Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Nghĩa hàm ẩn: người vợ khéo léo châm biếm ông chồng viết xấu, tốn giấy khổ nhỏ
b. Thầy đồ không hiểu vì thầy tưởng vợ khen mình văn hay, chữ tốt, dùng giấy nhỏ thì không đủ chép mà phải sử dụng giấy to
c. Theo em không phải lúc nào cũng trùng nhau vì bạn đọc có suy nghĩ rất phong phú mà nhiều khi tác giả chưa nói được hết các nghĩa hàm ẩn.
a. Khoe khoang mối quan hệ thân thiết của mình với lãnh đạo cấp trên.
b. Chê bai bác sĩ đã cắt thuốc cho nhân vật "tôi"
c. Chê bai bệnh viên tư nhân khám không uy tín bằng bệnh viện nhà nước.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 4 về nghĩa hàm ẩn
Lời giải chi tiết:
a. Khoe khoang mối quan hệ của mình với lãnh đạo cấp trên.
b. Chê bai bác sĩ đã cắt thuốc cho nhân vật “tôi”
c. Chê bai bệnh viện tư nhân khám không uy tín bằng bệnh viện nhà nước.
Câu | Nghĩa tường minh | Nghĩa hàm ẩn |
a | Thời điểm bắt đầu từ lúc mặc chiếc áo mới chưa thấy có con lợn nào chạy qua | Khoe có chiếc áo mới |
b | Thể hiện rõ hình dáng con rắn được miêu tả qua lời kể của nhân vật | Đả kích thói hay nói khoác |
Tham Khảo
Qua văn bản “Người mẹ vườn cau”, tác giả Nguyễn Ngọc Tư muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Lòng biết ơn đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Thế kỉ XX, đất nước ta phải trải qua hai cuộc chiến lớn để lại nhiều mất mát, đau thương cho con người Việt Nam. Đã có rất nhiều người hy sinh mạng sống của mình cho độc lập dân tộc trong đó còn có những người mẹ gạt nước mắt tiễn con ra trận. Khi hoà bình lập lại, con người quá mải mê với cơm áo gạo tiền mà quên đi quá khứ thế nhưng quá khứ ấy vẫn luôn vẹn nguyên, thuỷ chung giống như hình ảnh người mẹ vườn cau ngày ngày chờ đợi những cựu chiến binh đến thăm bà lúc tuổi già. Văn bản cũng là lời cảnh tỉnh với những ai đã quên đi quá khứ, chúng ta cần phải biết ơn thế hệ trước đã cho ta cuộc sống như ngày hôm nay.
Qua văn bản "người mẹ cây cau", tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Với ngôn từ giản dị nhưng dạt dào cảm xúc, truyện ngắn "Người mẹ vườn cau" đã mang gợi đến cho mỗi chúng ta những kỉ niệm hạnh phúc về mẹ và những bài học về việc báo đáp công ơn mẹ. Hình ảnh bà nội cũng là hình ảnh của một người mẹ Việt Nam anh hùng vĩ đại, một người phụ nữ đã hi sinh rất nhiều vì đất nước những năm kháng chiến. Qua truyện ta thấu hiểu, biết ơn, kính trọng những người đã hy sinh vì lý tưởng cách mạng, vì nền hòa bình tổ quốc và những người mẹ anh hùng .
a. Bản thân sẽ cảm thấy chột dạ khi có ai đó nói về mình vì mình đã từng làm điều sai trái.
b. Hãy chăm chỉ, cần cù trong lao động và học tập; không nên lười nhác, lãng phí thời gian.
c. Chúng ta phải biết tôn trọng người khác, không được kinh thường bất cứ ai nhất là khi họ đang gặp khó khăn. Bởi vì một ngày nào đó, chúng ta có thể cũng sẽ rơi vào tình huống như họ và sẽ bị họ chê bai, khinh thường.
d. Lời nói chính là thứ có giá trị như vàng. Hãy biết lựa lời nói sao cho hay nhưng phải đúng.
e. Một lời nói cay nghiệt còn mang tính sát thương dữ dội hơn cả giáo gươm đâm vào da thịt con người. Vậy nên, sự tổn thương mà lời nói gây ra tuy vô hình nhưng lại vô cùng sắc bén.
a. Nghĩa hàm ẩn: thể hiện tính bủn xỉn không muốn cho người đầy tớ tiền để uống nước.
Nghĩa hàm ẩn: “Vận vào người khi khát vặn ra mà uống”.
b. Đả kích, châm biếm sự keo kiệt, chỉ biết giữ cho riêng mình của chủ nhà.
c. Thành ngữ Vắt cổ chày ra nước: châm biếm, mỉa mai những kẻ sống bủn xỉn, dè sẻn và keo kiệt một cách quá đáng.
Đặt câu: Hắn ta keo kiệt đến mức “vắt cổ chày ra nước”.