K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

lớp 4 hay 5 nhỉ quên r

30 tháng 5 2021

Bài lớp 5 nha " TEAM SAND "

Bài đọc: Chuyện về hai hạt lúaCó hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều lànhững hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứnhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mìnhphải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh...
Đọc tiếp

Bài đọc: Chuyện về hai hạt lúa

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là
những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ
nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình
phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ
này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho
lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất.
Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng
nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó
chết dần chết mòn.
Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc
lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.

(Theo báo Điện tử)

Câu 4. a) Viết kết bài mở rộng cho truyện “Chuyện về hai hạt lúa” bằng cách nói
lên suy nghĩ của em về câu chuyện:

ai làm đúng mik k nha!

0
Câu 1: (2 tích) Xếp các từ sau thành 2 cột (từ láy, từ ghép):nhăn nheo, cổ kính, trắng phau, thoang thoảng, xanh tươiCâu 2: (2 tích) Tìm hai thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng...................................................................................................................................................................................................................................Câu 3: ( 2 tích) Tìm tính từ trong câu...
Đọc tiếp

Câu 1: (2 tích) Xếp các từ sau thành 2 cột (từ láy, từ ghép):

nhăn nheo, cổ kính, trắng phau, thoang thoảng, xanh tươi

Câu 2: (2 tích) Tìm hai thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng.

.................................................................................................................
.................................................................................................................

Câu 3: ( 2 tích) Tìm tính từ trong câu sau:

Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa hương lúa ngậm đòng và hương sen.

Câu 4: (2 tích) Ghi dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau (đánh dấu trực tiếp vào đoạn văn):

Bác tự cho mình là người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận, là đầy tớ trung thành của nhân dân. Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Câu 5: (4 tích) Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu trong đoạn văn dưới đây và cho biết chúng thuộc kiểu câu gì?

“Tảng sáng vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía tây ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên bắt chéo qua thung lũng trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn...”

Câu 6: (7 tích) Trong bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” nhà thơ Đặng Hiển có viết:

Mấy ngày mẹ về quê 
Là mấy ngày bão nổi 
Con đường mẹ đi về 
Cơn mưa dài chặn lối.

Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức....

Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sáng lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua

Hãy đặt mình vào vai em bé trong bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” viết một bức thư gửi mẹ.

2
13 tháng 3 2018

Câu 1 :

- Từ láy : nhăn nheo 

- Từ ghép : cổ kính , trắng phau , thoang thoảng , xanh tươi .

Câu 2 :

- Giấy rách phải giữ lấy lề .

- Đói cho sạch , rách cho thơm .

9 tháng 8 2018

Câu 3: Tìm tính từ trong câu sau:

Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịuthơm hơi đất, là gió đưa hương lúa ngậm đòng và hương sen.

Câu 4: Ghi dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau (đánh dấu trực tiếp vào đoạn văn):

Bác tự cho mình là người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận, là đầy tớ trung thành của nhân dân. Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành."Không biết có đúng không nữa, dốt văn lắm =)))

7 tháng 11 2021

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .
Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .
Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.
Bền bỉ cùng thời gian,hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa nư thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng?Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con:
Những ngoi sao thức ngoài kia
chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngon gió của con suốt đời.
Phép nhân hoá ngôi sao-"thức" làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh,phép so sánh ko ngang bằng đã nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử .Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" ko phải chỉ là giấc ngủ của con ,cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con,dành tất thảy yêu thương.Lòng mẹ thật bao la,tình mẹ thật rộng lớn...
Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru...
Hơn 1 lần nhìn lại,ai cũng có 1 người mẹ,và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời...
..."Mẹ đã nâng con dậy"...

I. ĐỌC HIỂUĐọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:NGU CÔNG DỜI NÚIXưa kia, có một ông lão sống ở vùng Hoa Bắc, tên gọi Bắc Sơn Ngu Công. Ở phía namnhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang nên giao thông đi lại rất khókhăn.Một hôm, lão Ngu cho gọi tất cả cháu con lại, bàn rằng: “Ta muốn cùng các người đồngtâm hiệp sức bạt phẳng hai ngọn núi phía trước,...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
NGU CÔNG DỜI NÚI
Xưa kia, có một ông lão sống ở vùng Hoa Bắc, tên gọi Bắc Sơn Ngu Công. Ở phía nam
nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang nên giao thông đi lại rất khó
khăn.
Một hôm, lão Ngu cho gọi tất cả cháu con lại, bàn rằng: “Ta muốn cùng các người đồng
tâm hiệp sức bạt phẳng hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác có nên chăng? Khi đấy, chúng
ta sẽ đến thẳng được phía Nam của Dư Châu và Hán Thủy”.
Ai nấy đồng thanh hô to: “ Được ạ!”.
Chỉ có người vợ thấy ngần ngại, liền hỏi vặn: “ Ông già yếu thế kia, sức không bạt nổi
một cái gò, sao bạt được những hai núi to như thế kia? Mà đất đá sẽ mang đổ đi đâu?”.
Mọi người đáp : “ Đem ra Bột Hải, phía bắc An Thổ”.
Nói xong , Ngu Công và con cháu cùng ra phá núi, kẻ đục đá , người đào đất, cho vào sọt
mang ra Bột Hải.
Láng giềng có đứa bé mới tám tuổi, con người đàn bà góa, cũng chạy theo giúp họ. Do
đường xa vợi , từ đông đến hạ, họ chỉ có thể quay về một lần.
Có người nọ thấy thế, can gián Ngu Công: “Ông thật ngốc nghếch! Hay là dừng lại lúc
chưa muộn, về an nghỉ tuổi già!”.
Lão Ngu bảo: “Ngươi xem ra còn không bằng người đàn bà góa và đứa trẻ dại! Ta già, ta
chế, đã có con ta. Hết đời con ta, đã có cháu ta, hết đời cháu ta, đã có chắt ta, con cháu đầy đàn,
núi dù cao, nhưng không thể cao hơn , lo gì không bạt nổi?”.
Trời nghe cụ già nói vậy, bèn đẩy hai trái núi ra xa để cụ có lối đi lại.

Câu 1. Câu chuyện kể về nhân vật nào?
A. Thái Hành

 B. Vương Ốc
C. Ngu Công
 D. Hán Thủy.
Câu 2. Điều gì đã khiến giao thông đi lại ở nhà lão Ngu Công trở nên khó khăn?
A. Ở phía nam nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang
B. Ở phía nam nhà ông có một tảng đá rất to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang
C. Ở phía bắc nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang
D. Ở phía bắc nhà ông có một tảng đá to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang

Câu 3. Lão Ngu cho gọi tất cả cháu con lại để bàn về điều gì?
A. Quyết đập vỡ tảng đá chắn ngang đường của gia đình ông. 
B. Bạt phẳng hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.
C. Chuyển đến nơi ở khác để sinh sống.
D. Bạt phẳng một trong hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.

4
A. Cả gia đình đều đồng thanh hô to: “ Được ạ!”
B. Bạt phẳng hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.
C. Chuyển đến nơi ở khác để sinh sống.
D. Bạt phẳng một trong hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.

Câu 4: Khi nghe Lão Ngu bàn như vậy, mọi người trong gia đình ông đã có thái độ như
thế nào?

A. Cả gia đình đều đồng thanh hô to: “ Được ạ!”
B. Cả gia đình đều không đồng ý chỉ có riêng vợ ông chấp thuận
C. Cả gia đình đều nhất trí nghe theo,chỉ có riêng vợ ông còn ngần ngại.
D. Cả gia đình ông đều phản đối, không chấp thuận theo ý kiến của Ngu Công

Câu 5: Sau khi bàn bạc xong, mọi người trong gia đình Ngu Công đã làm gì?
.......................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6: Những ai đã chạy theo giúp gia đình Ngu Công?

A. Không có ai cả 
B. Tất cả mọi người trong xóm
C. Một người đàn ông
 D. Đứa bé tám tuổi, người đàn bà góa
Câu 7: Khi thấy Ngu Công dời núi, có người đã khuyên Ngu Công điều gì?
A. Đó là một việc làm rất tốt, khuyên ông hãy cô gắng quyết tâm sẽ thành công.
B. Cho rằng việc làm của ông là điên rồ và cười nhạo ông
C. Khuyên ông dừng lại, về an dưỡng tuổi già.
D. Động viên và giúp đỡ Ngu Công dời núi.

Câu 8: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
......................................................................................................................................................................................................................................
II.luyen tu va cau
1Bài 1: Gạch chân dưới các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trong các câu dưới đây.
a) Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến.
b) Những cành cây đang trổ lá, lại sắp buông toả những tán hoa.


Bài 2: Chọn một trong ba từ đã, sẽ, đang điền vào từng chỗ trống trong câu chuyện dưới đây
cho thích hợp:

                 Sư tử và chuột nhắt
Một hôm, khi sư tử….......... nằm thì thấy chuột chạy qua lưng. Sư tử chồm dậy tóm gọn
chuột và nói:
- Hay lắm, mi…...........là món khai vị cho bữa tối của ta.
Chuột run lên vì sợ hãi:
- Xin anh hãy tha chết cho tôi. Một ngày nào đó, tôi…..........trả ơn anh. Sư tử phá lên
cười rồi nói:
- Trả ơn ta ư? Bé nhỏ như ngươi thì giúp gì được ta? Nhưng thôi được, ta…..........thả
ngươi ra.
Mấy ngày sau, trong lúc đi dạo trong rừng, chuột nghe thấy tiếng sư tử kêu rên. Chuột
vội vã đến gần và nhìn thấy sư tử…..........bị mắc trong lưới của người thợ săn. Chuột nhanh
nhẹn cắn đứt những sợi lưới thành một lỗ thủng để sư tử chui ra.
Sư tử…..........được chuột cứu thoát như vậy đó!


Bài 4: Đặt câu có từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ
….…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Bài 5:
a) Gạch dưới các tính từ trong đoạn văn sau:

Thế là mùa hè đã đến rồi. Gốc nhài cằn cỗi bỗng bật nở những bông hoa trắng, thơm lừng.
Cây đại tháng trước trơ trụi những cành nay cũng vụt nở những chùm hoa thơm ngát. Chậu ô rỗ
bỗng nhiên đơm đầy hàng trăm nụ tròn xinh, nở ra những bông hoa nhỏ, mỏng manh, y hệt một
lẵng hoa do thiên nhiên ban tặng.


b) Gạch chân những từ in đậm là tính từ trong các cặp câu sau:
(1). a) Chiều chiều, mấy đứa trẻ con chúng tôi thường rủ nhau chơi đá bóng
b) Tính bạn ấy rất
trẻ con
(2). a) Học hay cày giỏi
b) Bố bạn hôm nay đi cày
hay đi bừa?
               
0
1 tháng 4 2020

Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây

ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.

Chúc bạn hok tốt!!

Kỉ niệm mùa hèTôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng, dốc - chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió.Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều...
Đọc tiếp

Kỉ niệm mùa hè

Tôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng, dốc - chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió.
Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều sáo,... trông mạnh mẽ chao liệng trên cao tựa như chạm vào mây.
Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. Bỗng "bụp", mắt tôi tối sẫm. Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận:
- Em... xin lỗi. Chị... chị có sao không?
Câu nói của nó không làm tôi dịu đi chút nào, tôi gắt:
- Mắt mũi nhìn đi đâu mà để diều va vào mặt người ta. Diều này...! Diều này...!- Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh cái diều hình mặt trăng của nó, định xé, khiến thằng bé bật khóc.
Bỗng tôi có nghe tiếng con gái:
- Này, bạn!
Thì ra là một "đứa" con gái trạc tuổi tôi. Tôi lạnh lùng:
- Gì?
- Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế.
Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi. Nhưng tôi vẫn nghe tiếng bạn ấy nói với thằng bé:
- Thôi nín đi, nhà em ở đâu để chị dẫn em về.
Tôi ân hận nghĩ:
- Mình sẽ không bao giờ làm thế nữa.

I. Đọc bài và trả lời câu hỏi

A, Theo em, bạn nhỏ đã học được bài học gì?

A: Phá đi niềm vui người khác lại là niềm vui cho chính mình

B:Biết lỗi nhưng cố tình tìm lí do dể bào chữa.

C: Niềm vui của người khác là niềm vui của chính mình. Không nên phá hoại niềm vui người khác và nên sửa chữa.

20
29 tháng 9 2017

Đáp án đúng là: C

Niềm vui của người khác cũng có thể là niềm vui của mình

Không nên phá hoại và làm tổn thương niềm vui của người khác

28 tháng 9 2017

câu c là đáp án chính xác

  Đọc thầm bài: Viếng Lê-ninMát-xcơ-va, tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông nước Nga. Khí trời lạnh dưới 40 độ âm. Lê-nin vừa mất được mấy hôm. Một sáng, phòng số 8 khách sạn Luých có tiếng gõ cửa nhẹ. Một thanh niên gầy gò, đầu đội mũ cát-két, mình mặc chiếc áo mỏng mùa thu, tay xách một va-li bé tí bước vào nói: - Tôi là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Tôi vừa ở Pa-ri đến. Nhờ...
Đọc tiếp

 

 



Đọc thầm bài: Viếng Lê-nin
Mát-xcơ-va, tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông nước Nga. Khí trời lạnh dưới 40 độ âm. Lê-nin vừa mất được mấy hôm. Một sáng, phòng số 8 khách sạn Luých có tiếng gõ cửa nhẹ. Một thanh niên gầy gò, đầu đội mũ cát-két, mình mặc chiếc áo mỏng mùa thu, tay xách một va-li bé tí bước vào nói: 
- Tôi là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Tôi vừa ở Pa-ri đến. Nhờ các đồng chí hướng dẫn tôi đi viếng Lê-nin. Mấy đồng chí người Pháp và I-ta-li-a trong phòng đều khuyên anh đợi ngày mai có áo ấm hãy đi. Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình. Ai cũng cho rằng thế là anh chịu nghe rồi.
Ngoài trời lúc này, tuyết tạm ngừng rơi, lạnh như cắt ruột. Rét quá! Tiết trời như cũng chia buồn với lòng người. Khoảng 10 giờ đêm, phòng số 8 lại có tiếng gõ cửa nhẹ. Cửa mở. Vẫn là người thanh niên trong bộ quần áo mỏng mùa thu. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét. Anh vừa nói vừa run cầm cập:
- Tôi vừa đi viếng Lê-nin về. Tôi không thể chờ đến ngày mai mới viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. Các đồng chí có nước chè nóng không?
Đọc bài trên và trả lời các câu hỏi sau

Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì ở Bác 

Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì 

2
23 tháng 11 2017

Qua câu truyện em biết được bác hồ rất kính trọng , biết ơn lê-nin và không vì những khó khăn trước mắt, những lời nói tác động bên ngoài mà vứt bỏ đi nhân cách đạo đức và sự tôn trọng của mình

Qua câu truyện em rút ra được bài học không nên sợ hãi trước những khó khan gian khổ mà làm vẩn đục thiên lương trong sáng của mình không vì những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng tới ý nghĩ của ta như câu nói:

                                 Dù ai nói ngả nói nghiêng

                      Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

2 tháng 12 2017

y x 8,01 - y : 100 = 38
y x 8,01 - y x 0,01 = 38
y x ( 8,01 - 0,01 ) = 38
y x 8 = 38
y = 38 : 8
mk chắc chắn 
p/s tham khảo nha ^_^

3. Em hãy gạch chân dưới các tính từ có trong đoạn văn sau: Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em... Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai......
Đọc tiếp

3. Em hãy gạch chân dưới các tính từ có trong đoạn văn sau: Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em... Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai... Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
giúp mik đi :-)

0