Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2:
- Có 2 nhân vật: là Dế Mèn và hai con chim Én
- Chi tiết miêu tả hành động:
+ Dế Mèn: thơ thẩn ở cửa hang, bay, ngậm vào giữa, chợt nghĩ, há mồm ra, rơi vèo
+ Chim Én: ngậm đầu, bay lên
Bài làm
Dể Mèn phiêu lưu ký là một truyện đồng thoại đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Trong đó con Dế Mèn được hình tượng hoá thành nhân vật chính. Đọc truyện này, đặc biệt là các đoạn trích Tôi sống độc lập từ bé và Một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời đã khiến em hết sức thú vị.
Dế Mèn ở đây ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay.
Dế Mèn được em yêu thích trước hết vì chú có ý chí muốn sống độc lập từ thuở bé. Chú đã tìm thấy niềm vui và lòng quyết tâm khi được mẹ cho ở riêng. Rất tháo vát, chú biến ngay cái hang cũ nông choèn của mình thành một nơi cư trú rộng rãi, có đủ phòng trước, phòng sau, tầng trên, tầng dưới. Vừa sinh hoạt được thoải mái, vừa đề phòng được khi nguy hiểm. Chú đào hang chăm chỉ. Ban ngày cần cù làm việc, tối đến chú ca hát và uống sương đêm. Đáng yêu biết mấy hình ảnh chú dế cường tráng, tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh chắc khỏe. Được như vậy là nhờ chú ăn uống điều độ và luôn luôn cố gắng rèn luyện thân thể.
Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng im lặng hồi lâu trước nấm mồ mới đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng!
Biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm mổ cho đến chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.
Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám làm mà không dám chịu. Khi chị Cốc bực mình lên tiếng, sao không dám ra mặt đối đầu với chị mà lại chui tọt vào hang, khiếp sợ nằm im thin thít?! Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng
những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan?! Chỉ vì muốn thoả mãn cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi đã trở thành kẻ giết người.
Lúc này, tỏi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng than ôi, mọi việc đều đã muộn! Dế Choắt ốm yếu đáng thương đã nằm yên trong lòng đất! Dế Choắt ơi, tôi thành tâm xin lỗi bạn và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời!
Xin bạn hãy tha thứ cho tôi! Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thìa cho mình.
- Dế Mèn trêu chọc chị Cốc vì sự ngông cuồng tường mình tài ba và muốn chứng tỏ cho Dế Choắt biết, mình không sợ bất kì ai trên đời.
Lúc bắt đầu trêu: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !. Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này. Lúc trêu xong: sợ hãi, hèn nhát. Chị trợn tròn mắt, giương cánh lên…Tôi chui tọt vào hang Nép tận đáy mà tôi cũng chết khiếp, nằm im thin thít. Lúc Dế Choắt bị chị Cốc đánh chết: Thì khóc thảm thiết hốt hoảng ăn năn, hối hận. Nào tôi biết đâu cơ sự lại ra nông nỗi này. Tối hối lắm! tôi hối hận lắm.
- Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Đó là: Không được kiêu căng, tự phụ. Không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.
Câu 1:
- Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là không được kiêu căng trước ưu điểm của mình đối với khuyết điểm của người khác .
- Không nên học theo những việc làm của Dế Mèn vì có là 1 đức tính xấu , do nông nổi nhất thời mà đã hại chết Dế Choắt . Làm cho mọi người có cái nhìn không tốt về phía mình
Câu 2:
-Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh
+Ngỡ ngàng -> hãnh diện -> xấu hổ
- Nếu có 1 người em gái như vậy , em sẽ động viên tinh thần để giúp em mình tiếp tục phát huy tài năng hội họa này .
Câu 3 :
So sánh
- Sau trận bão , chân trời , ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi
- Mặt trời nhú lên dần dần như lòng đỏ của 1 quả trứng thiên nhiên
Nhân hóa
- Chú cá heo đang tập bơi cùng mẹ
-Ông mặt trời đang từ từ leo lên đỉnh núi
Ẩn dụ
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Hoán dụ
- Ngày Ngày Dòng người di trong thương nhớ
Kết tràn Hoa dâng 79 mùa xuân
--Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
1. - Bài học đường đời đầu tiên là một bài học nói về sự kiêu ngạo và trịch thượng của Dế Mèn cùng nhiều tính cách khác là gây ra cái chết cho Dế Choắt.
- Theo em, thì có cái nên học và cái không nên học. Những điều nên học là: ăn uống điều độ,........................ Còn những việc không nên làm là: kiêu căng, trịch thượng,.............................
2. - Khi nhìn vào bức tranh thì người mà mình hay cáu gắt, ghen tị lại là một người thương yêu mình nhất. Anh còn không ngờ rằng bức tranh em gái vẽ không phải là mình mà là một người khác.
- Em sẽ luôn yêu quý anh và tôn trọng anh nhưng khi anh cáu gắt hay giận dỗi gì với mình thì mình không cần trách móc anh vì mình biết là anh sẽ mãi yêu thương đứa rm nhỏ này.
3. - So sánh :
+ Từ các lớp, học sinh ùa ra như bầy ong vỡ tổ
+ Ngoái vườn, các bạn nữ đang choi nhảy dây, những bước nhảy uyển chuyển như những nghệ sĩ múa chuyên nghiệp.
- Nhân hóa :
+ Ngoài đồng, các anh chị cây lúa ngả vào nhau như đang thì thầm trò chuyện
+ Những anh chào mào đởm dáng.
- Ẩn dụ
+ Những hàng râm bụt nảy lên những đốm lủa hồng.
+ Mặt trời đi qua những hàn cây xanh.
- Hoán dụ :
+ Anh ta là một tay súng trong quân đội.
+ Anh ấy là có chân trong đội tuyển bóng đá.
Dế Mèn là một anh chàng hiệp sĩ dũng cảm nhất trong các chuyện cổ tích động vật.Dế Mèn đã giúp đỡ rất nhiều những kẻ yếu như chị Nhà Trò.Hơn nữa Dế Mèn còn rất thông minh làm cho bọn nhên phải phá hết tơ quanh đường để làm cho lối đi về nhà của chị Nhà Trò quang hẳn ra.Dế mèn còn có một dõng nói rất giõng dạc nữa.Tác giả Tô Hoài đẫ biến hóa nhân vật này thành một nhân vật dũng cảm,hào hiệp nhất trong chuyện.Nhân vật Dế Mèn còn biết rút ra bài học cho mình,để bênh vực những người nhỏ bé yếu ớt hơn mình.Và dế Mèn con biết sửa lỗi sai cho bọn nhện.Bắt bọn chúng không được bắt nạt chị Nhà Trò nữa.Qủa là một tấm long nghĩa hiệp !.Em rất thích nhân vật này và em sẽ luôn giupos các bạn trong lớp mình như vậy.
Học tốt nha !
Nguyễn Ngọc Phương Linh ơi!
Đây là văn bản lớp 6 nhé,chứ không phải là bài tập đọc lớp 3 đâu.
Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới)
Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.