BÀI TẬP 4:
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2021

1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều

2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản:

Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.

Tổng kết:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

 

18 tháng 5 2021

. - Nội dung của tám câu thơ:  Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.

b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.

c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản:

Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.

Tổng kết:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

25 tháng 11 2021

Không giúp đỡ thì làm sao kể được

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏiQuê hương anh nước mặn đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầuĐêm rét chung chăn thành đôi tri kỉĐồng chí!Câu 1: Em hãy nêu tóm tắt nội dung của đoạn trích trên?Câu 2: Em hãy nêu một thành ngữ có trong đoạn thơ trên. Giải thích nghĩa của thành ngữ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!

Câu 1: Em hãy nêu tóm tắt nội dung của đoạn trích trên?

Câu 2: Em hãy nêu một thành ngữ có trong đoạn thơ trên. Giải thích nghĩa của thành ngữ đó.

Câu 3: Nêu cấu trúc câu thơ sóng đôi được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của cấu trúc đó trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ.

Câu 4: Có bạn viết: “Chỉ với 7 câu văn đã cho người đọc thấy được sự tương đồng và gắn bó của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ”.

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.

Câu 6: Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.

Câu 7: Câu “Đồng chí!” thuộc vào kiểu câu nào? Tại sao?

0
22 tháng 2 2022

Phép lặp các từ:ba, giống, già.

Phép thế : vậy (thay cho mặt ba con không có cái theo trên mặt như vậy).

 

22 tháng 2 2022

(1) Phép lăp: ba con - ba con, giống - giống, già - già.

Phép thế: Mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy - vậy.

(2) Phép nối:  Thế là.

Bài 5. Đọc truyện cười "Hai kiểu áo" và trả lời câu hỏi: HAI KIỂU ÁO             Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khác. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi: - Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?             Quan lớn ngạc nhiên: - Nhà ngươi biết để làm...
Đọc tiếp

Bài 5. Đọc truyện cười "Hai kiểu áo" và trả lời câu hỏi:

HAI KIỂU ÁO

            Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khác. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

            Quan lớn ngạc nhiên:

- Nhà ngươi biết để làm gì?

            Người thợ may đáp:

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

            Quan ngẫm nghĩ môt lát rồi bảo:

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)

a. Câu nào trong những lời đối đáp trên đây chứa hàm ý?

b. Nội dung hàm ý ấy là gì?

c. Người nghe có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó không? Chi tiết nào xác nhận điều này?

64
22 tháng 2 2022

a. Các câu chứa hàm ý.

- Nếu ngài mặc để hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi vài tấc

- Còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vật đằng sau phải may ngắn lại

- May cho ta cả hai kiểu.

b. Các hàm ý ấy là:

- Khi gặp quan trên, ngài sẽ cúi luồn, nên vạt trước chùng lại

- Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên.

- Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép.

c) người nghe giải được hàm ý trong câu . Chi tiết : Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

22 tháng 2 2022

a) Câu chứa hàm ý:

Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

b) Hàm ý của câu này là: Ngài phải cúi đâù (luồn cúi) trước quan trên, ngửng cao đầu (hách dịch) trước dân đen.

c) Người nghe (viên quan) không hiểu được hàm ý sâu xa của câu nói. Nếu hiểu được được ý chế giễu và phê phán của câu nói thì viên quan đã nổi giận.

Đọc đoạn trich sau và trả lời câu hỏi Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị. Người phương bắc không phải nòi giống nước ta bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến ngày nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trich sau và trả lời câu hỏi

Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị. Người phương bắc không phải nòi giống nước ta bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến ngày nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy , Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài..

Câu a. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai ? Trong hoàn cảnh nào?

Câu b. Cho biết xuất xứ đoạn trích ? Tác giả ? Hoàn cảnh sáng tác ?

Câu c. Câu văn Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép hai câu thơ trong bài “ Sông núi nước Nam” có nội dung tương tự

Câu d. Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về nội dung đoạn trích. Trong đoạn có sử dụng một câu nghi vấn.

0