K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 5 2021

- gia thế

- trách nhiệm

- trẻ lên ba cả nhà học nói ; trẻ em như búp trên cành,biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan

- năng nổ là hăng hái,tích cực

  dịu dàng là nhẹ nhàng,hiền thục

  cần mẫn là chăm chỉ,chăm chú làm việc

  cao thượng là hành động,việc làm hơn bình thường,rất cao cả

- a) chú gà trống có bộ lông sặc sỡ như bảy sắc cầu vồng vậy!

  b) con lợn bà em nuôi béo múp míp nên khi cười mắt nó híp lại.

A- Trắc nghiệm: Chọn và viết lại chữ cái có đáp án đúng trong các câu sau:Câu 1. Số thập phân nào sau đây có chữ số 6 có giá trị A. 16,208 B. 61,542 C. 12,681 D. 32,168 Câu 2. Tìm số dư trong phép chia sau:229,03 : 4,2 (chỉ lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương)A. 4 B. 0,004 C. 0,04 D. 0,4A. 50% B. 30% C. 40% D. 60%Câu 4. Giá trị của biểu thức sau là:A. 14,5 B. 15,4 C. 41,5 D. 45,1 B- Tự luậnBài 5....
Đọc tiếp

A- Trắc nghiệm: Chọn và viết lại chữ cái có đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Số thập phân nào sau đây có chữ số 6 có giá trị
A. 16,208 B. 61,542 C. 12,681 D. 32,168 
Câu 2. Tìm số dư trong phép chia sau:
229,03 : 4,2 (chỉ lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương)

A. 4 B. 0,004 C. 0,04 D. 0,4






A. 50% B. 30% C. 40% D. 60%
Câu 4. Giá trị của biểu thức sau là:

A. 14,5 B. 15,4 C. 41,5 D. 45,1 

B- Tự luận
Bài 5. Một trại nuôi gà có số gà mái nhiều hơn gà trống 100 con. Sau khi bán đi 35 con gà trống và mua về 35 con gà mái thì số gà trống bằng số gà mái. Hỏi lúc đầu trại đó có bao nhiêu con gà trống?

II- MÔN TIẾNG VIỆT
A- Trắc nghiệm
Câu 1. Chọn và viết lại chữ cái có đáp án đúng trong các câu sau:
1.1- Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc?
A. Bé đang học ở trường mầm non. B. Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
C. Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
1.2- Dòng nào sau đây chỉ toàn từ láy?
A. loẹt quẹt, dịu dàng, buông xuống, chan chứa, khó khăn
B. nhỏ nhặt, lộp bộp, chênh vênh, ấm áp, dịu dàng
C. loẹt quẹt, dịu dàng, lập lòe, sức sống, đỡ đần
D. loẹt quẹt, vành vạnh, học hỏi, rì rào, sạch sành sanh
1.3- Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.” có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các trạng ngữ B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ 
C. Ngăn cách các vế câu D. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ
1.4- Dòng nào sau đây chỉ toàn tính từ?
A. Ngon ngọt, tím ngắt, hoa hồng, mênh mông
B. Thẳng thắn, ngay thẳng, ngon ngọt, hoa hồng
C. Ngon ngọt, tím ngắt, hồng hào, trăng trắng
1.5- Những cặp từ nào sau đây là từ đồng nghĩa?
A. nhẹ nhàng - dịu dàng B. chan chứa - chan chán C. nhè nhẹ - dìu dịu
1.6- Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.
B. Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm.
C. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
1.7- Dòng nào sau đây chỉ toàn là từ :
A. Ăn sáng, đường sá, xe cộ, bánh chưng, đẩy xe, kéo xe
B. Xe cộ, nấu cơm, uống nước, kho cá, rửa mặt
C. Hoa cẩm chướng, hoa mười giờ, xe cộ, đường sá, hoa lục bình
1.8- Từ chỉ quan hệ cần điền vào chỗ trống trong câu sau là từ nào?
Tuy thời tiết xấu … lớp em vẫn đi tham quan.
A. nên B. nhưng C. còn 
1.9- Nghĩa câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” nói gì?
A. Học bạn vì bạn giỏi hơn thầy B. Học bạn để bạn học mình nhìn bài
C. Chỉ sự khiêm tốn học hỏi bạn bè
1.10- Câu “Những chiếc lá vừa đùa giỡn với gió với mưa, giờ đang mãn nguyện với màu xanh dịu dàng của mình.” Có biện pháp nghệ thuật gì?
A. Nhân hóa B. so sánh C. Cả hai ý trên 

B- Tự luận
Câu 2. Dùng dấu chấm ngắt đoạn dưới đây thành 4 câu. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp ở câu đầu rồi chép lại đoạn văn đúng chính tả và ngữ pháp:
ngoài xa dòng sông nhật lệ lào xào sóng vỗ gió chạy loạt

 

Nhanh đc cái TiCk nhé !

5
19 tháng 2 2020

ban nuoc nao vay

21 tháng 2 2020

A- Trắc nghiệm: Chọn và viết lại chữ cái có đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Số thập phân nào sau đây có chữ số 6 có giá trị
A. 16,208 B. 61,542 C. 12,681 D. 32,168 
Câu 2. Tìm số dư trong phép chia sau:
229,03 : 4,2 (chỉ lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương)

A. 4 B. 0,004 C. 0,04 D. 0,4






A. 50% B. 30% C. 40% D. 60%
Câu 4. Giá trị của biểu thức sau là:

A. 14,5 B. 15,4 C. 41,5 D. 45,1 

B- Tự luận
Bài 5. Một trại nuôi gà có số gà mái nhiều hơn gà trống 100 con. Sau khi bán đi 35 con gà trống và mua về 35 con gà mái thì số gà trống bằng số gà mái. Hỏi lúc đầu trại đó có bao nhiêu con gà trống?

II- MÔN TIẾNG VIỆT
A- Trắc nghiệm
Câu 1. Chọn và viết lại chữ cái có đáp án đúng trong các câu sau:
1.1- Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc?
A. Bé đang học ở trường mầm non. B. Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
C. Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
1.2- Dòng nào sau đây chỉ toàn từ láy?
A. loẹt quẹt, dịu dàng, buông xuống, chan chứa, khó khăn
B. nhỏ nhặt, lộp bộp, chênh vênh, ấm áp, dịu dàng
C. loẹt quẹt, dịu dàng, lập lòe, sức sống, đỡ đần
D. loẹt quẹt, vành vạnh, học hỏi, rì rào, sạch sành sanh
1.3- Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.” có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các trạng ngữ B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ 
C. Ngăn cách các vế câu D. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ
1.4- Dòng nào sau đây chỉ toàn tính từ?
A. Ngon ngọt, tím ngắt, hoa hồng, mênh mông
B. Thẳng thắn, ngay thẳng, ngon ngọt, hoa hồng
C. Ngon ngọt, tím ngắt, hồng hào, trăng trắng
1.5- Những cặp từ nào sau đây là từ đồng nghĩa?
A. nhẹ nhàng - dịu dàng B. chan chứa - chan chán C. nhè nhẹ - dìu dịu
1.6- Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.
B. Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm.
C. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
1.7- Dòng nào sau đây chỉ toàn là từ :
A. Ăn sáng, đường sá, xe cộ, bánh chưng, đẩy xe, kéo xe
B. Xe cộ, nấu cơm, uống nước, kho cá, rửa mặt
C. Hoa cẩm chướng, hoa mười giờ, xe cộ, đường sá, hoa lục bình
1.8- Từ chỉ quan hệ cần điền vào chỗ trống trong câu sau là từ nào?
Tuy thời tiết xấu … lớp em vẫn đi tham quan.
A. nên B. nhưng C. còn 
1.9- Nghĩa câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” nói gì?
A. Học bạn vì bạn giỏi hơn thầy B. Học bạn để bạn học mình nhìn bài
C. Chỉ sự khiêm tốn học hỏi bạn bè
1.10- Câu “Những chiếc lá vừa đùa giỡn với gió với mưa, giờ đang mãn nguyện với màu xanh dịu dàng của mình.” Có biện pháp nghệ thuật gì?
A. Nhân hóa B. so sánh C. Cả hai ý trên 

B- Tự luận
Câu 2. Dùng dấu chấm ngắt đoạn dưới đây thành 4 câu. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp ở câu đầu rồi chép lại đoạn văn đúng chính tả và ngữ pháp:
ngoài xa dòng sông nhật lệ lào xào sóng vỗ gió chạy loạt

Tu lam nhe toan bai de thui

Hok tot!

6 tháng 5 2016

Các từ đồng nghĩa với từ bổn phận là : nghĩa vụ , nhiệm vụ , trách nhiệm , phận sự .

6 tháng 5 2016

Gợi ý:

Từ đồng nghĩa với bổn phận là: nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự.


 

Bài 1 Xếp các từ sau thành nhóm từ đồng nghĩa và chỉ ra  nghĩa chung của mỗi nhóm từ: Đi , xấu , nhảy , trẻ em , tồi tệ , trẻ con , chạy , trẻ thơ , xấu xaNhóm 1 :Có nghĩa chung là :Nhóm 2 :Có nghĩa chung là :Nhóm 3 :Có nghĩa chung là : Bài 2 Gạch chân từ không thuộc nhóm từ ngữ đồng nghĩa trong từng dãy sau : a, Chăm chỉ , siêng ,chăm , siêng năng , chăm sóc , hay lam hay làmb, Đoàn kết , chung...
Đọc tiếp

Bài 1 Xếp các từ sau thành nhóm từ đồng nghĩa và chỉ ra  nghĩa chung của mỗi nhóm từ: 

Đi , xấu , nhảy , trẻ em , tồi tệ , trẻ con , chạy , trẻ thơ , xấu xa

Nhóm 1 :

Có nghĩa chung là :

Nhóm 2 :

Có nghĩa chung là :

Nhóm 3 :

Có nghĩa chung là : 

Bài 2 Gạch chân từ không thuộc nhóm từ ngữ đồng nghĩa trong từng dãy sau : 

a, Chăm chỉ , siêng ,chăm , siêng năng , chăm sóc , hay lam hay làm

b, Đoàn kết , chung sức , hợp lực , gắn bó ,chung lòng , ngoan ngoãn , muôn người như một

c, Anh dũng , gan dạ ,anh hào, dũng cảm , dũng mãnh .

Bài 3 : Tìm những từ láy tả :

a, Mưa kéo dài :

b, Tiếng người cười :

c, giúp đỡ :

d, Kết quả:

Bài 4 : Tìm từ đồng nghĩa với :

a,cho :

b, ném 

c giúp đỡ

d, kết quả

Các bạn làm ơn làm hết giúp mình mai mình nộp rồi mình sẽ tick cho nha cảm ơn các bạn nhièu

2
13 tháng 9 2018

Bài 1 

Nhóm 1 là xấu;tồi tệ;xấu xa ;;;nghĩa là chỉ những người làm việc xấu

Nhóm 2 là đi ; nhảy ;chạy;;;;;; nghĩa chỉ đi đứng

Nhóm 3 là trẻ em ; trẻ con ;trẻ thơ ;;;;;; nghĩa là chỉ những người chưa lớn hẳn vẫn còn là trẻ

22 tháng 4 2020

Bài 2:

a. Chăm sóc

b. Ngoan ngoãn

c. Anh hào

Câu hỏi 1:Từ "chạy" trong hai câu: "Xe đang chạy trên đường." và "Hàng bán chạy." có quan hệ như thế nào về nghĩa?đồng âm   nhiều nghĩa   đồng nghĩa   trái nghĩaCâu hỏi 2:Trong câu "Dì Na là em gái của mẹ Nga.", từ "dì" là từ loại gì?tính từ     động từ    danh từ    đại từCâu hỏi 3:Từ "bí" trong hai câu: "Quả bí này đã già." và "Anh ấy bí tiền tiêu." có quan hệ như thế nào về...
Đọc tiếp

Câu hỏi 1:

Từ "chạy" trong hai câu: "Xe đang chạy trên đường." và "Hàng bán chạy." có quan hệ như thế nào về nghĩa?

đồng âm   nhiều nghĩa   đồng nghĩa   trái nghĩa

Câu hỏi 2:

Trong câu "Dì Na là em gái của mẹ Nga.", từ "dì" là từ loại gì?

tính từ     động từ    danh từ    đại từ

Câu hỏi 3:

Từ "bí" trong hai câu: "Quả bí này đã già." và "Anh ấy bí tiền tiêu." có quan hệ như thế nào về nghĩa?

đồng âm    đồng nghĩa     trái nghĩa   nhiều nghĩa

Câu hỏi 4:

Vị ngữ trong câu "Thấp thoáng những mái nhà cổ kính." là:

thấp thoángnhững   cổ kính    thấp thoáng   những mái nhà

Câu hỏi 5:(sai)

Từ "chân" trong "chân trời", "chân mây", "chân cầu" có quan hệ như thế nào về nghĩa?

trái nghĩa    đồng nghĩa    nhiều nghĩa  đồng âm

Câu hỏi 6:(Đúng)

Câu: "Hoa phượng chứa chan niềm cảm xúc của các cô cậu học trò." sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

đảo ngữ    điệp từ  so sánh   nhân hóa

Câu hỏi 7:(Đúng)

Trong các dấu câu sau, dấu nào dùng để kết thúc câu kể?

dấu chấm    dấu phẩy    dấu hai chấm  dấu chấm cảm

Câu hỏi 8:(Đúng)

Trong câu: "Những chú bò thung thăng gặm cỏ.", cụm từ "thung thăng gặm cỏ" giữ chức năng ngữ pháp gì trong câu?

trạng ngữ     vị ngữ     chủ ngữ   bổ ngữ

Câu hỏi 9:(Đúng)

Từ "ba" trong câu "Con là con trai của ba." là từ loại gì?

đại từ   danh từ    động từ   tính từ

Câu hỏi 10:(Đúng)

Từ "trắng" trong "trắng phau", "trắng ngần", "trắng sáng" có quan hệ như thế nào về nghĩa?

nhiều nghĩa   trái nghĩa    đồng âm   đồng nghĩa

2
23 tháng 3 2017

1. đồng âm

2. danh từ

3. giống câu 1

4. thấp thoáng

5. nhiều nghĩa

6. nhân hóa

7. dấu chấm

8. vị ngữ

9. đại từ

10. đồng nghĩa

23 tháng 3 2017

hỏi văn cái gì.toán lớp 5 cccccccccccccccccccccccccc

17 tháng 1 2019

ko biết

17 tháng 1 2019

1.từ mực

2.nhấn mạnh câu

3.hôm nay trời có mưa rơi

4.đôi vớ này có màu đỏ

5....

14 tháng 12 2015

to chiu thoi. tuy to di thi giao luu tieng viet cap tinh nhung bai nay thi chiu vi to phai lam bai nha co de luyen di thi

21 tháng 9 2016

lên mạng mà tra

Câu hỏi 1:Trong các từ sau, từ nào đồng nghĩa với từ "bạo dạn"?chăm chỉ     mạnh bạo      thật thà    ngoan ngoãnCâu hỏi 2:Trong các từ sau, từ nào là từ láy?bến bờ    học hành     lung linh    rong rêuCâu hỏi 3:Trong các từ sau, từ nào là từ láy âm?te te    lành lạnh     lanh lảnh    phành phạchCâu hỏi 4:Từ "đậu" trong các từ sau: "xôi đậu", "thi đậu" có quan hệ với nhau như...
Đọc tiếp

Câu hỏi 1:

Trong các từ sau, từ nào đồng nghĩa với từ "bạo dạn"?

chăm chỉ     mạnh bạo      thật thà    ngoan ngoãn

Câu hỏi 2:

Trong các từ sau, từ nào là từ láy?

bến bờ    học hành     lung linh    rong rêu

Câu hỏi 3:

Trong các từ sau, từ nào là từ láy âm?

te te    lành lạnh     lanh lảnh    phành phạch

Câu hỏi 4:

Từ "đậu" trong các từ sau: "xôi đậu", "thi đậu" có quan hệ với nhau như thế nào?

đồng âm   đồng nghĩa     trái nghĩa    nhiều nghĩa

Câu hỏi 5:

Nhân hậu, không màng danh lợi, luôn giúp đỡ những người bệnh tật, nghèo khó là phẩm chất của nhân vật nào em đã được học?

Thầy Ún     Pi e     Ông Lìn     Hải Thượng Lãn Ông

Câu hỏi 6:

Trong câu “Mẹ vẫn dặn em phải đi thưa về gửi, ăn trông nồi, ngồi trông hướng.” có cặp từ trái nghĩa nào?

ăn, ngồi     đi, về    thưa, gửi      nồi, hướng

Câu hỏi 7:

Những từ "đầy đặn", "đầm đậm", "dong dỏng", "thanh mảnh" có thể dùng để miêu tả đặc điểm nào của con người?

vóc dáng      nụ cười       dáng đi    dáng đứng

Câu hỏi 8:

Trong câu "Cây lá vui nhảy múa." sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

nhân hóa    so sánh    điệp từ    đảo ngữ

Câu hỏi 9:

Trong câu: "Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà”, quan hệ từ “vì” trong câu thể hiện mối quan hệ nào?

Điều kiện, kết quả     tương phản    tăng tiến      Nguyên nhân, kết quả

Câu hỏi 10:

Trong các từ sau, từ nào chứa tiếng "hữu" không có nghĩa là bạn?

hữu ích    thân hữu   bằng hữu     chiến hữu

8

câu 1 : mạnh bạo

câu 2: lung linh

câu 3:  lành lạnh,     lanh lảnh  ,  phành phạch

câu 4:đồng âm

câu 5: Thầy Ún 

câu 6:  đi, về 

câu 7:vóc dáng 

câu 8: nhân hóa 

câu 9:Nguyên nhân, kết quả

câu 10:hữu ích  

chắc chắn 100% 

3 tháng 1 2017

bạn ơi đây là tiếng việt hay toán đấy

BÀI TẬP ÔN TẬP TỔNG HỢP1. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng:a) Tuy bạn em không tham quan, nhưng trời rất đẹp.b) Mặc dù mùa hè đã bắt đầu, nhưng chúng em còn tiếp tục học tập.c) Dù không ai phê bình, nhưng anh ấy học tập rất khá.d) Tuy chúng em đã tập hợp đông đủ nhưng cuộc họp chưa tiến hành vì trường đang mất điện. 2. Thêm vế câu để tạo nên câu ghép thể hiện quan hệ tương...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ÔN TẬP TỔNG HỢP

1. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng:

a) Tuy bạn em không tham quan, nhưng trời rất đẹp.

b) Mặc dù mùa hè đã bắt đầu, nhưng chúng em còn tiếp tục học tập.

c) Dù không ai phê bình, nhưng anh ấy học tập rất khá.

d) Tuy chúng em đã tập hợp đông đủ nhưng cuộc họp chưa tiến hành vì trường đang mất điện. 2. Thêm vế câu để tạo nên câu ghép thể hiện quan hệ tương phản :

a. Dù trời đã khuya b. ................................................. nhưng khí trời vẫn mát mẻ. c. Tuy bạn em rất chăm học .. d. mà anh ấy vẫn làm việc hăng say. .3. Tìm từ láy có thể đứng sau các từ : a) cười ………… , thổi ……….. ( chỉ tiếng gió ) , kêu …………. ( chỉ tiếng chim ). b) cao …………. , sâu …………., rộng …………. , thấp …………, dài ......... 4. Dùng dấu / ngăn cách giữa các vế câu, tìm chủ ngữ, vị ngữ và khoanh tròn vào các quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong từng câu ghép sau: - Không những nó học giỏi Toán mà nó còn học giỏi môn Tiếng Việt. - Chẳng những nước ta bị đế quốc xâm lược mà các nước láng giềng của ta cũng bị đế quốc xâm lược. - Không chỉ gió rét mà trời còn lấm tấm mưa. - Gió biển không chỉ đem lại cảm giác mát mẻ cho con người mà gió biển còn là một liều thuốc quý giúp con người tăng cường sức khoẻ. 5. Điền từ ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến: - Nam không chỉ học giỏi ....................... - Không chỉ trời mưa to .......................... - Trời đã mưa to ..................................... - Đứa bé chẳng những không nín khóc ...................... - Hoa cúc không chỉ đẹp ............................... 6. Thêm vế vào mỗi câu sau để có câu ghép có cặp từ hô ứng a) Mọi người chưa đến đông đủ b) Họ vừa đi đường c) , nó vừa làm như vậy. d) , anh ấy đã hiểu ngay. 7. Thêm từ ngữ hô ứng vào chỗ trống để tạo thành các câu ghép. a. Thầy giáo ………… cho phép , bạn ấy ………….ra về. b. Anh đi ……………. , em đi ………………. c. Chúng em ………….. nhìn bảng, chúng em …………. chép bài. d. Mọi người …………. cười , nó ………….. xấu hổ. 9. Xác định TN, CN, VN trong mỗi câu sau: - Ngoài đồng, lúa đang chờ nước. Chỗ này, các xã viên đang đào mương; chỗ kia, các xã viên đang tát nước. Mọi người đang ra sức đánh giặc hạn. - Tiết trời đó về cuối năm. Trên cành lá, giữa đốm lá xanh mơn mởn, mấy bông hoa trắng xuyết điểm lác đác. 10. Tìm các DT, ĐT, TT có trong 2 đoạn văn của bài 9 và viết vào 3 cột sau: Danh từ Động từ Tính từ ……………………………... ……………………………... …………………………….. …………………………….. …………………………….. …………………………….. …………………………… … …………………………….. …………………………….. ……………………………... ……………………………... ……………………………... …………………………… … ……………………………... …………………………… …………………………… …………………………… …………………………… …………………………… …………………………… …………………………… 11. Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn sau và nêu tác dụng liên kết câu của chúng: “Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an lấy ra từ túi ở nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xếp giấy một tấm thẻ thương binh.” ........................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................... 12. Tìm từ ngữ thay thế và từ ngữ được thay thế trong đoạn văn: a_ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. ........................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................... b_ Thuỷ Tinh thua trận bèn rút quân về. Nhưng từ đó, vị thần nước năm nào cũng dâng nước lên cao. ........................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................... c_ Tôi đã học thuộc bài thơ của Trần Đăng Khoa. Trong tác phẩm ấy, tác giả đó miêu tả cơn mưa rất sinh động. ........................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................... 13. Dùng cách lặp từ ngữ hoặc thay thế từ ngữ ở những chỗ trống sao cho thích hợp với sự liên kết của các câu: Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào “Em yêu đường sắt quê em”. Học sinh cam kết không chơi trên …………..., không ném đá lên tàu và ………. , cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn. Một bạn rất nghịch thường xuyờn chạy trên …………….. thả diều. Thuyết phục mãi …..…….. mới hiểu ra và hứa không chơi dại …………… nữa. 14. Tìm những từ ngữ theo phép thay thế để liên kết câu trong đoạn văn sau: “ Từ đú oán nặng thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị thần nước đánh mệt mỏi, chán chê, vẫn không thắng nổi thần núi để cướp Mị Nương đành rút quân về.” 15. Thay những từ ngữ lặp lại trong đoạn văn sau bằng các từ ngữ khác mà vẫn giữ nguyên nội dung cả đoạn văn: “Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch quê ở Quảng Nam, nhưng cả cuộc đời bác sĩ Phạm Ngọc Thạch gắn bó với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngay từ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã góp công xây dựng nhiều cơ sỏ cách mạng ở Sài Gòn … Cách mạng thành công, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch phụ trách công tác ngoại giao của Uỷ ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ…” ........................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................... 16. Gạch chân từ ngữ nối câu, nối đoạn trong phần sau: Công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bờ dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước dội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khoẻ mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng. Sau đó vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng, cả hai đều hóa lên trời. Sau khi đó về trời, Chử Đồng Tử cũng nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. 17. Dùng từ ngữ nối các vế câu trong những câu sau: a. Anh ấy đến thăm ………… chúng tôi lại đi vắng. b. Các bạn học sinh lớp em đều thích chơi thể thao …………. lớp em thường tổ chức những trận đấu cầu lông, bóng bàn, đá cầu vào những ngày nghỉ học. c. Bạn em học giỏi nhất lớp . …………. bạn ấy đó được nhận phần thưởng trong năm học vừa qua. 18. Xác định CN, VN trong mỗi câu ở bài tập 17. 19. Đọc đoạn văn sau và thực hiện cỏc yêu cầu : a) Phân tích cấu tạo của những câu ghép và chỉ ra từ ngữ để nối các vế câu. b) Tìm những cách liên kết các câu văn trong đoạn. " Buổi đầu tôi học tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó thì nó không bao giờ quên." Những cách liên kết là : 20. Đặt câu ghép có những cặp từ hô ứng sau để nối các vế câu - ............................................ bao nhiêu ..................................... bấy nhiêu. - .......................................... chưa .................................... đã …………… - ........................................... vừa ....................................... vừa............. 21. Điền dấu chấm câu thích hợp vào đoạn văn sau: Ở phía bờ đông bắc, mặt hồ phẳng lặng như gương những cây gỗ tếch xoè tán rộng soi bóng xuống mặt nước nhưng về phía bờ tây, một khung cảnh hùng vĩ diễn ra trước mắt mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá, nước réo ào ào cách xa nửa ngày đường, đã nghe tiếng nước réo, tưởng như có trăm vạn tiếng quân reo giữa núi rừng trùng điệp đó là nguồn nước Pô-cô thúc mạnh vào sườn núi Chư-pa bắt núi phải cắt đôi nước ào ạt phóng qua núi rồi đổ xuống, tạo nên thác Y-a-li. 22. Hãy viết đoạn hội thoại, trong đó có sử dụng câu hỏi, câu kể, câu cảm và câu cầu khiến. 23. Điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau : Ngày chưa tắt hẳn trăng đã lên rồi mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát. Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu trăng đã nhô lên khỏi rặng tre trời bây giờ trong vắt thăm thẳm và cao mặt trăng đã nhỏ lại sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá tràn ngập con đường trắng xoá. 24. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu tục ngữ : a, Chết đứng còn hơn sống ................... b, Chết vinh còn hơn sống .................... c, Chết một đống còn hơn sống ................ 25. Tìm những từ có tiếng “ nam”, những từ có tiếng “ nữ “. 26. Điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn, sau đó viết lại đoạn văn Mưa ngớt hạt rồi dần dần tạnh hẳn màn mây xám đục trên cao đã rách mướp trôi giạt cả về một phương để lộ dần một vài mảng trời thấp thoáng xanh một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống dưới mặt đất nước mưa vẫn còn róc rách lăn tăn luồn lỏi chảy thành hàng ngàn vạn dòng mỏng manh buốt lạnh từ trong các bụi rậm xa gần những chú chồn những con dũi với bộ lông ướt mềm vừa mừng rỡ vừa lo lắng nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. 27. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong những trường hợp sau: a) Điều bất ngờ là tất cả học sinh đều lần lượt tự giới thiệu bằng tiếng Việt: “ Em là Mô-ni-ca”, “ Em là Giét-xi-ca”. b) Về phần mình, các em đặt cho chúng tôi rất nhiều câu hỏi về thiếu nhi Việt Nam: “ Học sinh Việt Nam học những môn gì?”…. 28. Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí cần thiết trong những câu sau: a_ Tâm thích cái đèn quá, cứ đi bên cạnh Hà, mắt không rời cái đèn. Hà cũng biết là bạn thích nên thỉnh thoảng lại đưa Tâm cầm một lúc. Có lúc cả hai cùng cầm chung cái đèn reo: Tùng tùng tùng, dinh dinh! b_ Bài làm của bạn ấy kém quá, cô giáo cho một con ngỗng rất to. 29. Chuyển những câu đối thoại từ hình thức gạch đầu dòng sang hình thức dùng dấu ngoặc kép : Lượm bước tới gần đống lúa. Giọng em run lên: - Em xin được ở lại. Em thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian …. Cả đội nhao nhao: - Chúng em xin ở lại. 30. Dấu hai chấm dùng để làm gì? Cho ví dụ cụ thể. 31. a) Điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Trăng thanh gió mát bốn mùa nối nhau đi qua tháng hai thơm dịu hoa xoan tháng ba thoảng hương hoa nhãn tháng chạp ấm hương chuối dậy màu trứng cuốc bốn mùa cây gọi chim về mùa đông có những con chim bé xíu rúc vào mái rạ tránh rét mùa xuân chim én chao liệng trên mặt hồ. b) Tìm những tính từ có trong đoạn văn trên. 32. Tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống: a, Đây là em ……… tôi và bạn ……… nó. b, Chiều nay ………. sáng mai sẽ có. c, Nói ……. không làm. d, Hai bạn như hình ……… bóng, không rời nhau một bước. 33. Đọc 2 câu ca dao: - Ai ơi , đừng bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. - Rủ nhau đi cấy đi cày Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu. Em hiểu được điều gì có ý nghĩa đẹp đẽ trong cuộc sống của con người. 34. Dùng dấu gạch ngang thay cho dấu ngoặc kép trong câu sau: Chẳng bao lâu, lại có kẻ đem cây gậy cũ kĩ đến bảo “ Đây là cây gậy cụ tổ Chu Văn Vương dùng lúc chạy loạn, còn xưa hơn cả manh chiếu của Khổng Tử mấy trăm năm”. Quá đỗi ngưỡng mộ, anh ta bèn bán hết đồ đạc trong nhà để mua gậy. Sau đó lại có kẻ mang đến một chiếc bát gỗ, nói: “ Bát này được làm từ thời Ngũ Đế. So với nó, cây gậy đời nhà Chu ăn thua gì?” Chẳng thèm suy tính, anh học trò bán cả nhà đi để mua cái bát nọ. 35. Nhận xét về tác dụng của dấu gạch ngang trong trường hợp sau: Kể chuyện trong tổ, lớp: - Giới thiệu câu chuyện - Kể diễn biến của câu chuyện - Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về câu chuyện đó 36. Hãy thay dấu phẩy tương ứng về tác dụng bằng dấu gạch ngang; Anh Nguyễn Xuân Tâm, tổ trưởng tổ lao động, giới thiệu thành phần của tổ, công việc tổ đang đảm nhiệm, kế hoạch công tác của tổ. 37. Dùng cặp quan hệ từ thích hợp để gộp 2 câu thành 1 câu : a, Tên Dậu là thân nhân của hắn. Chúng em bắt nó nộp thuế thay. b, Bạn An học toán giỏi . Bạn ấy học Tiếng Việt cũng cừ. c, Chúng em còn nhỏ tuổi. Chúng em quyết làm những công việc có ích lợi cho môi trường. 38. Chỉ ra tác dụng của từng cặp quan hệ từ trong mỗi câu sau : a. Nếu Nam học giỏi Toán thì Bắc lại học giỏi văn. b. Nếu Nam chăm học thì nó thi đỗ. c. Nếu Nam chăm học thì nó đã thi đỗ. 39. Cho các từ sau : núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập. Hãy sắp xếp các từ trên thành các nhóm, theo 2 cách: a, Dựa vào cấu tạo từ ( từ đơn, từ ghép, từ láy ). Từ đơn ............................................. ............................................. Từ láy ............................................. ............................................. Từ ghép ............................................. ............................................. b, Dựa vào từ loại ( danh từ, động từ, tính từ ). Danh từ ............................................. ............................................. Động từ ............................................. ............................................. Tính từ ............................................. ............................................. 40. Nhận xét về tác dụng của dấu gạch ngang trong trường hợp sau: Kể chuyện trong tổ, lớp: - Giới thiệu câu chuyện - Kể diễn biến của câu chuyện - Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về câu chuyện đó 41. Hãy thay dấu phẩy tương ứng về tác dụng bằng dấu gạch ngang; Anh Nguyễn Xuân Tâm, tổ trưởng tổ lao động, giới thiệu thành phần của tổ, công việc tổ đang đảm nhiệm, kế hoạch công tác của tổ. 42. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong những trường hợp sau: a) Điều bất ngờ là tất cả học sinh đều lần lượt tự giới thiệu bằng tiếng Việt: “ Em là Mô-ni-ca”, “ Em là Giét-xi-ca”. b) Về phần mình, các em đặt cho chúng tôi rất nhiều câu hỏi về thiếu nhi Việt Nam: “ Học sinh Việt Nam học những môn gì?”…. 43. Dấu hai chấm dùng để làm gì? Cho ví dụ cụ thể. 44. Tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống: a, Đây là em ……… tôi và bạn ……… nó. b, Chiều nay ………. sáng mai sẽ có. c, Nói ……. không làm. d, Hai bạn như hình ……… bóng, không rời nhau một bước. 

0
2 tháng 6 2018

Tả đầm sen trên quê hương em

Quê em ở Thái Bình. Mỗi lần dặt chân đến mảnh đất thân yêu này, em không sao quên được cánh đồng lúa chín vàng ươm, vườn nhà bà quanh năm cây sai quả. Nhưng khắc sâu trong tâm trí em hơn cả, lại chính là đầm sen giữa đình. Nó giản dị mà thân quen biết nhường nào.

Đầm sen đẹp lắm! Đẹp không những duyên dáng mà còn hấp dẫn đất trời. Sóng hồ đầm sen quanh năm trong xanh. Bốn mùa đầm sen khoác trên mình bốn bộ áo khác nhau - bốn bộ áo mà thiên nhiên may tặng cho nó.

Tuy bốn mùa như thế, song mỗi mùa đầm sen mang trên mình một nét đẹp mê hồn.

Mùa xuân, khi ngàn hoa đâm chồi nảy lộc thì đầm sen nằm im, trơ ra vài cái củ sen to tướng. Những con én bay qua bay lại, nhiều lúc sà xuống ríu rít. Đầm sen vẫn lặng lẽ ngủ say như giấc ngủ của người già cô đơn.

Nhưng sang hạ, “bà già cô đơn”dường như trở về tuổi thanh xuân mười tám đôi mươi. Đầm sen lúc này nở những nụ be bé, rồi dần dần to lên, để cuối cùng nở bung ra. Nó đã trổ những bông hoa tinh khiết:

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Quả là vậy, bông sen trắng muốt, nổi bật giữa đám lá xanh um trong đầm mới đẹp làm sao! Những bông hoa to nhỏ chen chúc nhau như một gia đình hạnh phúc. Và rồi, hương sen thơm thoang thoảng bắt đầu rón rén bước ra, tung tăng theo gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân lá. Nó cùng hòa vào nắng hè chói chang, múa cùng những tia sáng.

Vậy mà cuộc sống vui tươi của đầm sen đã trôi mau, gửi lại sự tĩnh lặng khi thu về. Chút nhị vàng tươi giờ đã biến thành hạt. Khi những hạt sen to lên, các bác nông dân chỉ việc hái về nấu chè sen hay đem ra chợ bán. Chung quanh, lá sen đã héo xuông. Giờ lá sen không xòe rộng như chiếc ô trong mùa hè nữa. Nó dùng để gói cốm. Cốm gói trong lá sen thì xanh và thơm hơn đấy.

Buồn sao khi đông về! Bây giờ, đầm sen phải cắm rễ xuống, hút những gì tinh túy, màu mỡ của đất mẹ. Nhưng nó cũng không khỏi bồi hồi, xao xuyến cuộc sống khi hè đến. Nó nhớ tiếng các bạn nhỏ cười. Nó nhớ những bông sen giản đơn mà thanh tao. Nó nhớ trời hạ trong sáng. Nó nhớ rất nhiều những tia nắng chan hòa. Song, sự sống là vậy. Lúc này, đầm sen phải chuẩn bị cho một mùa hè sắp đến. Nó phải mang đến những lợi ích vốn có cho đời như: Hoa để trang trí, nhị sen ướp trà mạn, tâm sen làm thuốc an thần.

Em rất yêu quý đầm sen. Mỗi lần về quê, em luôn ra thăm đầm sen. Em coi đầm sen là người bạn nuôi dường tâm hồn em.

2 tháng 6 2018

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.