Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mặt trời thứ nhất ở dòng 1 là mặt trời chiếu sáng cho muôn vật muôn loài mang lại ánh nắng soi sáng
còn mặt trời thứ 2 ở dòng 2 là Bác Hồ vị cha già kính yêu được ví như mặt trời ,Bác đã soi sáng cho dân tộc Việt Nam đến với độc lập tự do
Chúc bạn học tốt
1, - Mặt trời ( dòng 1 ) : nghĩa thực , mặt trời là 1 thực thể của thiên nhiên vũ trụ
- Mặt trời ( dòng 2 ) : nghĩa ẩn dụ , Bác như măt trời của dân tộc VN . Nếu mặt trời của thiên nhiên đem lại sự sống của nhân loại thì Bác Hồ chính là nguồn sáng, đem lại độc lập tự do cho dân tộc
=> Hình ảnh ẩn dụ gợi ra sự vĩ đại của Bác , vừa thể hiện niềm tôn kính , biết ơn vô hạn của tác giả và nhân dân ta với Bác trước công lao to lớn của Người , đồng thời khẳng định Người còn sống mãi với non sông đất nước
2, BPTT: Mặt trời ( dòng 2 ) : ẩn dụ ( tác dụng ở phần 1)
Nhân hóa : đi qua
+ Biện pháp nhân hóa kết hợp với động từ ' thấy ' không chỉ tạo sự liên kết giữa hai câu thơ mà còn tạo ra sự đối sánh giữa hai hình ảnh. Dường như mặt trời tự nhiên cũng thành kính , ngưỡng vọng trước sự vĩ đại lớn lao của ' mặt trời Bác'
Điệp từ : ngày ngày
+ vừa là vòng quay vĩnh cửu của thiên nhiên , vũ trụ vừa khẳng định tình cảm của nhân dân ta với Bác mãi trường tồn, bất diệt, không bao giờ phai nhạt
3, Tình cảm của tác giả và nhân dân ta với Bác
+ tình cảm của nhân dân với Bác mãi trường tồn , bất diệt
+ Bộc lộ niềm tự hào , biết ơn vô hạn
+Tấm lòng thành kính của dân tộc với Bác
+ Niềm thương tiếc vô hạn của nhân dân với Bác
+ Niềm tôn kính , biết ơn vô hạn
* Văn thì bạn dựa vào mấy cái trên viết thử xem chứ mình lười viết lắm
- còn phần 2 mình không hiểu là bạn muốn nêu tác dụng của cả khổ hay nêu tác dụng của mỗi từ ' mặt trời ' thôi nên mình không viết thêm mấy BPTT nữa
Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”(1). “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác(2). Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài(3). Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ(4). Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ( Lưu Hữu Phước) hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”(Tố Hữu)(5). Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên( biện pháp nhân hóa “thấy”) là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương(6).Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam, vừa bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên(7).Cùng với hình ảnh “mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng” là hình ảnh “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”(8). “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh rất thực, còn câu “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính vô hạn của nhân dân đối với Bác(9).Dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác được nhà thơ ví như những “tràng hoa”- tấm lòng thơm thảo, lòng kính yêu dâng lên Người – dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” – bảy mươi chín năm Người đã sống, cống hiến cho dân tộc, đã yêu thương hết thảy thiên nhiên và con người (10).
Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ‐ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ ‐ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”﴾1﴿. “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác﴾2﴿. Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài﴾3﴿. Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ﴾4﴿. Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ﴾ Lưu Hữu Phước﴿ hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”﴾Tố Hữu﴿﴾5﴿. Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên﴾ biện pháp nhân hóa “thấy”﴿ là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương﴾6﴿.Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt
a ) ngày ngày '' mặt trời '' đi qua lăng = nghĩa gốc
Thấy một '' mặt trời '' trong lăng rất đỏ = nghĩa chuyển
--> làm nổi bật lòng thành kính , ngưỡng mộ , biết ơn , tự hào của con người , nhân dân Việt Nam đối với Bác .
b) Mặt trời 1 = nghĩa gốc
mặt trời 2 = nghĩa chuyển
--> làm nổi bật tình mẫu tử thiêng liêng , tình cảm vô bờ bến của người mẹ dành cho đứa con của mình .
cau 1:
từng người từng người một
sợ cháu mình giật thột
bác nhón chân nhẹ nhàng
Câu 1: Thể thơ: lục bát
Câu 2: Em bé trong bài thơ reo lên: "Cả nhà đi học, vui thay!" vì phát hiện ra: Cả nhà ai cũng đi học, ai cũng cắp sách tới trường, đều chào cô thưa thầy giống mình
Câu 3:
- Biện pháp tu từ:
+ Biện pháp so sánh: so sánh mẹ chào giáo viên giống con.
+ Điệp cấu trúc câu: "hèn chi"
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ
+ Nhấn mạnh nội dung tác giả cần diễn đạt: niềm vui của nhân vật khi biết cả nhà đều đến trường.
Câu 4:
- Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em đã cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà. Đó là một sự hân hoan, hạnh phúc với những kỉ niệm khi được cắp sách tới trường ùa về, gia đình cùng ở bên con, ấm áp lạ thường đầy tình thương và trìu mến
Câu 1 (4,0 điểm): “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu vì sao tôi phải bảm chặt lấy tay mẹ. thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi hãnh diện , sau đó là xấu hổ" (Bức tranh của em gái tôi- Tạ Duy Anh).
Hãy giải thích tâm trạng của nhân vật “ tôi" trong đoạn trích trên?(1,5 đ ).Viết một đoạn văn khoảng 6-7 câu trình bày bài học mà con rút ra được từ truyện ngắn trên?(2,5 đ)
Giải
Tâm trạng của nhân vật tôi ở đoạn thơ trên là 1 tâm trạng đan xen nhiều cảm loại cảm xúc thông qua câu "rồi hãnh diện , sau đó là xấu hổ" đã nêu rõ được đó là 1 tâm trạng của sự hãnh diện và cả sự xấu hổ sau bao nhiêu việc làm mà mình gây ra cho đứa em của mình.
Bài làm
Bài học đó là tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.
Để rồi mình phải xấu hổ trước những việc làm mà mình gây ra . Khi hối hận thì đã quá muộn để sửa rồi. Hãy tôn trọng những gì mà mình đang có đừng bao giờ ghen ghét hay đố kị vì nó chỉ làm cho chúng ta phải gánh hậu quả là thêm xấu hổ về bản thân của mình .
Câu 2: (6,0 điểm) Đọc kĩ đoạn khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giác mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
a.Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai?(0,5 đ).
-Khổ thơ trên trích trong tác phẩm "Đêm nay Bác không ngủ".
-Của Minh Huệ. Được sáng tác vào năm 1951.
b.Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? (0,5 đ)
Bài thơ Đêm nay bác không ngủ sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện có thực trong chiến dịch Biên giới 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân.
c.Chi ra những từ láy trong khổ thơ trên? Giải nghĩa những từ đó ? (1,0 đ)
-Từ láy là : mơ màng ,lồng lộng
từ láy (lồng lộng) cho thấy trạng thái mơ màng của anh đội viên (như trong giấc mộng). Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác- vị lãnh tụ qua hình ảnh "Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng".
d. Viết một đoạn văn khoảng 8-9 câu nêu cảm nhận của em về nghệ thuật và nội dung của khổ thơ trên? (4,0 đ)
(bạn tự viết nhé muộn rùi nên mik phải ngủ :)
Chúc bạn học tốt !
Câu 4
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ
Câu 1
Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. ... Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Câu 2
Lẩn thức giấc thứ hai không được kể bởi vì Ịần này đã tiếp liên với lần thứ nhất trong một trạng thái nửa thức, nửa ngủ "Anh đội viên mơ màng - như nằm trong giác mộng". Ta có thể xem như lần thức giấc thứ nhất và lần thức giác thứ hai mơ màng đó chỉ là một.
Câu 3
Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.
Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.
Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ – đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.
Suốt một đời Bác có ngủ yên đâu (Hải Như). Trước lúc ra đi, Bác còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.
Sáng tạo hình ảnh thực và h/a ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.