K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

- Học sinh ghi chép, luyện tập và sử dụng bài thuyết trình để tuyên truyền, vận động mọi người thể hiện sự tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt, tránh kì thị về giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

- Học sinh tuyên truyền với những người xung quanh về thái độ tích cực, lắng nghe, tôn trọng sự khác biệt.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

Học sinh thuyết trình trước lớp thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

Trong một xã hội công bằng, mọi người đều có quyền sống như nhau nhưng tại sao chúng ta lại coi đồng loại của mình là “những kẻ dị thường” tại sao phải đào thải họ khỏi cộng đồng, như vậy là không công bằng với họ. Thiết nghĩ, tất cả những ai chưa hiểu hết về giới tính thứ 3, chưa từng cảm thông và dành cho họ những tình cảm bình thường như những người bình thường khác thì hãy mở rộng trái tim và giang rộng vòng tay chung sống hòa đồng với họ, hãy hiểu cho số phận thiên bẩm của những người đồng tính, họ không thể tự chọn giới tính cho mình. Đồng tính không phải là điều gì xấu xa và tình yêu đồng tính không có gì đáng bị lên án. Hãy coi đó là cái “tạm khuyết”, để rồi công nhận nó là một phần không thể gạt bỏ đi của xã hội này.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

“Không ai trong xã hội này có quyền lựa chọn giới tính của mình khi sinh ra, nhưng có quyền lựa chọn cách sống của mình” . Giới tính không không chỉ được quy định bởi thể xác mà nó là sự kết hợp đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn, dù cho tâm hồn và thể xác không thể dung hòa với nhau thì vẫn hãy coi đó là con người của xã hội.

Đồng tính hiện nay không còn là một vấn đề quá xa lạ đối với xã hội nữa, song nó rất cần sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ từ xã hội để cho cho cộng đồng người đồng tính thực sự hòa nhập với cái nơi mà họ đã và đang sinh sống và làm việc. Đồng tính thực chất là một biểu hiện của xu hướng tình dục chứ không phải là sự biến thái hay suy đồi đạo đức. Điều khác biệt duy nhất là trái tim của họ rung động với những người đồng giới – điều không xảy ra với những người bình thường. Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có cái nhìn cởi mở hơn về người đồng tính. Hà Lan là quốc gia đầu tiên cho phép hôn nhân đồng tính vào năm 2001.

Sau đó, các quốc gia như Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Argentina,vv… và các tiểu bang ở Hoa Kỳ Massachusetts, Lowa, Connecticut, Vermont, New York cùng với thủ đô Mexico cũng cho phép hôn nhân đồng tính. Ở 16 quốc gia khác, những người đồng tính có thể kết hợp dưới luật dân sự. Như vậy, đồng tính không những đã được các nước phương Tây thừa nhận trên phương diện xã hội mà nó còn được chấp nhận trên phương diện luật pháp hiện hành.

Mỗi khi nhắc đến người đồng tính, chúng ta thường nghĩ ngay đến những người bị bệnh về tâm lý, những người không bình thường hay những thành phần xấu trong xã hội. Họ bị tách biệt ra khỏi xã hội mà họ đang sống. Mặc dù đồng tính là yếu tố bẩm sinh trong xu hướng tính dục, đó không phải là một căn bệnh và cũng không thể truyền nhiễm, lây lan trong xã hội song cộng đồng thường xa lánh và kỳ thị họ. Đồng tính cũng giống như giới tính, bản thân họ vốn không thể lựa chọn khi được sinh ra. Ngày 17/5/1990, WHO đã quyết định loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách phân loại bệnh quốc tế. Từ đó đến nay, ngày 17/5 hàng năm đã được các nước lớn và liên minh châu âu EU công nhận là ngày Quốc Tế chống kì thị LGBT (International Day Against HOmophobia and Transphobia – IDAHO).

Tại Việt Nam, tinh thần của ngày IDAHO được quan tâm và nhiều sự kiện được tổ chức là một minh chứng cho thấy sự lớn mạnh và tự tin của cộng đồng những người nam, nữ đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới cùng với xã hội Việt Nam ngày càng cởi mở và bao dung hơn.

Ngày nay, khi xã hội đã có những cái nhìn lạc quan và đúng đắn hơn về đồng tính thì cũng là lúc những người đồng tính dám đứng lên “sống thật” với chính bản năng của mình. Đồng tính không còn là những gì quá khắt khe và lạc nhịp với xã hội nữa, nó đã được hiện thực hóa hơn với những tác phẩm văn học hay những bộ phim lột tả chân thực về thế giới của người đồng tính.

25 tháng 9 2023

tham khảo

* Lập kế hoạch thiết kế sản phẩm giới thiệu về một cảnh quan thiên nhiên.

Lời giải chi tiết:

Kế hoạch thiết kế sản phẩm giới thiệu cảnh quan thiên nhiên

+ Cảnh quan thiên nhiên muốn giới thiệu: Sa Pa (Lào Cai)

+ Hình thức thể hiện sản phẩm:

+ Thuyết trình về vẻ đẹp và đặc điểm thiên nhiên, con người ở Sa Pa

+ Kết hợp tranh, ảnh, video minh hoạ.

- Phân công nhiệm vụ:

+ Hai bạn Trang, Tâm: lên dàn ý cho bài thuyết trình và tổng hợp ý kiến đóng góp của các bạn khác để bài viết được sinh động.

+ Bạn Phương: tìm tranh, ảnh, bài viết quảng cao liên quan đến Sa Pa

+ Bạn An: tìm, chỉnh sửa video giới thiệu về thiên nhiên, con người ở Sa Pa.

* Viết bài thuyết minh cho sản phẩm, chia sẻ hiểu biết và cảm xúc về cảnh quan thiên nhiên được giới thiệu để trình bày trong triển lãm.

Lời giải chi tiết:

“Chưa đi chưa biết Sa Pa

Đi rồi mới thấy mây ba bốn tầng

Nắng viền thác Bạc một vầng

Tình yêu xối xả trắng ngần bay bay…”

Sa Pa luôn được biết đến là một nơi du lịch không thể thiếu trong các hành trình trải nghiệm những địa điểm dừng chân, nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên tươi mát, sương mù quanh năm. Sa Pa tọa lạc tại miền Tây Bắc của Việt Nam, nằm cách thành phố Lào Cai 38km về phía Tây Nam và cách Hà Nội 376km. Đây là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, với diện tích tự nhiên trải dài 68.329 ha trong đó chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh. Xung quanh giáp với các huyện quan trọng như phía Bắc giáp huyện Bát Xát, phía nam giáp huyện Văn Bàn, phía đông giáp huyện Bảo Thắng và phía tây giáp huyện Than Uyên và tỉnh Lai Châu.Đến với Sa Pa không chỉ được chiêm ngưỡng, tận hưởng cảnh sắc núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, mà còn được tận mắt ngắm nhìn hình ảnh những người nông dân chân chất làm việc trên ruộng bậc thang, khám phá những phong tục tập quán lâu đời của các dân tộc như Tày, H’Mong, Dzao đỏ…Ngoài thưởng ngoạn phong cảnh, du khách còn được trải nghiệm những ẩm thực độc đáo, đặc trưng của vùng núi cao Sapa này như mận, đào Sa Pa, mắc cọp, măng chua Sapa.Khi ghé thăm Sa Pa, du khách có thể ghé thăm dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía tây thị trấn Sapa, nơi đây cũng bốn mùa sáng sớm sương giăng mịt mờ.Sa Pa một vùng đất xinh đẹp, không chỉ được hội tụ bởi cảnh sắc hùng vĩ, nên thơ mà còn là bản sắc văn hóa dân tộc, những con người chân chất, cần mẫn nơi đây.Nếu cái lạnh của Đà Lạt vẫn còn chưa đủ khiến bạn bối rối, loạn nhịp thì hãy đến với Sapa vào những ngày đầu chớm xuân, để có thể đắm mình, tận hưởng tiết trời băng giá đầy sương mù của vùng đất Tây Bắc này.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 10 2023

Mảnh đất thủ đô nghìn năm văn hiến - Hà Nội không chỉ có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Mà còn có rất nhiều làng nghề truyền thống. Một trong số đó là gốm Bát Tràng.

Làng gốm Bát Tràng bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30km về phía Đông Nam. Đầu tiên về tên gọi của làng gốm Bát Tràng có thể hiểu theo nghĩa Hán Việt, “bát” là từ dùng để chỉ đồ gốm, chén bát nói chung còn “tràng” chính là chỗ đất dành riêng cho một lĩnh vực, một chuyên môn nào đó.

Làng gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành khá lâu đời, song vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào cho biết chính xác thời gian ra đời. Theo như “Đại Việt sử ký toàn thư”, làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lý (khoảng từ những năm 1010 đến 1225). Khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long (Hà Nội) thì năm dòng họ lớn của xã Bồ Bát thuộc vùng đất Ninh Bình là Trần, Nguyễn, Lê, Phạm Vương đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và tìm nơi lập nghiệp. Những người dân đó đã chọn Bát Tràng - nơi có đất sét trắng, nguyên liệu chính để làm gốm làm nơi lập nghiệp. Và chính năm dòng họ này đã kết hợp với dòng họ Nguyễn để hình thành nên làng gốm Bát Tràng. Bên cạnh đó cũng có tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều. Sau khi được cử đi sứ, ba người đã ghé thăm vùng gốm nổi tiếng của Trung Quốc và sau đó học hỏi một số kĩ thuật mang về và truyền lại cho nhân dân. Dù có rất nhiều những giai thoại khác nhau xoay quanh nguồn gốc của làng gốm Bát Tràng thì đây vẫn là một làng nghề có truyền thống lâu đời của đất nước ta.

Làng gốm Bát Tràng là một làng nghề truyền thống nổi tiếng về sản xuất gốm. Bởi vậy nên quá trình sản xuất gốm ở làng gốm Bát Tràng luôn có những điểm độc đáo, đặc sắc riêng. Điều quan trọng đầu tiên để tạo nên một sản phẩm gốm chất lượng đó chính là việc lựa chọn đất. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để làm gốm đó chính là đất sét trắng. Ngày nay, đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn... Sau khi đã lựa chọn được đất sét trắng làm nguyên liệu, các nghệ nhân làm gốm sẽ bắt tay vào việc xử lý, pha chế đất bởi lẽ trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lý đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm. Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lý đất truyền thống là thông qua việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau. Đất sét trắng sau khi được xử lý sẽ được đem đi tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay - đây là phương pháp tạo dáng truyền thống từ ngàn đời nay. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sử tỉ mỉ, cẩn trọng, những nghệ nhân làng gốm đã tạo ra nhiều loại đồ gốm với những hình dáng, mẫu mã và chủng loại khác nhau. Tạo dáng xong, các sản phẩm sẽ được đem đi phơi sấy và sửa lại theo mong muốn của người làm.

Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát. Nhưng ngày nay, một số người lựa chọn sấy sản phẩm ở trong các lò sấy và tăng nhiệt độ từ từ. Sau khi đã tạo ra được sản phẩm gốm như mong muốn, những nghệ nhân làm gốm sẽ tiến hành trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng. Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò. Và như vậy, trải qua nhiều công đoạn khác nhau, những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã có thể tạo ra được những sản phẩm gốm độc đáo.

Làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề nổi tiếng của nước ta từ ngàn đời nay. Những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng luôn nhận được sự ưa chuộng, yêu mến của mọi người không chỉ bởi mẫu mã đa dạng mà còn bởi sự tuyệt vời về chất lượng. Hiện nay, đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc... Thêm vào đó, nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.

Làng gốm Bát Tràng - một làng nghề nổi tiếng ở Việt Nam. Nơi đây đã góp phần lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

- Dùng sản phẩm giới thiệu truyền thống tự hào của địa phương em trước thầy cô và các bạn.

- Học sinh đoạn đoạn văn đã viết, kết hợp chia sẻ và nêu suy nghĩ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

- Lựa chọn truyền thống: Hiếu học.

Trong khu phố nhà em có một tấm gương hiếu học là chị Ngọc ai ai cũng biết. Chị ấy là một cô gái đầy nghị lực. Bố mẹ mất sớm, chị sống cùng bà ngoại và hai người em. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, năm lớp 10 chị ấy nghỉ học để đi làm kiếm tiền trang trải gia đình. Hai năm sau, với sự trợ giúp của chính quyền và ủng hộ của mọi người, chị Ngọc quyết định đi học tiếp. Buổi sáng chị học ở trường, buổi chiều đi làm thêm, còn buổi tối về phụ gia đình. Tuy vất vả và có chút ngại ngùng vì đi học với các em nhỏ tuổi, nhưng chị ấy vẫn học tập chăm chỉ. Năm nay, chị Ngọc đã tự mình thi đỗ một trường đại học lớn ở Hà Nội. Chị đã trở thành tấm gương hiếu học sáng rọi cho em và các bạn nhỏ trong khu phố noi theo.

21 tháng 9 2023

tham khảo

loading...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

- Sản phẩm truyền thống của quê em là: đan nón, làm kẹo dừa, làm hương, làm nến, làm mứt Tết… Em chọn sản phẩm theo quê hương mình.

- Lựa chọn hình thức thiết kế: Tranh vẽ, mô hình, bài thơ…

- Cách thức giới thiệu: Kể chuyện, thuyết trình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

Bài mẫu:

Sản phẩm truyền thống kẹo dừa Bến Tre

Với những vườn dừa xanh thẳm bạt ngàn, mỗi khi nhắc đến Bến Tre, các du khách vẫn quen gọi bằng một cái tên hết sức thân thương “xứ Dừa”. Đã có vô số sản phẩm được làm từ dừa và cũng từ dừa giúp cho cuộc sống người dân ngày một cải thiện hơn. Trong đó, không thể không nói đến một nghề truyền thống gắn bó lâu đời với người dân Bến Tre là nghề làm kẹo dừa; một trong những nghề thủ công mang đậm nét văn hóa xứ Dừa và thu hút đông đảo du khách tham quan.

Nghề làm kẹo dừa có trên trăm năm tuổi. Theo lời kể của những bậc tiền bối thì nghề này ra đời vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX và được xuất phát tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre (tức Mỏ Cày Nam ngày nay). Lúc bấy giờ có tên gọi gắn với địa danh là “Kẹo Mỏ Cày”. Từ lâu, kẹo dừa đã trở thành đặc sản nổi tiếng của xứ Dừa, mang hương vị béo, thơm quyến rũ mà không có nơi nào trên cả nước có thể làm giống được. Thế nên, các du khách trong, ngoài nước mỗi lần về thăm xứ Dừa thì chắc chắn phải mua cho bằng được kẹo dừa về làm quà cho người thân và bạn bè.