Viết một đoạn văn (khoảng 150 - 200 chữ) tóm tắt văn bản Em bé thông minh - nhân vật...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 5 2023

 

 

Bằng những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận logic, tác giả đã chứng minh cho ý kiến của mình: Nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh đã đề cao trí tuệ của nhân dân qua bốn lần thử thách. Lần đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử khi em bé đã ra lại câu hỏi cho người đố để phản bác rằng: đây là câu hỏi không có câu trả lời. Lần thứ hai và thứ ba, em bé cũng thông minh đáp trả lại được sự vô lí của nhà vua khi ra câu hỏi cho em. Lần cuối cùng, người kể chuyện đã nhấn mạnh vị thế áp đảo của trị tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình: em bé đã gỡ bí cho cả triều đình và chinh phục được cả sứ thần ngoại bang. Không chỉ ca ngợi trí tuệ người bình dân, tác giả còn muốn họ có cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ có.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Em rút ra những lưu ý:

+ Đọc theo thứ tự từ lớn đến bé: vấn đề được bàn luận, ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và dẫn chứng.

+ Những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận sẽ giúp việc phân tích một tác phẩm văn học cụ thể, rõ ràng hơn.

+ Tìm hiểu các chi tiết phải theo tuần tự hợp lý để triển khai ý mạch lạc làm bài.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1 2024

8 tháng 1 2024

Tóm tắt truyện cổ tích Thạch Sanh.

Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lý Thông độc ác lừa Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Lý Thông cướp công giết Chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Lần nọ, đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã dùng tiếng đàn để giải oan, được vua gả công chúa cho. Nhờ niêu cơm ăn mãi không hết và tiếng đàn thần kì, Thạch Sanh đã chiến thắng mười tám nước chư hầu.

26 tháng 5 2023

 

bạn tham khảo đi nhé!!

25 tháng 5 2023

em nhầm em gửi cô ạ☺☺

23 tháng 5 2023
Tóm tắt văn bản Bàn về đọc sách

Văn bản Bàn về đọc sách được trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách - Bắc Kinh, 1995 do Trần Đình Sử dịch. Bài viết nêu lên tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. Sách là kho tàng quý báu, cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại đã thu lượm, nung nấu mấy ngàn năm qua. Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại. Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới. Đọc sách chính là lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới của thời đại này. Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc chọn sách, cách đọc sách cần có hiệu quả.

18 tháng 9 2023

Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cùng vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật, theo thời gian đã dần được dân gian hóa để có điều kiện đến với nhiều tầng lớp công chúng. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách: biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam đuợc Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn họa phi vật thể quốc gia năm 2015.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:

a.1 Viết các kiểu bài tóm tắt văn bản:

- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc

- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc

- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc

- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt

a.2. Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ:

- Xác định đề tài và cảm xúc.

- Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc.

- Tập gieo vần.

a.3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ:

- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

a.4. Phân tích đặc điểm nhân vật:

- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật

+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? 

+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

+ Ngôn ngữ của nhân vật

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật

 

a.5. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:

- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng

sâu đậm trong em.

- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.

- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

a.6. Viết văn bản tường trình:

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

b. Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.

      Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.

10 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé :

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là lời khẳng định đầy tự hào của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người. Cao hơn cả đấng sinh thành, đất nước như một mái nhà chung của tất cả những người dân đang chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng. Chính vì vậy, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả con người Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên, thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng dựng xây và bảo vệ đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước là những hành động cụ thể, được minh chứng qua từng giai đoạn lịch sử. Trang sử vàng của dân tộc ta đã ghi danh biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan Đình Giót,… và hàng ngàn con người Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nể phục vì lòng yêu nước, dũng cảm, cứng rắn “như gang như thép”.

Có thể thấy, lòng yêu nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của đất nước ta trong cả kháng chiến lẫn công cuộc dựng xây xã hội chủ nghĩa. Thế hệ thanh thiếu niên cần không ngừng cố gắng học tập, làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta cần ngăn chặn triệt để các hành vi tuyên truyền phản động, biểu tình gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh đất nước.

Lòng yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam chính là nền tảng, cơ sở cho sự thống nhất trong khác biệt để Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập hợp lực lượng, tạo thành sức mạnh tổng hợp của một dân tộc, đất không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế, quân sự không lớn, song đã đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ thực dân, đế quốc, giành độc lập, tự do; tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Vì thế, khi nước nhà đã giành được độc lập, song hiểm nguy từ nạn "giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm" vẫn đe dọa nền độc lập, tự do mà nhân dân ta đã giành được sau hơn 80 năm trời nô lệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: “Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”[6]; đồng thời khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi người dân, mọi giai tầng trong xã hội trong các bức thư gửi cho các cụ phụ lão: “Xưa nay, những người yêu nước không vì tuổi già mà chịu ngồi không” (Thư gửi các cụ phụ lão); cho các em nhỏ: “Các em phải thương yêu nước ta” (Thư gửi thiếu nhi Việt Nam đêm Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa); cho một Việt kiều: “Tôi vẫn nghe ông là người yêu nước thương nòi, vậy dịp này rất thuận tiện cho ông tỏ lòng trung thành với Tổ quốc” (tháng 9/1945); cho các giám mục và đồng bào công giáo Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình: “Các vị là những người chân chính yêu nước, đồng thời cũng là những chân chính tín đồ của đức Giêsu” và bao dung, vị tha với những người trót lầm đường, lạc lối: “Ai cũng có lòng yêu nước, chẳng qua có lúc vì lợi nhỏ mà quên nghĩa lớn. Nói lẽ phải họ tự nghe”[7]... để quy tụ, tập hợp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở của lòng yêu nước chân chính, tiến hành sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.

Trân trọng giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc tuyên truyền về lòng yêu nước, tinh thần yêu nước cho mọi người dân, trong mọi thời điểm là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, lòng yêu nước, tinh thần yêu nước không chỉ dừng ở nhận thức mà chính là phải thể hiện ở hành động. Cho nên, để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn, Người yêu cầu các cấp, các ngành “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”[8], vì “đành biết rằng từ đây đi đến cuộc toàn thắng, chúng ta còn phải kinh qua nhiều nỗi khó khăn. Nhưng chúng ta giàu lòng yêu nước, thì chúng ta quyết cứu được nước”

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Người, trong những năm tháng đấu tranh gian lao ấy, tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của mọi người dân Việt Nam đã được phát huy cao độ, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm nổi bật tinh thần, ý chí và trí tuệ con người Việt Nam. Đó chính là sức mạnh của lòng yêu nước được hun đúc suốt hàng ngàn năm lịch sử; không chỉ được bồi đắp mà còn phát triển lên một tầm cao mới, gắn với tinh thần quốc tế trong sáng. Đó chính là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước chân chính hòa quyện với chủ nghĩa quốc tế cao cả trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội; là lòng nồng nàn yêu nước gắn với sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của các đồng chí, bạn bè và nhân dân lao động các nước; là phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đấu tranh để “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[10] trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử. Đó cũng chính là hiển hiện của những tấm gương yêu nước, anh hùng mà khiêm nhường của biết bao quần chúng ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi; của đội ngũ cán bộ, đảng viên trên mọi lĩnh vực công tác ở cả tiền tuyến và hậu phương,v.v.. đã kết thành "một làn sóng mạnh mẽ", tạo thành sức mạnh tổng hợp, vô song, làm nên những chiến công của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, đưa đất nước ta tới hòa bình, độc lập, thống nhất, kiên định ục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Vì thế, có thể nói, những giá trị tinh hoa truyền thống như tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương giống nòi, phụng sự Tổ quốc, tinh thần sẵn sàng hy sinh vì dân, vì nước,v.v.. đến Hồ Chí Minh, thời đại Hồ Chí Minh đã được nâng lên một tầm cao. Yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung và hình thức mới, mang bản chất giai cấp, hòa quyện chặt chẽ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại mà cơ sở tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là yêu nước chân chính gắn với tinh thần quốc tế vô sản, "khác hẳn tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”… và chính Người là một mẫu mực của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước Việt Nam hiện đại đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình ảnh của sự gặp nhau giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản”