này, kẻ khác nhưng vẫn thật nhiều người tốt, nhiều người sống nghĩa tình lắm chứ?

Đọc xong bài thơ, gập sách lại rồi nhưng âm hưởng bài thơ vẫn như còn đó những âm hưởng như nhắc nhở chúng ta hãy sống thật nghĩa tình, trọn vẹn cùng nhau ngay cả đến khi không còn trên cõi đời.

20 tháng 11 2016

Hình như hơi lạc đề mất rồi bn ạ

16 tháng 9 2018

Gộp cả 2 câu luôn : ( nguồn : lazi.vn )

Từ lâu Tổ quốc luôn là đề tài là tên gọi thiêng liêng trong cảm xúc thường trực của các thi nhân. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt - Như mẹ cha ta như vợ như chồng - Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết - Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông”. Hình ảnh Tổ quốc thật thân thiết gắn bó máu thịt với từng con người cụ thể. Nhà thơ Tố Hữu trong mạch cảm hứng dào dạt đã thốt lên: “Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ - Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi”. Trong những ngày khi chủ quyền biển đảo nóng lên, bài thơ “Tổ quốc gọi tên” của Nguyễn Phan Quế Mai đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, nhất là khi được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn chắp cánh bay lên qua ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình”.

Bài thơ này được nhà thơ kể lại: chị viết khi đang đi công tác ở nước ngoài thì nghe tin quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa: “Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình - Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc - Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước - Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau”. Câu thơ nghẹn thắt trào dâng uất hận như lớp lớp sóng cuộn dâng. Cuộn dâng ở ngoài biển khơi, cuộn dâng ở trong lòng người. Tấc đất tấc biển như là máu thịt của một cơ thể con người của đất nước mang dáng hình chữ S thân yêu. Bài thơ “Tổ quốc gọi tên” nhưng chính nhà thơ đã gọi tên Tổ quốc: “Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả - Nơi bão tố dập dồn chăng lưới bủa vây”. Nhịp thơ chính là nhịp sóng là nhịp “Bằng tiếng sóng Trường Sa - Hoàng Sa dội vào ghềnh đá”. Nguyễn Phan Quế Mai không kìm nổi cảm xúc trực tiếp của mình: “Tổ quốc của tôi - Tổ quốc của tôi!”. Tiếng gọi tha thiết đó như là tiếng vọng của quá khứ oanh liệt của hòa âm hiện tại cộng hưởng với cả một bề dày lịch sử oai hùng: “Bốn ngàn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ”. Nhịp thơ bi tráng vừa hào sảng vừa day dứt vừa ngân vọng. Ở đây trong câu thơ: “Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình bao người đã ngã - Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông”. Hai chữ “Hòa bình” được nhà thơ sử dụng kiểu viết hoa tu từ thể hiện khao khát lẽ sống cao cả của dân tộc. Ngọn đuốc “Hòa bình” như muốn đánh thức dậy lương tri của nhân loại. Như nhắn gửi một thông điệp toàn cầu để khi kết bài thơ chị đã nhắc lại: “Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa”. Ở đây sự kết hợp cảm hứng dân tộc và thời đại, tính biểu tượng khái quát nhưng có sức thuyết phục lay thức cụ thể ấn tượng là một thành công để chuyển tải những cảm xúc mạnh bi tráng, hào hùng. Tứ thơ từ đó được nâng lên xoáy sâu và lan rộng. Chính bắt đầu từ tầng tầng lớp sóng: “Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu - Sóng quặn đỏ máu những người đã mất - Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc”. Điệp ngữ ba lần“Sóng” được nhắc lại chính là điểm nhấn để từ đó cộng hưởng: “Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam””.

Đọc bài thơ ta không những được nghe đối thoại, độc thoại mà cao hơn nữa đó là sự kết nối. Một sự kết nối giao cảm cộng đồng, kết nối đoàn kết cộng đồng để kết nối bằng hành động cộng đồng: “Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng - Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố”. Ở đây ta chú ý nhà thơ đã dùng hình ảnh tương phản giữa giấc ngủ trẻ thơ và bão tố tạo ra độ chênh đẩy tần số cảm xúc lên cao trào. Và trẻ em cũng chính là hiện thân của tương lai. Bảo vệ trẻ em chính là bảo vệ tương lai cho Tổ quốc. “Tổ quốc gọi tên” được khép lại bằng sự hướng tâm về mình. Câu thơ ngắn lại nhưng nhịp độ ngân vọng lại càng da diết, thao thức: “Tôi bỗng nghe - Tổ quốc - Gọi tên mình!”. Vâng, Tổ quốc gọi tên mình và chính chúng ta đang gọi tên thiêng liêng Tổ quốc trong những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước...

9 tháng 5 2019

biện pháp tu từ trong câu: liệt kê

+con người của Bác, đời sống của Bác

+bữa cơm,đồ dùng,cái nhà,lối sống

tác dụng: liệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người sống giản dị,điều đó đc mọi người kính trọng và tôn yêu