Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bố cục rõ ràng, có lời kể, lời thoại, lời dẫn.
- Tình huống truyện vừa mỉa mai, vừa hài hước, thể hiện nét châm biếm của tác giả.
- Tóm tắt nội dung văn bản:
Khi chú của Hoài Văn là Chiêu Thành Vương đến họp bàn việc đánh giặc cùng với vua Trần Nhân Tông và các vị Vương khác không cho Hoài Văn theo, chàng đã một mình phi ngựa để đến kịp. Việc “những người em họ” ấy được tham dự họp bàn việc nước với nhà vua càng làm Hoài Văn thêm nôn nóng, vì chẳng qua họ chỉ “hơn Hoài Văn năm sáu tuổi”, chàng lại nghĩ đến thân mình vì cha mất sớm, nên phải chịu cảnh đứng rìa nhục nhã. Hoài Văn giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Hoài Văn vô tình bóp nát quả cam. Chàng hạ quyết tâm trên chính bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta”.
- Bối cảnh: Tác phẩm lấy bối cảnh cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai của nhà Trần, cuộc chiến gay go và khốc liệt nhất.
a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu:
Văn bản | Nội dung chính |
Quang Trung đại phá quân Thanh | Kể về Quang Trung, một người thông minh, trí tuệ sáng suốt, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc. Nhờ tài năng của mình, ông đã định hình và phân tích một cách rất cụ thể về tình thế và về thời cuộc đem lại chiến thắng hiển hách trước quân Thanh. |
Đánh nhau với cối xay gió | Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội. |
Bên bờ Thiên Mạc | Kể về tình tiết khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc. |
=> Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử đều có nội dung liên quan đến các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
b.
- Nhận xét: truyện lịch sử có bối cảnh là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.
- Khi đọc truyện lịch sử cần chú ý:
+ Truyện viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?
+ Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện muốn thể hiện.
+ Một số đặc điểm hình thức nổi bật của truyện (sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ mang không khí và dấu ấn lịch sử,...).
+ Những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện.
- Đề tài: Bức tranh thiên nhiên sinh động và tình yêu đối với thiên nhiên
- Nội dung: Tác phẩm cây sồi mùa đông kể về câu chuyện của cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na và học trò của cô, cậu bé Va-xu-skin. Cậu bé luôn đi học muộn và trả lời câu hỏi sai, khiến cô giáo nghi ngờ về năng lực của em học sinh này. Cô giáo quyết định yêu cầu cậu đưa mình về gặp mẹ của cậu để tìm hiểu về tình trạng này. Trên con đường về nhà Va-xu-skin, cô giáo đã phát hiện ra rằng cậu bé phải đi qua một khu rừng mùa đông để có thể đến trường, trong khu rừng đó có một cây sồi rất hùng vĩ và một hệ sinh thái nhỏ nằm dưới tán cây. Sau khi cùng cậu học trò khám phá khu rừng, cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã hiểu được lý do tại sao cậu bé lại thường xuyên đi học muộn như vậy và có cái nhìn thiện cảm hơn về học sinh của mình.
- Nội dung: liên quan đến các nhân vật lịch sử như Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng.
- Sự kiện lịch sử: Cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.
- Đan xen với yếu tố hư cấu, tưởng tượng, có sự bổ sung, sáng tạo của tác giả.
- Bối cảnh: cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.
- Nhân vật chính: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, các nhân vật hư cấu như cha con ông già Màn Trò - Hoàng Đỗ.
- Từ ngữ chỉ tước hiệu hay danh xưng thời phong kiến: nô tì, tướng quân...
Một số giọng điệu ở thơ trào phúng được đề cập trong văn bản là: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích.
- Hài hước là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.
- Mỉa mai – châm biếm là cách tạo ra những yếu tố vô lý hoặc thiếu lôgic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,… Mỉa mai – châm biếm là một thủ pháp tạo nên tiếng cười bằng cách khẳng định một cách có vẻ như nghiêm túc, có lý những điều vô lý, không thể chấp nhận; tạo nên sự hoài nghi, phê phán thanh lọc đối với cái xấu, cái đáng cười. Đó là cách “chế nhạo ngầm, đeo mặt nạ nghiêm trang” ; khen mà để chê, khẳng định mà để phủ định, đề cao để mà hạ thấp,…
- Đả kích là một cấp độ khác của tiếng cười trào phúng, thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả. Đó có thể là những hình thức ngôn từ mang tính “mắng chửi” quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc, nhằm mục đích cảnh tỉnh sự tha hóa đạo đức đang diễn ra tràn lan trong xã hội.
a.
Nội dung chính | - Phần 1: Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya. - Phần 2: Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya. - Phần 3: Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya. - Phần 4: Phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya. - Phần 5: Sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya. |
Tính lô-gic | - Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí. - Các lí lẽ giải thích, làm rõ luận điểm, tăng sức thuyết phục, cho bài viết |
b. Ví dụ: Phần 2 có nội dung chính là phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya. Trong phần này, tác giả tập trung phân tích vẻ đẹp của cảnh vật, thiên nhiên trong câu thơ thứ nhất của bài Cảnh khuya.
c. Điểm chung: trân trọng, khâm phục trước nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya của Bác.
Tham khảo!
Điểm chung của các văn bản được học trong bài là nói tới vai trò của các hiện tượng tự nhiên và kêu gọi con người hãy trân quý những điều mà mẹ thiên nhiên ban tặng, sống chan hòa với cỏ cây cùng các loài động vật xung quanh.
=> Hãy nuôi dưỡng cho mình tình yêu với đất đai, thiên nhiên và có những hành động để bảo vệ môi trường sống, giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan trước khi quá muộn
Tên văn bản | Nội dung chính | Ý nghĩa nhân văn |
Lão Hạc | Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận của người nông dân trước CM tháng Tám qua tình cảnh của lão Hạc và thể hiện tấm lòng của nhà văn trước số phận đáng thương của một con người. | Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không bị hoen ố cho dù phải sống trong hoàn cảnh khốn cùng. |
Trong mắt trẻ | Câu chuyện "Trong mắt trẻ" bao gồm chương một, hai và hai mươi bảy của tác phẩm nổi bật với thông điệp về sự khác biệt giữa cách nhìn của trẻ em và người lớn. Tác giả cũng đề cập đến tầm quan trọng của các mối quan hệ và đưa ra cái nhìn sâu sắc của tác giả về tuổi tác và cách suy nghĩ. Câu chuyện được kết thúc đầy bí ẩn, kết truyện tập trung vào tình bạn đặc biệt giữa Hoàng tử bé và nhân vật chính. | Tác giả muốn gửi tới thông điệp khi con người đối mặt với nỗi buồn khi mất đi người mình yêu thương. |
Người thầy đầu tiên | Kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh lanh lợi. Qua đó người đọc thấy được tình cảm thầy trò cao quý và thiêng liêng. | 'Người thầy đầu tiên' gieo niềm tin về nhân cách |
Nội dung bao quát của văn bản nói về vị tướng trẻ Hoài Văn Hầu một vị anh hùng anh dũng hiên ngang chiến đấu với quân giặc bảo vệ đất nước trước quân giặc. Đồng thời Hoài Văn Hầu là một người anh hùng chính chực căm ghét những người phản quốc đầu hàng theo giặc đều sẽ bị chém đầu. Nên khi thấu Chiêu Vương Thành đánh đuổi quân giặc phản nước theo giặc không suy nghĩ nhiều về lợi ích hay mệnh lệnh được giao sẵn sàng ứng cứu những trận chiến vì đất nước vì nhân dân.
Em nhận biết được đây là thể loại truyện lịch sử vì có dấu mốc thời gian và các sự kiện trong quá khứ về các trận đánh.
- Nội dung bao quát: Câu chuyện về anh hùng của đất nước Hoài Văn Hầu tài giỏi, chính trực và căm ghét những người phản quốc.
- Những dấu hiệu: truyện có dấu mốc thời gian và các sự kiện trong quá khứ về các trận đánh.