K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2018

Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là chủ đề chính trong truyện cổ tích. Trong xã hội, cái ác luôn hoành hành, làm tồn tại đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Không những thế, nó còn đe doạ trực tiếp cuộc sống xã hội, làm hại tới sự bình yên của nhiều người lương thiện. Trong thực tế đời sống xã hội, nhân dân ta không hề chấp nhận và dung tha cho cái ác. Cuộc đấu tranh chống cái ác là một trận chiến gay go, phức tạp và dai dẳng. Tuy vậy, niềm tin và ước mơ về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác của nhân dân vẫn không hề suy giảm. Niềm tin và ước mơ ấy được họ gửi gắm vào trong các truyện cổ tích.

Thạch Sanh là một truyện cổ tích tiêu biểu cho chủ đề chống cái ác.

Cái ác trong truyện cổ tích hiện ra muôn hình vạn trạng. Ở Tấm Cám ta bắt gặp cái ác ở chỗ một người mẹ kế và một cô em cùng cha khác mẹ tìm mọi cách để giết chết người con chồng, người chị. Ở Sọ Dừa, cái ác còn đáng sợ hơn: hai người chị đang tâm xô đứa em ruột của mình xuống biển để cướp chồng của em…

Tuy nhiên, trong Sọ Dừa và Tấm Cám, cái ác tuy rất tàn bạo, vẫn là những hành động từ con người bình thường và đơn lẻ, nên phần nào dễ đối phó hơn dễ trừng trị hơn. Đến Thạch Sanh, cái ác đã thực sự trở thành một lực lượng đông đảo, vô tình hỗ trợ nhau cùng nhằm vào một con người lương thiện. Đối phó với chúng không dễ, bởi chúng không chỉ là những người phàm trần mà còn gồm cả lũ yêu ma, thần thông biến hóa. Ngay cả những con người là phàm trần thì cũng rất gian ngoan, xảo quyệt.

Trước hết ta hãy xét đến bọn ác nhân là lũ yêu ma, ác quỷ. Chúng được đại diện bằng hai tên trăn tinh và đại bàng.

Trăn tinh là một con yêu do một con trăn núi khổng lồ sống lâu đã hoá tinh mà thành. Hắn rất độc ác. Hàng ngàn người lương thiện đã bị nó ăn thịt. Ngay đến nhà vua cũng phải nhượng bộ nó, lập đền thờ và hàng năm dâng nộp người. Đã độc ác lại có tài biến hoá, trăn tinh thực sự là mối hiểm hoạ lớn.

Đồng đảng với trăn tinh là đại bàng - con yêu núi thứ hai. Tên này còn đáng sợ hơn cả trăn tinh. Đến cả thái tử con vua Thuỷ Tề - một vị vua đứng đầu một cõi thần linh, thuộc lực lượng siêu nhiên — còn bị hắn bắt nhốt vào trong cũi sắt không thoát ra được.

Để đối phó với hai con yêu núi này cần phải có một chàng dũng sĩ quả cảm. Và Thạch Sanh xuất hiện. Song để chuẩn bị cho hai cuộc quyết chiến tiêu diệt tràn tinh và đại bàng, phải có sự giúp đỡ của thần linh. Thiên thần đã dạy cho Thạch Sanh đủ các môn võ nghệ và các phép thần thông.

Mặc dù đã được thần linh giúp đỡ, nhưng trong trận chiến tiêu diệt kẻ ác, Thạch Sanh vẫn là người đơn độc. Chàng phải tự lực là chính. Với tài trí phi thường, lòng quả cảm vô song và ý chí tiêu diệt kẻ ác, Thạch Sanh đã chiến thắng và chiến thắng giòn giã: chàng đã chém chết trăn tinh, xé xác nó làm hai, bắn chết tươi đại bàng. Và thật lí thú, Thạch Sanh lại bắn chết đại bàng bằng bộ cung tên vàng lấy dược từ tay trăn tinh. Phải chăng đấy là quan niệm của nhân dân: diệt kẻ ác này sẽ là cơ hội để diệt kẻ ác khác, diệt kẻ ác mạnh vừa sẽ là điều kiện để diệt kẻ ác mạnh hơn.

Giết được trăn tinh và đại bàng, trừ được hoạ cho dân, nhưng chính chàng dũng sĩ diệt trăn tinh và đại bàng lại bị mang vạ vào thân: hồn chúng liên kết với nhau tìm cách báo thù và chàng dũng sĩ lương thiện phải chịu nỗi oan trong nhà ngục. Thế mới biết cuộc đấu tranh chống cái ác không đơn giản. Người có công không khéo có thể trở thành người có tội. Tuy nhiên, Thạch Sanh không mất niềm tin. Và nỗi oan của chàng đã được giải, Thạch Sanh đàng hoàng ngẩng cao đầu với tư thế của chàng dũng sĩ đấu tranh vì cái thiện.

Cuộc đấu tranh chống cái ác là lực lượng yêu ma vốn đã khó khăn và dai dẳng, nhưng cuộc đấu tranh chống cái ác ở ngay trong hàng ngũ con người còn khó khăn, phức tạp và dai dẳng hơn nhiều.

Kẻ ác ở đây tuy không có phép thần thông biến hoá nhưng lại rất nham hiểm, xảo trá. Đầu tiên, hắn vờ kết nghĩa anh em, rồi nguỵ trang bằng tình anh em để lừa Thạch Sanh đi thế mạng thay mình. Đến khi Thạch Sanh chém được đầu trăn tinh xách về thì hắn lại nảy sinh lòng tham, lừa đuổi Thạch Sanh đi để cướp công. Cướp được công của Thạch Sanh, được hưởng vinh hoa phú quý hắn vẫn không từ bỏ lòng tham và dã tâm. Hắn lại tiếp tục lợi dụng Thạch Sanh để lập công lớn hơn, nhằm có địa vị và danh vọng cao hơn. Lần này, để đạt được mục đích ấy, hắn sẵn sàng ra tay giết người. Hành động giết người vốn đã là đỉnh cao của tội ác, đáng sợ và ghê tởm hơn, người bị giết lại vừa là người em kết nghĩa, vừa là ân nhân của kẻ gây tội ác. Đã thế hành động gây tội ác của hắn không cần che giấu, mà phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật, trước mắt bao người. Có thể nói, Lí Thông đã lộ rõ nguyên hình của kẻ ác.

Cái ác của Lí Thông là cái ác có thực trong xã hội. Nó bắt nguồn từ lòng tham, sự đố kị ghen ghét trước tài năng và công lao, thành tích của người khác. Cái ác của Lí Thông không chỉ là tội ác giết người, mà còn là tội ác của sự vong ân bội nghĩa, khiến cả con người lẫn đất trời đều phẫn nộ. Cuối cùng Thạch Sanh phải lên tiếng vạch mặt Lí Thông. Và dù Thạch Sanh có nhân từ tha tội chết cho mẹ con Lí Thông thì trời đất cũng không dung tha. Và lưỡi tầm sét cua Thiên Lôi chính là lưỡi gươm công lí của nhân dân vung lên tiễu trừ kẻ ác. Kẻ ác không những bị trừng trị mà còn bị trừng trị thật đích - đáng: bị biến thành bọ hung để đời đời kiếp kiếp bị người đời nguyền rủa và khinh bỉ.

Đến đây, tôi lại nhớ tới sự trừng trị của nhân dân Nga dành cho kẻ tham lam bội bạc là mụ vợ ông lão đánh cá trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng. Và tôi mỉm cười: Công lí của nhân dân ở đâu cũng thật công bằng. Điều đó tạo cho tôi một niềm tin sâu sắc về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác trong cuộc đời thực.

Tk cho mn nha~ Bạn có thể tham khảo chứ ko cần viết tất đâu!!!

22 tháng 8 2018

Chứng minh qua tất cả những câu chuyện con được học: Những người tốt bụng, lương thiện cuối cùng đều được hưởng hạnh phúc (cô Tấm, Sọ Dừa, Thạch Sanh...), những người độc ác, xấu xa bị trừng trị

=> Ước mơ của nhân dân "Ở hiền gặp lành"

- Nhân dân gửi gắm ước mơ qua việc xây dựng những yếu tố hư cấu, kì ảo.

6 tháng 10 2024

Văn bản nói về Sọ Dừa, em học được bài học đó là không nên nhìn nhận, đánh giá con người chỉ qua vẻ bề ngoài mà cần coi trọng phẩm chất, tính cách, vẻ đẹp bên trong và tiếp xúc lâu để hiểu thêm về tâm hồn của họ.

Câu 1: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với việc diễn đạt?Câu 2: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?Câu 3: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu...
Đọc tiếp

Câu 1: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với việc diễn đạt?

Câu 2: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Câu 3: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay?

Câu 4: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh nhận định sau:

a.Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử

b.Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí “người trong một nước phải thương nhau cùng”

Câu 5: Cho hai đoạn văn sau tìm và chỉ ra tác dụng của trạng ngữ:

*Đoạn 1: Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao động lương thiện, tốt bụng. Đó là Sọ Dừa với hình thù kì dị tài năng hơn người. Đó là Thạch Sanh- chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của một người dũng sĩ. Đó là cô Tấm dịu dàng xinh đẹp, là anh Khoai hiền lành, chất phác, thật thà,…Mỗi người một số phận, và đều phải trải qua biết bao nỗi gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng, họ đều được hưởng hạnh phúc: chàng Sọ Dừa và cô Út sống bên nhau trọn đời; Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn chàng Khoai nghèo thì cưới được con gái của lão trưởng giả, thỏa ước nguyện.

*Đoạn 2: Trong truyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu, cái ác. Để đạt được mục đích của mình, chúng không từ một thủ đoạn nào. Kết cục, chúng đã phải trả giá cho những hành động tội lỗi của mình. Hai cô chị trong chuyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích. Mẹ con Lý Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Mẹ con Cám phải tìm đến cái chết nghiệt ngã

Câu 6: Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn bản sau:

Tai nạn giao thông trong mười năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột biến, lên đến 10.866 người. Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn ngay tai họa khủng khiếp này.

***Nhanh nhé mk đang cần gấp!!!

0
9 tháng 4 2022

tk

Câu tục ngữ khẳng định rằng khi có ý chí, nghị lực và sự kiên trì sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ không làm được gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn. Điều đó đã được chứng minh từ những tấm gương từ xưa đến nay. Mạc Đĩnh Chi, gia đình nghèo khó.

9 tháng 4 2022

9 tháng 8 2016

– Đặt vấn dề

Từ định nghĩa ca dao dẫn tới vấn đề cần chứng minh:

Ca dao là tiếng nói trái tim, là kho tàng tình cảm của nhân dân

Thật vậy, từ nghìn xưa đến nay, trong quá trình sống, làm việc, chiến đấu, nhân dân ta đã sản sinh vô vàn câu ca dao để tỏ bày tình cảm của mình. Nhận xét về điều này, có người cho rằng: “Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình”.

I- Giải quyết vấn dề. ;  

 

1- Thể hiện được tình yêu quê hưcỉng đất nước:

* Gắn bó, ca ngợi, tự hào với bao cảnh đẹp của quê hương đất nước

– Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

– Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

– Thấy dừa thì nhớ Bến Tre 

Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười…  

* Đó cũng là lòng yêu nước, thể hiện tình nghĩa đồng bào “Người trong một nước” ý thức đoàn kết tương trợ nhau:

– Bầu ơi! Thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

– Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

2- Thể hiện tình yêu thương gia đình:

* Tình cảm sâu nặng nhất, thiêng liêng nhất là tình mẫu tử, ơn nghĩa sinh thành:

– “Công cha như núi Thái Sơn  

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

– “Ngồi buồn nhở mẹ ta xưa”

Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”

* Tình vợ chồng gắn bó thiết tha, chung thủy:

– Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

– Thà rằng ăn bát cơm rau

Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời

– “Một thuyền một bến một dây

Ngọt bùi ta hưởng đắng cay chịu cùng” 

– Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn

3- Thể hiện tình yêu thiết tha với cuộc đời:

* Gắn bó với lao động:

– Chồng chài, vợ lưới, con câu 

Chàng rể đóng đáy, con dâu ngồi mò

– Trên đồng cạn, dưới đồng sâu 

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

* Yêu lao động người nông dân yêu cả ruộng đồng, gắn bó với thiên nhiên

– Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát.

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mènh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ trước ngọn nắng hồng buổi mai.

* Chính tình yêu sâu nặng đối với cuộc đời lạc quan vui sống đã khiến người lao động vượt lên tất cả khó nhọc, gian lao.

– Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thảnh thót như mưa ruộng cày 

Ai ơi! Bưng bát cơm đầy 

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

– Công lênh chẳng quản bao lâu 

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng

– Trong đầm gì đẹp bằng sen 

Lả xanh bông trắng lại chen nhị vàng 

Nhị vàng bông trắng lá xanh 

ần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

III- Kết thúc vấn đề

– Ca dao là bức tranh phác họa tâm tình của nhân dân ta, tuy không đầy đủ, nhưng cũng sơ nét cho thấy sự phong phú và tha thiết của những tình cảm cao quý ấy.

– Ca dao không chỉ đem lại xúc cảm thẩm mĩ của văn chương mà còn góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng tâm hồn chúng ta. 

 

9 tháng 8 2016

Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được nhữngtình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt. Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta. Đó là niềm tự hào, gắn bó kháng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chôn nhau cắt rốn. Điều này dễ hiểu.

Thời xưa, điều kiện đi lại khó khăn, hiểu biết của mỗi người đều có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn rau, tấc đất của mình. Chính vì lẽ đó mà người dân xứ Lạng tự hào:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa  … Bỏ công bác mẹ sinh thành ra em.

Người con của mảnh đất xứ Nghệ cũng hãnh diện về quê hương mình:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Xưa kia hay ngay cả bây giờ, trong hàng triệu người Việt Nam, có biết bao người chưa một lần đặt chân đến Kinh kì (Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội), mảnh đất trái tim Tổ quốc. Thế nhưng ai lại không xúc động tâm hồn khi nghe thấy những lời ca thắm thiết:

Gió đưa cành trúc la đà 

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Dù yêu một cây đa bến nước vô danh, hay yêu bức “họa đồ” của một vùng “non xanh nước biếc” hữu danh nào đó, thì đây cũng là khởi điểm của tình yêu đất nước, là tình cảm cao quý, thiêng liêng đối với hồn thiêng sông núi Việt Nam. Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử thân ái với nhau, “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Khi ấy, lòng yêu nước thể hiện ra ở tình cảm đồng bào máu thịt:

Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bầu và bí tuy là khác giống, nhưng vẫn mang nặng nghĩa chị tình em, vì cùng sinh trưởng chung trên một giàn. Con người đâu khác. Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh và địa vị xã hội khác nhau, nhưng mọi người vẫn tồn tại trong cùng chung một đất nước. Trong quá trình dài lâu sống chung với nhau như thế, tình cảm hình thành, phát triển, trong ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có từ đồng bào để chỉ “người trong một nước”. Từ đó, một câuca dao đầy gợi cảm đã nảy sinh từ nghìn xưa, đến nay ai ai cũng nhớ nằm lòng:

 

Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình

Nhiễu điều phủ lấy giá gương  

Người trong một nước phải thương nhau cùng. 

Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ. Gia đình từ nghìn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội phồn vinh hạnh phúc. Ai cũng biết trong tình cảm gia đình, cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành. Ca dao có biết bao câu tuyệt đẹp về mối quan hệ này:

Công cha như núi Thái Sơn 

…Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đặc biệt, ca dao có những câu tuyệt đẹp về tình cảm mẹ con:

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa , 

 

Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương. 

Vì thế, khi chia xa, phải rời mẹ, có người con nào không khỏi bâng khuâng đau xót:

Chiều chiều chim vịt kêu chiều  

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau. 

Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. ‘“Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khổ cực, người bình dân vần yêu đời: Râu tôm nấu với ruột bầu  Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Bởi lẽ họ nghĩ là:

Thà rằng ăn bát cơm rau

Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.

Trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy, cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, dầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt”. Thế mà họ làm nên đươc bao khúc hòa ca lao động:

Trên đồng cạn dưới đồng sâu  

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. 

Mỗi thành viên một việc làm, kể cả con trâu nữa chứ! Đủ thấy đối với nhà nông, thật đúng “con trâu là đầu cơ nghiệp”, nên được họ yêu thương biết mấy. Thử nghe lời họ thủ thỉ với con trâu:

Trâu ơi! Ta bảo trâu này  

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta  

Cấy cày vốn nghiệp nông gia  

Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công  

Bao giờ cây lúa còn bông  

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Gắn bó khăng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ông bao đời, của cả chính mình góp phần tô điểm:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát 

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông 

Thân em như chẽn lúa đòng  

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.  

Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động vượt lên mọi gian khổ nhọc để vui sống, vững tin:

Công lênh chẳng quản bao lâu 

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Cho dầu phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi cực, phải lỡ bước sa chân, người nông dân hướng thiện, trước sau vẫn giữ vẹn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao:

Có xáo thời xáo nước trong  

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Bởi vậy, có người so sánh vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân với hoa sen:

Nhụy vàng bông trắng lá xanh  

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thể hiện khá sinh động, tuy chưa phải là đầy đủ và toàn diện những sắc thái tình cảm thiết tha và cao quý của nhân dân lao động, nhưng cũng đủ cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của những người đã sản sinh ra nó. Ngày nay đọc lại, ai cũng thấy ngoài giá trị nghệ thuật văn chương, ca dao còn có giá trị nhân văn to lớn.

6 tháng 8 2016

Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, mang vẻ đẹp nhân văn kỳ diệu. Là thần thoại, truyền thuyết hay cổ tích, tuy ra đời trong nhừng điều kiện xã hội khác nhau, nhưng tất cả đều phản ánh một cách đậm đà đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng, giải thích một cách hồn nhiên, chất phác các hiện tượng, nguồn gốc các sự việc quanh ta, ghi lại những thăng trầm, những biến cố lịch sử dân tộc qua bao huyền thoại bi hùng, tráng lệ. Có nhiều truyện cổ dân gian đã nói lên những khát vọng của nhân dân từ những thuở xa xưa về sức mạnh để chiến thắng mọi kẻ thù, ước mơ về ấm no, hạnh phúc. Đúng như có ý kiến cho rằng: Truyện cổ dân gian đem đến cho ta những giấc mơ đẹp.

Đọc truyện cổ dân gian, có lúc ta tưởng mình đang nằm mơ, gặp Thần Tiên, Bụt, Phật... Những giấc mơ đẹp ấy đối với tuổi thơ chúng ta thật là diệu kỳ, hạnh phúc. Truyện cổ dân gian như đã chắp cánh cho tâm hồn thơ bé chúng ta bay lên, để chúng ta được sống trong những khoảnh khắc thần tiên.

Thế giới các vị thần trong thần thoại đáng yêu. Ai đã một lần đến thăm núi Kinh Thiên ở tỉnh Hải Dương, dấu tích của thần Trụ Trời thuở hỗn độn mang lại đều có một cảm giác lâng lâng khó tả. Mỗi độ thu về, ngắm bầu trời xanh mênh mông, tôi lại mơ, lại nhớ, lại xôn xao trong lòng câu hát: Ông tát bể - Ông kể sao - Ông đào sông - Ông trồng cây - Ông xây rú - Ông trụ trời.

 

Và câu đồng dao:

Núi cao sông cũng còn dài

 Năm... năm báo oán, đời đời đánh ghen?

Lễ vật Sơn Tinh dâng lên vua Hùng sao nhiều và quý hiếm thế? Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao... là những báu vật đâu dễ tìm, đâu dễ có? Núi Tản Viên cao chót vót ở phía tây kinh thành Thăng Long là dấu tích, là chiến công hoá phép "nâng núi lên" của Sơn Tinh bảo vệ người đẹp, đánh thắng Thuỷ Tinh. Sơn Tinh là ước mơ của người xưa muốn có sức mạnh và phép lạ để chiến thắng lũ lụt thiên tai. Sơn Tinh... cũng là giấc mơ đẹp cho em, cho bạn, cho tuổi thơ gần xa:

Núi Tản như con gà cổ đại

 Khổng lồ, mào đỏ thắp bình minh Mênh mông gọi nắng cho mùa chín

 Từ buổi Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh.

(Huy Cận)

Sẽ bất hạnh biết bao, nếu không được đọc, được nghe kể chuyện cổ? Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe bà kể chuyện cổ tích? Vì đó là ngọn nguồn những giấc mơ đẹp tuổi thơ:

Chuyện con cóc, nàng tiên Chuyện cô tấm ở hiền Thằng Lý thông ở ác...

Mái tóc bà bị bạc

Con mắt bà thì vui

Bà kể đến muôn đời

Củng không sao hết chuyện...

(Xuân Quỳnh)

Chú Sọ Dừa chỉ có mắt, mũi..., không chân tay, chỉ biết lăn lông lốc mà không biết đi. Chú lại biết chăn bò giỏi. Chú tìm đâu ra mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm và một chĩnh vàng cốm để làm sính lễ cưới cô út xinh đẹp con gái phú ông? Sọ Dừa... chàng trai lịch sự,... quan trạng nguyên..., một sự hoá thân nhiệm mầu đã trở thành giấc mơ đẹp của nhân dân, của những con người nhỏ bé" bất hạnh trong cõi đời.

Con chim phượng hoàng biết nói, rất tình nghĩa với lời hứa: Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng; ông tiên râu tóc bạc phơ đã ban cho anh Khoai câu thần chú Khắc nhập! Khắc xuất!; ông Bụt và đàn chim sẻ, chiếc giày thêu với hình ảnh cô Tấm xinh tươi gặp Hoàng tử trong ngày hội..., tất cả đều trở thành mơ ước tuyệt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay về ấm no hạnh phúc, về một sự đổi đời, cổ tích thần kỳ đã nuôi lớn tâm hồn ta bằng bao nhiêu niềm tin, bao ước mơ đẹp:

Ta Lớn lên bằng niềm tin rất thật

 Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bằng đến đậu

 Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta....

(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)

Truyện cổ dân gian, nhất là truyền thuyết, với các yếu tố kỳ diệu, bao sự tích và hình tượng thần kỳ đã trở thành những bài ca yêu nước tráng lệ đem đến cho ta nhiều giấc mơ đẹp. Cái vươn vai của Thánh Gióng, từ một chú bé lên ba bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Ngựa sắt phun lửa, Gióng vung roi sắt đánh cho lũ giậc Ân tơi bời. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre làm vũ khí quật cho lũ giặc chết như ngả rạ. Đánh tan giặc,

Gióng đã bay về trời. Gióng là mơ ước của tuổi thơ Việt Nam ngàn đời:

Mỗi chủ bé đều nằm mơ ngựa sắt

Mỗi con sông đều muốn hoá Đại Bàng

("Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" - Chế Lan Viên)

Sự tích trăm trứng đã nhập hồn ta từ thuở trong nôi theo lời ru của mẹ. Lưỡi gươm khắc hai chữ "Thuận Thiên” là vật báu của Long Quân cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh. Cái lẫy nỏ thần Kim Quy bắn một phát giết hàng van giặc. Triệu Quang Phục chống giặc Lương ở đầm Dạ Trạch được Rồng vàng tháo móng chân đem cho, và dặn: Cắm lên mủ đầu mâu, sẽ đánh đâu thắng đấy! Nhờ thế mà Triệu Quang Phục chém được đầu tướng giặc Dương Sằn, thu phục lại giang sơn.

Truyền thuyết lịch sử tuy mang yếu tố hoang đường nhưng nó đã diễn ra một cách bay bổng thần kỳ sức mạnh con người Việt Nam qua những chặng đường lịch sử vẻ vang. Ta lớn lên cùng truyền thuyết. Ta tự hào và yêu đất nước. Một đất nước có "nghìn núi trăm sông diễm lệ...". Một đất nước có Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên... oai hùng.

Chúng ta sinh ra và lớn lên -dưới trời xanh và hương lúa được nuôi dưỡng bằng tình thương của cha, bằng sữa mẹ, bằng sự dạy bảo của thầy giáo. Tiếng đàn bầu, khúc dân ca, câu thơ Kiều của Nguyễn Du.. đã trở thành mảnh tâm hồn mỗi chúng ta. Bạn có nghe tiếng gà gáy trên hoang đảo:

ò... ó ... o...

Phải thuyền quan trạng rước cô về?

Bạn còn có nhớ câu hát dân gian trong ngày hội Gióng:

Đứa thì sứt mủi, sứt tai

Đứa thì chết nhóc bởi gai tre ngà!

Thật vậy, truyện cổ dân gian đã đem đến cho ta những giấc mơ đẹp. Ta như nghe tiếng thầm thì của ông cha từ ngàn xưavọng nói về. Và ta càng yêu thêm truyện cổ. Một quyển sách ước. Một cây bút thần. Cái đàn thần và cái niêu cơm thần... của Thạch Sanh... đã trở thành mơ ước và hành trang trong tâm hồn mỗi em thơ.

Một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh và tài hoa mới có một kho tàng truyện cổ dân gian đậm đà hấp dẫn thế

14 tháng 1 2022

khó  qua mik chưa học bao giờ

 

13 tháng 11 2016

Bài làm

Bạn và tôi thuở ấu thơ trong nôi, chắc chúng ta ai cũng được nghe lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ:

"À ơi… Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Gốc của thơ và nhạc là từ đó, vốn văn học nảy sinh từ nền văn hoá dân gian mang theo điệu hồn dân tộc ở trong mỗi người. Mỗi bài thơ ta đọc, mỗi bài văn thầy giảng em nghe đều thấm đẫm một triết lý nhân sinh cao cả nhắc nhở ta đạo làm người biết "thương người như thể thương thân" và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Đó chính là tư tưởng cốt lõi của văn hoá dân tộc.

Văn học là nhân học, gắn văn học với chức năng giáo dục tư tưởng thẩm mĩ, trong mỗi tác phẩm văn chương ở nhà trường, ta đều cảm nhận tinh thần nhân ái của con người Việt Nam, một truyền thông đạo lý tốt đẹp mà mỗi chúng ta luôn trân trọng nâng niu và soi vào đó để tự răn mình.

Từ buổi đầu tiên cắp sách đến trường, trong những lời cô giảng, câu ca dao trong SGK lớp 1 đã thấm vào hồn con lòng nhân ái yêu thương gần gũi như lời thủ thỉ tâm tình của người mẹ. Lớn lên học lớp 5, lớp 6 nghe thầy đọc những trang thơ, những truyện cổ hay, lòng em thấy xúc động nao nao: em thương cô Tấm thảo hiền, ghét Lý Thông ở ác, em thêm yêu quê hương qua lời thơ ngọt ngào của Trần Đăng Khoa:

Em nghe thấy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm như tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thở động tàu dừa

Ào ào nghe chuyền cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát nụ cười

Nghe thơ em thấy đất trời đẹp hơn.

(Nghe thấy đọc thơ)

Càng yêu thơ văn dân tộc ta càng khám phá được trong mỗi tác phẩm vẻ đẹp kì diệu lung linh của nó mà cơ sở cho sự sáng tạo chính là cội nguồn của tình yêu thương sự đồng cảm, chân thành của nhà văn với con người tạo nên linh hồn trong mỗi sáng tác.

Đọc truyện "Sơn Tinh Thuỷ Tinh" ai cũng hiểu đó là câu chuyện hoang đường nhưng sao nghìn đời nay ta vẫn yêu vẫn quí, đọc trăm lần không chán bởi hình tượng chàng Sơn Tinh chính là hình ảnh của dân Văn Lang thuở hồng hoang khai thiên lập địa gặp muôn ngàn khó khăn. Càng đọc ta càng khâm phục sự sáng tạo kì diệu của nhân dân khi xây dựng hình tượng nghệ thuật này dưới câu chuyện tình lãng mạn đẹp thời cổ đại. Và càng đọc ta càng thấy dụng ý ngợi ca con người, sức mạnh và ý chí con người quả là lớn lao đáng khâm phục: bao lần đấu tranh, chiến sự xảy ra nhưng Sơn Tinh vẫn thắng, Thuỷ Tinh giao chiến mệt mỏi đành rút quân về. Ca ngợi con người, những con người chính nghĩa, bảo vệ cho công lý đó là chức năng của tác phẩm nghệ thuật nói chung và tác phẩm văn học nói riêng.

Hồi kí "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng sao đáng yêu đến thế. Bức chân dung chân thực mà sống động về một cậu bé bất hạnh sống thiếu tình thương nhưng vô cùng trong sáng hồn nhiên và có tình yêu thương mẹ mãnh liệt. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm chính là một con người đáng quí, đáng để các bạn nhỏ học tập noi gương về nghị lực sống, về tình yêu thương và lòng nhân ái vô bờ. Cậu bé mồ côi cha phải sống bên người bà cô cay nghiệt luôn lấy chuyện mẹ em có con với người khác, phải đi ở tha phương cầu thực mà nhiếc móc hành hạ em. Song tình yêu thương mẹ và niềm tin trong sáng của cậu bé 12 tuổi đã giúp em có thêm bản lĩnh sống và vượt qua mọi thử thách để rồi cuối cùng ước mơ được gặp mẹ đã toại nguyện. Cảm giác hạnh phúc đến vô bờ khi ngồi trong lòng mẹ được mẹ ôm ấp vỗ về, được ngắm nhìn khuôn măt thân yêu của người mẹ, được mẹ gãi rôm ở sống lưng… của cậu bé Hổng được gợi lại chân thực và xúc động bằng một đoạn văn thấm đẫm chất trữ tình đã đưa mỗi chúng ta về với cội nguồn, về với tình mẫu tử thiêng liêng của chính mình mà vô tình ta chẳng nhận ra. Tập hồi kí hay và lắng đọng hồn người chính bởi tình thương, sự đồng điệu của trái tim nghệ sĩ đã hoà cùng nhân vật với niềm yêu thương xẻ chia với những cuộc đời đắng cay, bất hạnh.

Văn học thể hiện tình yêu thương ngợi ca những con người có trái tim nhân ái nhưng đồng thời văn học cũng bày tỏ thái độ phê phán nghiêm khắc những kẻ bạc ác, những kẻ thờ ơ dửng dưng trước những người gặp hoạn nạn.

Trong các tác phẩm của mình, người nghệ sĩ không chỉ tạo nên các nhân vật với tính cách một chiểu. Chính vì vậy, ta đọc tác phẩm và thấy trong đó những con người với những tính cách đối lập. Phải chăng nhà văn muốn để ta so sánh đối chiếu họ với nhau mà nhận ra thái độ của tác giả, tìm đến sự đồng cảm với trái tim người nghệ sĩ mà yêu, ghét, giận hờn, ngợi ca hay khinh bỉ.

Đọc "Lão Hạc" của Nam Cao, ta càng yêu thương quí trọng lão nông già yếu nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và đức tự trọng để mà thêm mến thêm yêu Nam Cao, học được ở ông cái cách nhìn người "cố tìm hiểu họ" mà cảm thông chia sẻ…, thì ta càng chê trách Binh Tư, con người khoẻ mạnh mà lười biếng, nhân cách thoái hoá đi ăn cắp ăn trộm… đáng khinh bỉ.

Hai tuyến nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị – bị trị trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là 2 bức tranh đối lập về con người mà qua đó nhà văn muôn nhắn gửi bức thông điệp, tiếng kêu cứu về số phận người nông dân dưới chế độ cũ. Chính vì vậy nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận xét: Cái cách viết lách như thế, Ngô Tất Tố xui người nông dân nổi loạn.

Sự nổi loạn mà Nguyễn Tuân muôn nói đến trong "Tắt đèn" là sự nổi loạn đầy ý thức khi cái tốt, cái thiện bị ngược đãi, chèn ép nên tức "nước vỡ bờ". Mâu thuẫn cơ bản của xã hội thể hiện trong hai tuyến nhân vật rõ rệt: một bên là những kẻ thông trị cậy chức quyền hà hiếp dân lành mà tiêu biểu là quan Tri phủ Tư Ân, Nghị Quế, Lý trưởng, Chánh tổng… Và một bên là người dân lương thiện chịu cảnh bần cùng đè nén là chị Dậu. Mâu thuẫn đối kháng dâng lên đỉnh điểm nhưng Ngô Tất Tố chỉ đặt ra ở đó. Phải chăng bởi ý thức cách mạng chưa cập đến người dân hay bởi nhà văn mới bằng trái tim nhân đạo của mình rung lên hồi chuông cảnh tỉnh về những cuộc nổi loạn sẽ xảy ra khi những kẻ núp bóng quan Tây bị mất hết nhân tính chỉ mượn cớ đục nước béo cò…

Bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, văn học thể hiện tinh hoa văn hóa và khẳng định sự sáng tạo nghệ thuật của con người Việt Nam. Song điều cốt lõi và cội nguồn của văn chương chính là tình yêu thương, "thương người như thể thương thân". Tiếng nói yêu thương ấy của văn chương đã cất lên ru tâm hồn ta, khiến ta sống “người” hơn.

8 tháng 8 2019

Dân ta có một lòng nông nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của của con người Việt Nam ta. Mỗi khi bị xâm lăng thì tinh thần ấy trở nên sôi nổi và ko chịu khuất phục trước khó khăn,nhũng trái tim của con người yêu nước ko sợ kẻ thù sẽ kết hợp lại làm một và sẽ biến một làn sóng khổng lồ, mạnh mẽ, to lớn, lướt qua bao trở ngại để đem về một niềm hân hoan cho đất nước tổ tiên, con người Việt nam chúng ta.

Từ xa xưa nhũng con người đã bộc lộ rõ ràng nhất, kiên cường nhất là tấm gương cũng là anh hùng được dân nhân tôn trọng như bà Trưng, bà Triệu ,….. những thời kì đầy chiến tranh tàn khóc. Cũng như bây giờ , tất cả những thời kì kỉ thuật hoá, các dụng cụ, máy móc ngày càng hữu dụng nhung chỉ có mỗi tấm lòng yêu nước của từng người dân vn sẽ ko bao giờ thay đổi và sự biết ơn đến từng người anh hùng của đất nước này Mỗi lãnh thổ , mỗi dân tộc đều có những nguồn gốc phong tục tập quán khác nhau nhưng tinh thần Ìu nước vẫn luôn là một nét đẹp đặc sắc quý báu của con người Việt chúng ta.

Trong mỗi con người Việt Nam đều có bản chất trung thực và chất phác. Từ những bác nông nhân chân lắm tay bùn, vất vả mồ hôi, những đứa trẻ thiếu nhi ngây thơ, trong nước đang cố gắng học để giúp dỡ non nước mai sau hay những vị bác sĩ miệt mài để cứu những con người, những sinh linh bé bỏng ,…

Những hành động, cử chỉ, hay cố gắng hết sức mình dù ko to lớn nhưng thành quả quả ấy mà họ tạo ra đều vô cùng vĩ đại Và họ cũng bộc lộ trong tim họ tinh thần yêu nước như cây cầu kết nối từng trái tim của từng con người Việt nam chúng ta. Và họ cũng thể hiện rằng dù đất nước chúng ta có nhỏ bé đi chăng nữa thì trái tim họ dành cho nhau hay cho đất nước đều vô cùng to lớn.

8 tháng 8 2019

để chúng minh tinh thần yêu nx làtruyền thống quý báu:

-tinh thần yêu nc trg các thời đại

-tinh thần ywwu nc trg các cuộc kháng chiến chống Pháp

+Từ các lứa tuổi:từ già đến trẻ

+từ khắp các miền:miền ngược miền xuôi

+từ các giai cấp:công nhân,nông thôn,chiến sĩ

+từ khắp các mặt trận:hậu phương tới tiền tuyến

trình tự:k gian và thời gian nhé bợn^^

Bài tập: Viết những dẫn chứng và lời phân tích dẫn chứng cho các đề sau(Dẫn chứng phải phong phú, toàn diện, tiêu biểu như hướng dẫn trên – mỗiđề khoảng 5 dẫn chứng)a. Sách là người bạn lớn của con ngườib. Trong “Bài ca vỡ đất”, Hoàng Trung Thông có viết:“Bàn tay ta làm nên tất cảCó sức người sỏi đá cũng thành cơm”.Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu thơ trênc. Có chí...
Đọc tiếp

Bài tập: Viết những dẫn chứng và lời phân tích dẫn chứng cho các đề sau
(Dẫn chứng phải phong phú, toàn diện, tiêu biểu như hướng dẫn trên – mỗi
đề khoảng 5 dẫn chứng)
a. Sách là người bạn lớn của con người
b. Trong “Bài ca vỡ đất”, Hoàng Trung Thông có viết:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu thơ trên
c. Có chí thì nên
d. Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn làm theo những truyền
thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn'”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
e. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

3
f. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng
g. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Lịch sử chống ngoại xâm của dân
tộc ta đã chứng tỏ tinh thần ấy
h. Chứng minh rằng ca dao là tiếng nói tâm tình của người lao động.
i. Chứng minh rằng trong thời điểm hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường
đang là thảm họa đối với con người
j. Chứng minh rằng: "Lá lành đùm lá rách" luôn là truyền thống đạo lí tốt
đẹp của con người Việt Nam.
k. Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có
bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em
hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
l. Ai chiến thắng mà không hề chiến bại.
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

0