(4.0 điểm)

Em hãy viết một bài văn nêu suy ngh...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

"Dù muốn hay không chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng cuộc sống này luôn tồn tại những điều không công bằng. Vậy tại sao thay vì than vãn, bạn không thử thay đổi suy nghĩ của mình về nó. Như Bill Gates từng đưa ra quan điểm: "Cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen với điều đó".

"Cuộc sống" là những gì xung quanh chúng ta, liên quan mật thiết đến quá trình sống như: môi trường học tập, làm việc, sinh sống; các mối quan hệ xã hội... "Không công bằng" là một tính trạng hay cảm nhận liên quan đến việc bị phân biệt đối xử hoặc nhận kết quả không tương xứng. Còn "quen" có thể được định nghĩa là sự tiếp xúc nhiều lần trong cuộc sống đến mức hoàn toàn thích nghi. Câu nói của Bill Gates mang ý nghĩa như chính nghĩa gốc của nó. Cuộc sống này luôn tồn tại những mặt đối lập nhau: có đen thì phải có trắng, có đêm tối thì hẳn có bình minh. Và nếu có công bằng thì hiển nhiên bất công sẽ tồn tại. Đó chính là quy luật tự nhiên. Thế giới không bao giờ chỉ có công bằng. Bạn hiểu điều này chứ? Bạn không bao giờ thay đổi cả thế giới được. Nếu hiểu quan điểm của Bill Gates, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận nó như một điều đương nhiên và có cách để thích ứng.

Đôi lúc, vào một khoảnh khắc nào đấy, bạn muốn hét to lên: "Cuộc đời thật bất công". Đấy đúng là một sự thật cay đắng. Chúng ta đều biết nhưng không muốn thừa nhận. Con người luôn đặt ra những chuẩn mực đạo đức. Ngày từ lúc nhỏ, ông bà, bố mẹ, thầy cô cũng đã dạy ta những điều hay, lẽ phải và thấm nhuần tư tưởng "ai ngoan sẽ được thưởng". Nhưng cuộc đời không dễ dàng cho đi như thế: bạn học ngày học đêm nhưng vẫn thi trượt, bạn cố gắng hoàn thành công việc thật tốt nhưng thành quả lại dành cho một người khác. Cuộc đời bất công khi người khác đạt được dễ dàng mọi thứ mà bạn phải cố gắng hết sức mới có. Nó bất công khi chọn đẩy bạn xuống trước khi cho bạn cơ hội thay đổi điều gì đấy và không công bằng khi mọi thứ tốt đẹp luôn kết thúc quá sớm. Cuộc sống chẳng bao giờ là một đường thẳng. Khi bạn tốt với ai, họ ít khi nhớ đến. Nhưng chỉ cần một phút giây vô tình làm điều gì khiến họ không hài lòng, bạn nghiễm nhiên trở thành hình bóng xấu luôn tồn tại trong tâm trí họ.

Cuộc sống này vốn dĩ đã là bất công. Ngăn cách giữa bất công và công bằng cũng rất mong manh bởi sự chấp nhận và hi sinh. Vốn dĩ cho dù thế giới con người hay cả thế giới loài vật đi nữa cũng vậy. Có người sinh ra đã có hoàn cảnh tốt hơn người khác, có người sinh ra đã có sức khỏe tốt. Trong khi đó, ngược lại, có người miếng ăn còn không đủ, phải chống chọi với bệnh tật triền miên. Có loài vật thì to lớn, có loài thì bé nhỏ. Có loài không chi như rắn, có loài không khỏe bằng voi, không bay được như chim nhưng mỗi loài đều tự tìm một môi trường sống và cách thích nghi phù hợp để sinh tồn và duy trì nòi giống.

Như vậy, cho dù cuộc sống này không công bằng đến mấy thì nó vốn dĩ là vậy. Chúng ta chỉ có thể chấp nhận một sự thật đã tồn tại và điều chỉnh bản thân vì kháng cự không chỉ có thể hủy hoại cuộc sống mà còn khiến bạn suy sụp tinh thần. Bởi vậy khi không thể thay đổi nó được ta phải chấp nhận cách "làm quen dần" - chấp nhận, thích nghi như có ai đó từng nói: "Hãy vui vẻ mà chấp nhận, chấp nhận sự thật là bước đầu tiên khắc phục bất hạnh".

Bertrand Russell cũng từng viết rằng: "Nếu như hạnh phúc trên đời đều đặt trên nền tảng của sự công bằng thì cuộc sống chẳng có gì thú vị và để ta phấn đấu nữa". Đúng vậy, ưu điểm khi thừa nhận rằng cuộc sống không công bằng là điều này khích lệ chúng ta cố gắng hết khả năng của mình chứ không phải tự thương hại bản thân. Các bạn biết rằng yêu cầu hoàn thành tốt công việc chính là một thách thức của cuộc sống với chúng ta. Thừa nhận sự thực này sẽ khiến con người không còn cảm thấy tiếc nuối. Bởi mỗi con người khi trưởng thành đều phải đối mặt với khó khăn và đôi khi cảm thấy mình gặp phải sự đối đãi bất công.

Cuộc đời này vốn tàn nhẫn nhưng cũng đừng vì vậy mà bị nó đánh bại một cách dễ dàng. Ai sinh ra cũng có cơ hội như nhau cả thôi. Quan trọng là bạn có nắm bắt được hay không. Cuộc sống này có được, có mất. Vậy phải xem bạn chịu mất thứ gì để đạt được thứ gì. Thành công sẽ chào đón bạn ở phía trước nếu ta biết, hiểu rõ bản chất của nó, nếu ta biết cố gắng ngay từ bây giờ.

Sẽ có người được cuộc đời ưu ái về nhiều mặt hơn một số người khác. Việc này không phải lỗi của bất kì ai. Mình sẽ buộc phải chấp nhận việc này dù không dễ dàng chút nào. Cứ cố gắng từng ngày để hoàn thiện bản thân. Nếu không đạt được đích ta mong muốn thì ít ra cũng tiến đến điểm xa hơn chỗ bạn từng đứng.

Cuộc sống phức tạp không phải lúc nào cũng công bằng. Chúng ta luôn muốn đấu tranh vì nó bởi đây không chỉ thuộc về bản năng sinh tồn mà còn là nguyên tắc cơ bản của con người. Ta không thể thờ ơ trước mọi bất công và xem nó là một phần tất yếu được. Tuy nhiên, phải đấu tranh bằng cách nào đó để không gây tổn thương cho bản thân và những người xung quanh mới thực sự tối ưu.

Thay vì những câu hỏi tiêu cực luôn nảy ra trong đầu. Tại sao mình không nghĩ thoáng hơn, cố gắng thay đổi cách nhìn nhận về cuộc sống rằng: "Thực ra chẳng có cái gọi là bất công, mọi việc đều diễn ra theo quy luật của nó, không có cái gì xảy đến mà không có nguyên do". Chúng ta không thể thay đổi những bất công đã xảy ra trong quá khứ nhưng có thể hạn chế được ảnh hưởng của chúng trong hiện tại bằng cách hỗ trợ, ủng hộ các hoạt động ngăn ngừa hoặc thậm chí đấu tranh cho sự công bằng. Không thể đảm bảo kết quả này có thể hoàn hảo như ý muốn, tuy nhiên ít ra ta có thể tạo nên sự khác biệt. Hoặc có cách cũng khá thú vị và dễ làm là ta tự yêu và bảo vệ mình trước. Đời người có bao nhiêu điều phức tạp khó lường, bạn không thể cứ đòi hỏi mọi thứ phải tuân theo ý muốn của mình. Tốt hơn hết, bản thân luôn phải trang bị một bản lĩnh, ý chí kiên cường để sẵn sàng trước mọi khó khăn, sóng gió cuộc đời. Chỉ khi ấy, bạn sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu và chiêm nghiệm được ý nghĩa cuộc sống.

Câu nói của Bill Gates mãi còn nguyên giá trị. Cuộc sống là để mỉm cười hạnh phúc chứ không phải vì những chuyện buồn khổ mà trong lòng phải suy nghĩ dằn vặt cả đời. Trách nhiệm của chúng ta là đón nhận và làm quen với nó, còn cuộc sống không có lí do gì để đáp ứng đầy đủ nguyện vọng, mong muốn hay công bằng với bạn cả: "Hãy tập quen dần với điều đó".

7 tháng 12 2023

Lẽ công bằng là một trong những giá trị cốt lõi quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó đòi hỏi sự trung thành và tôn trọng đối với mọi người, không phân biệt về đẳng cấp xã hội, giới tính, tuổi tác, tôn giáo hay sắc tộc. Lẽ công bằng không chỉ đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong xã hội mà còn tạo ra một môi trường làm việc và học tập tích cực.

Trong một xã hội công bằng, mọi người có cơ hội như nhau để phát triển và thành công. Không có sự phân biệt đối xử dựa trên bất kỳ tiêu chí nào khác ngoài năng lực và phẩm chất cá nhân. Điều này tạo ra một cơ hội công bằng cho tất cả mọi người, không phân biệt đến địa vị xã hội hay tài chính. Mỗi người đều có quyền được đối xử công bằng và có cơ hội để phát triển bản thân theo đuổi ước mơ của mình.

Lẽ công bằng cũng đóng vai trò quan trọng trong các môi trường làm việc và học tập. Khi mọi người được đối xử công bằng, họ cảm thấy hạnh phúc và hài lòng hơn, điều này tạo ra một tinh thần làm việc tích cực và sự học tập tích cực. Mọi người không cảm thấy bị kìm hãm và có động lực để phát huy tối đa năng lực của mình. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn cho toàn bộ tổ chức hoặc cộng đồng.

Ngoài ra, lẽ công bằng cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh và phát triển. Khi mọi người đều được đối xử công bằng, họ cảm thấy được tôn trọng và quan tâm, điều này tạo ra một môi trường sống tích cực và hài hòa. Mọi người không cảm thấy bị bỏ rơi hay bị kìm hãm, điều này tạo ra một tinh thần đoàn kết và sự đồng lòng trong cộng đồng.

Tuy nhiên, trong thực tế, lẽ công bằng vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức. Có những người vẫn bị kìm hãm và bị đối xử không công bằng chỉ vì các yếu tố ngoại vi như sắc tộc, giới tính hay tình trạng kinh tế. Điều này đòi hỏi sự chung tay và nỗ lực từ tất cả mọi người để xây dựng một xã hội công bằng và bình đẳng.

Tổng kết lại, lẽ công bằng là một giá trị cốt lõi quan trọng trong cuộc sống. Nó đảm bảo sự công bằng và bình đẳng cho mọi người, tạo ra một môi trường làm việc và học tập tích cực, và là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh và phát triển. Để đạt được điều này, chúng ta cần phải cùng nhau hành động và chấp nhận sự đa dạng, tôn trọng lẽ công bằng và tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người.

16 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!!

 

Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Không những vậy, vấn đề này trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

 

Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội.

 

Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân.

 

Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.

 

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân.

 

Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở. Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

 

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người học sinh.

 

Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng.

 

Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.

 

Nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ!

16 tháng 2 2021

https://www.google.com/search?q=em+h%C3%A3y+vi%E1%BA%BFt+1+b%C3%A0i+v%C4%83n+n%C3%AAu+suy+ngh%C4%A9+c%E1%BB%A7a+m%C3%ACnh+v%E1%BB%81+v%E1%BA%A5n+n%E1%BA%A1n+b%E1%BA%A1o+l%E1%BB%B1c+h%E1%BB%8Dc+%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng+hi%E1%BB%87n+nay+%E1%BB%9F+THCS&oq=em+h%C3%A3y+vi%E1%BA%BFt+1+b%C3%A0i+v%C4%83n+n%C3%AAu+suy+ngh%C4%A9+c%E1%BB%A7a+m%C3%ACnh+v%E1%BB%81+v%E1%BA%A5n+n%E1%BA%A1n+b%E1%BA%A1o+l%E1%BB%B1c+h%E1%BB%8Dc+%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng+hi%E1%BB%87n+nay+%E1%BB%9F+THCS&aqs=chrome..69i57j69i60&sourceid=chrome&ie=UTF-8

15 tháng 5 2022

Tham khảo

 

Hiện nay, mỗi năm tại Việt Nam có không biết bao ca cấp cứu vì tai nạn giao thông, có không biết bao nhiêu người chết, bao nhiêu người để lại thương tật cả đời khiến cho vấn đề an toàn giao thông trở nên cần thiết và bức bách hơn bao giờ hết, không chỉ là vấn đề của một cá nhân nữa mà là vấn đề của mọi gia đình, mọi quốc gia.

Chúng ta vẫn thường hay nghe “An toàn giao thông” trên tất cả các kênh thông tin. Vậy cụm từ này nghĩa là gì? Đây là từ để chỉ những hành vi văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt và cư xử phù hợp đối với các luật lệ về giao thông khi lưu thông.

 

Hiện nay, những tai nạn giao thông xảy ra ngày một nhiều và mức độ nghiêm trọng cũng rõ rệt hơn trước. Nguyên nhân là do người dân chủ quan thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Tình trạng vì vội vàng mà phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ vẫn xảy ra liên tục với tần suất lớn. Chiếc mũ bảo hiểm là một đồ bảo hộ quan trọng nhưng người sử dụng chỉ dùng nó như một vật tránh cảnh sát mà không thực sự coi đó là đồ bảo vệ có ích.

Nhất là đối với thanh niên, việc tham gia giao thông lại càng thiếu ý thức khi đi lạng lách đánh võng, thậm chí còn đua xe trên đường. Có những người tham gia giao thông sử dụng rượu bia trái quy định dẫn đến không tỉnh táo khi đi xe và còn làm liên lụy đến người đi khác. Những vụ tai nạn xảy ra càng nhiều do rủi ro trên đường thì ít mà do sự thiếu ý thức của chủ xe thì nhiều và luôn để lại rất nhiều những hậu quả đáng tiếc. Những thiệt hại trên chính là những minh chứng vô cùng rõ ràng về việc an toàn giao thông rất có ích lợi cho cá nhân và cộng đồng. Điều này giảm thiểu những tai nạn do vô ý thức, giảm đáng kể số người không may phải chịu đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần sau vụ việc đau lòng không đáng có xảy ra, giảm thiệt hại về của cải tiền bạc cho cá nhân và gia đình. An toàn giao thông cũng giúp giữ vững trật tự xã hội và góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, đất nước ngày càng phát triển và đi lên.

Đáng tiếc là cho đến tận ngày hôm nay, khi ta đi đường vẫn có những lúc trông thấy những người lưu thông trái pháp luật. Họ có thể là do vô tình hay cố ý mà đã vi phạm luật giao thông, thậm chí có cả những người cố tình không chấp hành luật giao thông, đi trên đường không hề để ý đến sự an toàn của bản thân và cả của những người khác. Những người như vậy nhất định phải bị xử phạt thật nặng và có sự tuyên truyền hợp lí để mọi người đều hiểu về tầm quan trọng của an toàn giao thông.

Để làm được điều này tuy không phải là việc đơn giản nhưng không hề khó. Trước hết cần ý thức được rằng “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, an toàn là trên hết, cho dù là trong bất cứ lí do và hoàn cảnh nào cũng cần chấp hành luật giao thông tuyệt đối. Không thể coi đường phố là nơi vui chơi mà cần biết chỉ một phút sơ sẩy cũng nguy hiểm đến tính mạng nên cần cẩn trọng khi tham gia giao thông, không gây tai nạn cho chính mình và cho người khác.

Mỗi người dân cần có ý thức trách nhiệm trong việc tham gia giao thông thì an toàn giao thông nhất định sẽ được giữ vững một cách nghiêm chỉnh và đạt kết quả cao tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn

19 tháng 7 2023

Chúng ta ai ai cũng là con người, chúng ta cần yêu thương, trân trọng những điều nhỏ bé và giản dị quanh mình. Những điều nhỏ bé, giản dị có thể tới từ rất nhiều phía, từ người thân, cuộc sống, trường lớp hay bạn bè. Những điều nhỏ bé, giản dị là những điểm nhấn tạo nên ý nghĩa và hạnh phúc trong cuộc sống. Trong cuộc sống hiện đại nhanh chóng và hối hả, chúng ta dễ dàng bị cuốn vào những khát vọng vô tận và quên mất những điều giản dị và tinh tế đang tồn tại quanh ta. Trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều điều đáng quý và đáng trân trọng. Đó có thể chỉ là những cử chỉ nhỏ bé của người thân, những lời chúc từ bạn bè, ánh mắt vui tươi của người lạ hay những khoảng khắc chậm lại với thiên nhiên. Chúng ta đang dần quên đi những điều giản dị đó. Chúng ta đòi hỏi từ người thân, bạn bè hay người lạ những thứ lớn và giá trị hơn. Tôi còn nhớ, khi để vuột mất danh hiệu học sinh xuất sắc năm lớp 7, tôi đã rất buồn và tức giận. Ông bà tôi đề nghị cho tôi đi du lịch, mua quà an ủi tôi nhưng tôi cảm thấy không thiết tha những thứ đó. Em gái tôi đã chạy ra ôm và an ủi tôi. Tôi lúc đó chợt nhận ra tình cảm của em gái dành cho tôi rất nhỏ bé nhưng thật lớn lao về tinh thần. Vậy nên, chúng ta nên trân trọng những kỷ niệm, những điều rất đỗi nhỏ bé và giản dị xung quanh mình!

31 tháng 8 2016
1. Giải thích: Đây là câu nói nổi tiếng của M.L.King- nhà hoạt động nhận quyền Mỹ gốc Phi, từng đạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964.
- Con người luôn phải đối diện nhiều vấn đề trong cuộc sống vì thế cũng phaỉ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc- xót xa là một trong những cảm xúc đó. Đó là cảm giác đau đớn, nhức nhối..
- Xót xa vì cái gì?
+ Hành động và lời nói của kẻ xấu- những kẻ kém đạo đức. Chúng làm nhiều việc trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, gây tổn hại về kinh tế và đời sống tinh thần.
+ Xot xa vì sự im lặng của người tốt. Đó là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình thường của người người mà từ trước đến nay ta trân trọng.
  Ý kiến này khẳng định: sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu.
2. Bình luận
- Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại người: xấu và tốt. Vì thế, ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những nhiều đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị
- Tại sao chúng ta lại thấy xót xa vì sự im lặng của những người tốt? Bởi vì họ đã không dám lên tiếng, không dám đấu tranh để cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Chính sự im lặng của những người tốt làm cho xã hội trở nên bất ổn, con người mất hết niềm tin vào những điều tốt đẹp.
- Tai sao họ im lặng? Vì họ thấy bất lực. Họ thấy cô độc. Họ mất niềm tin...
- Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã hội hiên nay. Con người ngày càng trở nên vô cảm.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Phải nhận thức rõ nhưng việc làm tốt – xấu xunh quanh cuộc sống của mình.Không làm ngơ trước cái xấu, cái ác.
-Hãy ủng hộ việc làm của những người tốt, hảy chia sẻ với họ, bảo vệ họ để xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
14 tháng 12 2022

Thiếu sự tôn trọng sự khác biệt của người khác mang đến voi vàn những hậu quả lớn. Sinh ra trong dòng đời, không ai trong chúng ta giống như ai. Bạn tóc vàng, tôi tóc nâu, bạn da trắng, tôi da màu. Sự khác biệt ấy thể hiện rõ trong cá tính của mỗi người. Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác, thể hiện phẩm giá của mỗi người. Việc tôn trọng sự khác biệt thể hiện trong lời nói, văn hóa ứng xử, hành động. Mỗi chúng ta đều có cách sống của riêng mình , không nên vội vàng đánh giá người khác chỉ dựa vào những biểu hiện bên ngoài . Nếu chúng ta không biết tôn trọng sự khác biệt của người khác sẽ khiến ta có cái nhìn càng hạn hẹp, mất đi những phẩm chất tốt đẹp đáng có: đồng cảm, bao dung, tha thứ,.... Không chỉ vậy, nó còn đẩy người khác vào cô đơn và tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lí, mất đi cá tính, chất riêng và thế giới này sẽ không còn " đa sắc màu". Đà điểu chạy rất giỏi, đại bàng bay cao. Không ai lại đi đánh giá khả năng bay ở đà điểu cả. Hành động kì thị,vùi dập người khác chỉ vì họ khác biệt là sai. Chỉ khi ta tôn trọng sự khác biệt của người khác, người khác mới tôn trọng lại chúng ta. Những hành động sai trái ấy làm tập thể bị chia rẽ, xã hội không đoàn kết dẫn đến khó có thể phát triển văn mình, tiến bộ . Tôn trọng sự khác biệt chính là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người văn minh, là sức mạnh của trí tuệ. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, chính vì  vậy hãy sống có ích, tôn trọng bản thân và mọi người để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, điểm xuyết thêm nhiều sắc màu cho cuộc sống 

15 tháng 12 2022

Tham khảohiếu sự tôn trọng sự khác biệt của người khác mang đến voi vàn những hậu quả lớn. Sinh ra trong dòng đời, không ai trong chúng ta giống như ai. Bạn tóc vàng, tôi tóc nâu, bạn da trắng, tôi da màu. Sự khác biệt ấy thể hiện rõ trong cá tính của mỗi người. Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác, thể hiện phẩm giá của mỗi người. Việc tôn trọng sự khác biệt thể hiện trong lời nói, văn hóa ứng xử, hành động. Mỗi chúng ta đều có cách sống của riêng mình , không nên vội vàng đánh giá người khác chỉ dựa vào những biểu hiện bên ngoài . Nếu chúng ta không biết tôn trọng sự khác biệt của người khác sẽ khiến ta có cái nhìn càng hạn hẹp, mất đi những phẩm chất tốt đẹp đáng có: đồng cảm, bao dung, tha thứ,.... Không chỉ vậy, nó còn đẩy người khác vào cô đơn và tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lí, mất đi cá tính, chất riêng và thế giới này sẽ không còn " đa sắc màu". Đà điểu chạy rất giỏi, đại bàng bay cao. Không ai lại đi đánh giá khả năng bay ở đà điểu cả. Hành động kì thị,vùi dập người khác chỉ vì họ khác biệt là sai. Chỉ khi ta tôn trọng sự khác biệt của người khác, người khác mới tôn trọng lại chúng ta. Những hành động sai trái ấy làm tập thể bị chia rẽ, xã hội không đoàn kết dẫn đến khó có thể phát triển văn mình, tiến bộ . Tôn trọng sự khác biệt chính là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người văn minh, là sức mạnh của trí tuệ. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, chính vì  vậy hãy sống có ích, tôn trọng bản thân và mọi người để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, điểm xuyết thêm nhiều sắc màu cho cuộc sống.