(1.0 điểm)

Trong khoảng từ 7 – 10 dòng, hãy nêu cảm n...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1.0 điểm)

Trong khoảng từ 7 – 10 dòng, hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ sau.

Bài đọc:

Đàn ghi – ta của Lorca (1)

“khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
                                    (Ph.G. Lorca)

những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du

tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy

không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi-ta màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt

li-la li-la li-la…

(Theo thivien.net)

(1) Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lorca (1898 – 1936) là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha. Từ nhỏ, ông được coi là thần đồng với năng khiếu thiên bẩm trên nhiều lĩnh vực: thơ ca, hội họa, âm nhạc, sân khấu,… Dưới sự cai trị của chế độ độc tài Pri-nô đê Ri-vê-ra đã trở nên hết sức phản động về chính trị và đang trở nên già cỗi về nghệ thuật, Lorca vừa nồng nhiệt cổ vũ nhân dân dấu tranh với mọi thế lực áp chế, đòi quyền sống chính đáng; vừa khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong lĩnh vực nghệ thuật. Ông đã bị chế độ phản động cực quyền thân phát xít bắt giam và bắn chết. Tên tuổi ông trở thành một biểu tượng, là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hóa Tây Ban Nha và thế giới chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại.

0
2 tháng 4 2021

Trả lời:

Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em Nhưng làm được những điều phi thường lắm Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào. Em thấy không ? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy. Với...
Đọc tiếp

ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không ? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.
Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!
( Cô giáo Chu Ngọc Thanh )
Cho em hỏi ý nghĩa của 2 câu thơ :
“Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên”
Em cảm ơn nhiều ạ

0
7 tháng 4 2020

1/

a. Ý nghĩa câu mở đầu
- Hình thức: câu hỏi tu từ mang nhiều ý nghĩa.
- Chủ thể trữ tình tự phân thân
+ Chữ “anh” nếu hiểu ở ngôi thứ 2 lời của người phương xa (cô gái/ người thôn Vĩ) vừa hỏi, vừa trách cứ, vừa mời mọc đầy duyên dáng nhân vật trữ tình về với thôn Vĩ.
+ Chữ “anh” nếu hiểu ở ngôi thứ 1: nhà thơ tự trách mình đồng thời bộc lộ khao khát được trở về với cảnh cũ, người xưa.
Dù hiểu theo cách nào thì lời chào mời nửa phiền trách ấy cũng là cánh cửa, mở đường cho dòng hồi tưởng của tác giả về với xứ Huế mộng mơ.
b. Điệp từ “Nắng”:
- Như một tiếng ngân khiến không gian tràn đầy ánh sáng. Nắng ở đây là nắng mới, thứ nắng ban mai, tinh khiết đầu tiên trong ngày trên những thân cau còn ướt đẫm sương đêm.
- Điệp từ nắng cùng cụm hình ảnh tiểu đối: nắng hàng cau - nắng mới lên khiến ta cảm giác ánh sáng như đang đầy dần trong khu vườn thôn Vĩ không gian động
c. Cảm nhận tình cảm của nhà thơ với đất và người thôn Vĩ
- 4 câu thơ đã đặc tả vẻ đẹp của phong cảnh và con người xứ Huế sinh động tràn đầy sức sống, cảnh thì đẹp dáng, đẹp màu, người thì đẹp lòng, đẹp nết.
- Lời thơ tha thiết chứa đựng cả 1 tình yêu, 1 niềm khao khát. Có lẽ nhà thơ hiểu rất rõ hoàn cảnh thực tại đầy đau đớn của mình, hiểu rằng cảnh và người thôn Vĩ mãi mãi chỉ là trong mộng mà thôi.
- Tuy nhiên, buồn mà không tuyệt vọng, đau khổ mà vẫn ước mơ, hồn thơ dạt dào sức sống ấy chỉ hồi tưởng 1 cuộc gặp gỡ trong tâm linh mà niềm vui như thấm vào đường nét của cảnh vật, nghe như có tiếng thì thầm reo vui của cuộc hội ngộ đích thực trong hiện tại.

2/ Làm văn:

Đề 1:

Hàn Mặc Tử một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới 1932-1945 với những tác phẩm tiêu biểu. Các nhà thơ đã hòa mình vào thiên nhiên, gắm nhìn cảnh đẹp quê hương đất nước dù ông đang phải trải qua những đau đớn cảu bệnh tật với mong muốn được gắn bó lâu hơn với cuộc sống này. Đó là một tinh thần đáng ngợi ca và tâm trạng ấy đã được khắc họa rõ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Khổ 1 là bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp cùng tâm trạng tiếc nuối của tác giả.

Khổ thơ bắt đầu bằng một câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” câu hỏi vang lên như một lời trách thầm, nhắn nhủ của nhân vật trữ tình trong tâm trạng vời vợi nhớ mong. Câu hỏi đó là của ai mà lại vừa hỏi vừa trách móc vừa nhớ mong nhất định không phải của Hoàng Cúc, không phải của cô gái nào ở thôn Vĩ. Vậy có thể là của ai? Có thể là của Hàn Mặc Tử tác giả đang phân thân để chất vấn chính mình. Câu hỏi đó như xác nhận một sự thật đã lâu rồi tác giả không được về thôn Vĩ hay không biết đến bao giờ có thể trở lại thôn Vĩ một lần nữa. Đó là cái cớ rất giàu chất thơ vừa nhẹ bẫng xót xa để gọi về những kỉ niệm thôn Vĩ. Câu thơ bảy chữ nhưng có tới sáu thanh bằng, thanh trắc duy nhất vút lên cuối câu như một nốt nhấn khiến cho lời thơ nhẹ nhàng mà thấm thía những nỗi niềm tiếc nuối vọng lên da diết khôn nguôi. Từ niêm nhớ thương được khơi nguồn như thế, hình ảnh thôn Vĩ chợt sống dậy trong lòng nhà thơ:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

Chỉ ba câu thơ Hàn Mặc Tử đã khắc họa được những nét đực trưng của thiên nhiên xứ Huế. Mỗi câu thơ là một nét vẽ, mỗi chi tiết sống động tạo thành sự khắc họa sống động đẹp đẽ của thôn Vĩ trong hoài niệm.Trước tiên là vẻ đẹp trong trẻo tinh khôi của buổi sớm mai: nắng hàng cau nắng mới lên không phải là cái nắng chang chang dọc bờ sông trắng mà là cái nắng trong trẻo tin khôi của một ngày. Chỉ miêu tả nắng thôi mà đã gợi lên trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng đẹp. Những cây cau mảnh dẻ vút cao vươn mình đón lấy tia nắng ban mai trong lành ấm áp. Khung cảnh quen thuộc ấy ta có thể bắt gặp ở bất cứ góc sân khoảng trời nào từ miền quê đất Việt thân yêu. Phép luyến láy: nắng hàng cau nắng mới lên làm cho cái nắng như lan tỏa hơn bừng sáng hơn. Điệp từ “nắng” đã vẽ ra một bức tranh ánh nắng trong không gian nắng lan đến đâu vạn vật bừng sáng đến đó từ trên cao tràn xuống thấp và tràn đầy cả khu vườn, thôn Vĩ như được khoác lên một chiếc áo mới thanh tân, tươi tắn.

Đến câu thơ thứ ba là cảnh vườn tược được tắm đẫm trong nắng mai ngời sáng lên như một viên ngọc xang diệu kì: “ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc.” Câu thơ như một tiếng reo đầy ngỡ ngàng thích thú, không phải xanh non xanh biếc mà là xanh như ngọc. Còn gì trong sáng và cao quý hơn ngọc. Cảnh giản dị mà thanh khiết cao sang vô cùng. Phải chăng sương đêm đã gột rửa hết những bụi bặm để khoác lên cây lá tấm áo choàng trong suốt lấp lánh khi nắng lên. Chữ “mướt” tác động mạnh mẽ vào giác quan người đọc ấn tượng vẻ mượt mà loáng mướt của khu vườn. Nhưng cái thần của câu thơ lại dồn cả vào chữ “ai” chỉ một chữ mà khiến cho cảnh đang gần gũi bỗng bọ đẩy ra xa, hư thực khó nắm bắt. Âm hưởng nhẹ bẫng của tiếng này khiến hơi thơ như thoáng xuôi về một cõi hư ảo mơ hồ.Với Hàn Mặc Tử lúc này, đó là thế giới ở ngoài kia, của sự sống ngoài kia chứ không phải thế giới của bệnh tật. Và rất tự nhiên theo mạch cảm xúc, nhắc đến “ai” lập tức nhà thơ nhớ đến hình bóng con người:

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Câu thơ kết đoạn là nét cách điệu hóa rất tài tình của Hàn Mặc Tử nhằm ghi lấy hồn Vĩ Dạ. Có lẽ hình ảnh cành trúc đã trở nên quen thuộc khi nhắc đến con người nơi đây, mảnh đất cố đô văn hiến. Con người như hòa vào, như ẩn vào thiên nhiên một vẻ đẹp kín đáo tao nhã. Đó là vẻ đẹp riêng trong mảnh đất cố đô nhưng ngay trong dòng cảm xúc miên man ấy ta đã thấy nỗi buồn man mác xa nỗi thấm vào lòng người. Nhưng cũng có một điều đặc biệt trong thơ Hàn Mặc Tử là vừa có ảnh hưởng thơ ca dân gian vừa có sản phẩm của lối thơ sáng tạo hay vẽ khuôn mặt sau hàng liễu được viết lên bởi mặc cảm chia lìa của con người luôn tự nhận mình đứng ngoài cuộc vui.

Cảm nhận khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh cảnh và người xứ Huế vừa trần thế vừa trong sáng, tinh khôi trong tâm trí Hàn Mặc Tử. Qua đó có thể thấy ở Hàn Mặc Tử một tình yêu quê, yêu người tha thiết, và cũng vời vợi nỗi nhớ mong của thi sĩ hướng về cảnh và người thôn Vĩ.

Đọc bài thơ mà khơi gợi trong lòng người tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên sâu sắc, yêu con người cảnh vật nơi đây. Từ đó mà dạy chúng ta cách giữ gìn và bảo vệ những thứ xung quanh mình.

Đề 2:

Hàn Mặc Tử là một trong những gương mặt đặc sắc của phong trào Thơ mới. Thơ Hàn Mặc Tử là tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn, tha thiết. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” chính là bài mang một tình yêu, khát khao cuộc sống như vậy. Khổ thơ thứ 2 của bài thơ mang đến một hoài niệm và tâm trạng lo âu của thi sĩ.

Mở đầu bài thơ, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn người thi sĩ. Ta thấy thi sĩ tuy phải sống cuộc đời đầy bi kịch nhưng vẫn khát khao được sống và yêu đời tha thiết.

Khổ thơ thứ hai được mở ra, khiến người đọc cảm nhận được hoài niệm về cảnh sông nước đêm trăng, hòa theo đó là tâm trạng lo âu, phấp phỏng của thi sĩ. Cảnh sông nước đêm trăng được gợi ra:

“Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”

Dòng sông có nhiều cách hiểu, nhưng dù hiểu theo cách nào thì vẫn gợi ý thức về sông Hương-linh hồn của Huế. Cảnh vật được miêu tả rất nhẹ nhàng, êm ả, gợi đặc điểm riêng của Huế: gió khẽ lay, mây khẽ bay, hoa bắp khẽ đung đưa, chuyển động rất nhẹ nhàng, êm ả, gợi không gian rất thanh bình, rất Huế. Cảnh vật đượm buồn: buồn thiu, buồn sâu lắng, buồn nhuốm vào không gian, cảnh vật, thường là nỗi buồn từ thế giới bên ngoài tác động. Câu thơ như dài ra, căng ra, khiến nỗi buồn như dằng dặc. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật “nhân hóa”, dòng sông đã trở thành một sinh thể, có tâm trạng, có hồn, mang nỗi niềm của con người. Cảnh vật như nhuốm màu chia ly “Gió theo lối gió mây đường mây”. Câu thơ tách nhịp 4/3 chia làm hai nửa: một gió một mây. Từ “gió” được điệp lại ở vế một, đóng khung một thế giới đầy gió, chỉ có gió, chỉ riêng gió. Từ “mây” điệp ở vế hai, tạo nên một thế giới mây khép kín chỉ có mây. Vậy là hai sự vật vốn dĩ chỉ đi liền với nhau thì nay tác biệt và chia lìa. Gió đóng khung trong gió, mây khép kín trong mây. Câu thơ mang đến một hiện thực phi lý về hiện thực khách quan, nhưng rất có lý về hiện thực tâm trạng. Thi sĩ đang sống trong cảnh chia ly, cách biệt, sống trong cảnh đời đầy nghịch lý cho nên gió cứ gió, mây cứ mây. Từ “lay” mang một nỗi buồn trong ca dao, chỉ hoạt động rất nhẹ của sự vật hiện tượng khi có gió nhẹ. Nó mang nỗi buồn truyền thống của ca dao, thổi vào nỗi buồn muôn thủa của con người.

Hai câu thơ sau, ta nhận ra được tâm trạng lo âu, phấp phỏng của thi sĩ:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

Cảnh vật được gợi ra một cách lung linh, huyền ảo, tràn ngập ánh trăng, mang ý nghĩa vừa thực vừa ảo. “Sông trăng” có thể hiểu là dòng sông tràn ngập ánh trăng, cũng có thể là trăng tuôn chảy thành dòng. “Thuyền trăng” là con thuyền chở đầy trăng, cũng có thể hiểu là trăng giống như hình ảnh một con thuyền. Dù hiểu theo cách nào thì trăng đã tràn ngập cả không gian, vừa thực vừa ảo, tạo nên một cảm giác mơ hồ. Trong thơ của Hàn Mặc Tử có cả một miền trăng, để có một thế giới tri âm, chất chứa tâm sự, giải tỏa những niềm đau, trăng đối với Hàn Mặc Tử là một người bạn tri âm. “Thuyền ai” lại gợi ra một danh từ phiếm chỉ. Hai câu thơ chứa đựng cả những hình ảnh mâu thuẫn. Câu dưới không có trăng, ý thơ phi lý về hiện thực nhưng chúng ta có thể lí giải được khi dựa vào tâm trạng của chủ thể trữ tình. Trăng lúc có lúc không, mong manh và mờ ảo, người tri kỉ cũng mờ ảo và mong manh nên lo âu, phấp phỏng là thế. Chờ trăng là chờ sự tri âm, chờ sự đồng điệu, chờ sự sẻ chia và chờ được khát khao, giao cảm với đời, là một con người bình thường mong muốn sự giao cảm. Từ “kịp” thể hiện một tâm trang lo âu của nhà thơ, tâm trạng đợi chờ, khao khát. Qua đó thể hiện được quỹ thời gian sống đang bị vơi cạn đi từng ngày, cuộc chia lìa vĩnh viễn có thể đến bất cứ lúc nào. Với một người bình thường nếu không trở về tối nay thì còn nhiều những đêm khác, nhưng với Hàn Mặc Tử nếu thuyền không trở về tối nay, không có sự tri âm thì thi sĩ sẽ ra đi vĩnh viễn trong đau buồn.

Những cảm nhận khổ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ cho ta thấy được hoài niệm của tác giả về cảnh sông nước đêm trăng, đồng thời cũng hiểu được tâm trạng lo âu, phấp phỏng của nhà thơ. Tác giả cũng đang chờ đợi sự tri âm, sự chia sẻ để dịu bớt nỗi đau trên hành trình trở về thế giới bên kia. Đó hay chăng chính là sự xót xa trên bi kịch cuộc đời của một thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh.

Đề 3:

Hàn Mặc Tử một trong ba nhà thơ đỉnh cao của phong trào thơ mới, là nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh. Các tác phẩm của ông đều được sáng tác với một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại trong đau đớn, luôn có sự giằng xé giữa tâm hồn và thể xác. Đặc biệt bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ đầy tâm trạng của ông giằng cho người mình yêu. Khổ thơ cuối bài là dòng tâm trạng mơ hồ, kì ảo.

    Từ giọng khắc khoải da diết ở khổ 2 thì sang khổ 3 đã chuyển thành giọng gấp gáp, khấn khoản, niềm khao khát được gắn liền với hình bóng cụ thể:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra.”

    Hình bóng cụ thể lúc đầu là khách đường xa, lúc sau là em với tà áo trắng tinh khôi. Hình tượng giai nhân từ khách đường xa mà dần dần thành em với giấc mộng dài say đắm. Khách đã xa vời mà giờ đây khách đường xa lại càng xa xôi diệu vời mà gắn với nó là “mơ” lại càng hư ảo. Có phải những hình bóng ấy dù đẹp nhưng nó vẫn thuộc về thế giới ngoài kia của quá khứ và với thi sĩ nó chỉ hiện hữu bằng một giấc mơ dài. Hàn Mặc Tử với mong muốn gặp được khách, gặp được giai nhân nhưng mong muốn ấy của ông sẽ không trở thành hiện thực bởi chỉ trong mơ ông mới dám mơ ước về điều ấy.

    Ở câu thơ thứ hai thì “áo em trắng quá”. Từ “quá” chung sắc thái biểu cảm tiếng kêu phát hiện trầm trồ ngỡ ngàng về vẻ đẹp giai nhân hiện hữu. Sắc trắng hiện ra không ít hai lần: trong văn học trung đại thì đó là cái trắng tang tóc, cái màu trắng đau thương, buồn dường như nói về sự ra đi, chia tay. Còn trong văn học hiện đại thì đó là một sắc trắng mới, tràn đầy màu sắc và tươi trẻ hơn. Đó là cái trắng tinh khôi, tinh khiết. Quả thực Hàn Mặc Tử đã có một quan niệm mới mẻ, một quan niệm thẩm mĩ cách tân, hiện đại.

    Đó là sắc màu tinh khiết thánh thiện. Nó gắn với một kí ức xa xôi về người con gái gắn với sắc màu tinh khiết “nhìn không ra” cực tả sắc áo vừa gợi vẻ đẹp xa vời khó nắm bắt như thực mà lại như mơ nghĩa là có một nét vè đẹp mà nhà thơ mãi tôn thờ đang tuột dần khỏi tầm tay. Đúng lúc hình bóng giai nhân hiện về rõ nét nhất trong tâm tưởng, lung linh nhất thì lại tuyệt vọng nhất. Nhà thơ mượn giấc mơ nhưng lại nói về cái thực đang diễn ra trong tâm hồn con người.

    Nhưng đến hai câu thơ cuối:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà.”

    Chủ thể trữ tình trở về với thế giới thực của mình từ thế giới ngoài kia đầy xót xa với thực tại đau thương, đầy chia lìa với sự ám ảnh của cái chết:

“Tôi đang còn đây hay ở đâu

Ai đem tôi bỏ xuống trời sâu.”

Bạn nào giúp mình với mai mình nộp r Qua bài thơ hạnh phúc của Thanh Huyền chị hãy viết bài văn trình bày quan niệm của mình về hạnh phúc của tác giả và liên hệ quan niệm về hạnh phúc của bản thân của tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay HẠNH PHÚC Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em hạnh phúc ở trong những điều giản dị trong ngày, trong đêm đừng than phiền cuộc sống nhé em hạnh...
Đọc tiếp
Bạn nào giúp mình với mai mình nộp r Qua bài thơ hạnh phúc của Thanh Huyền chị hãy viết bài văn trình bày quan niệm của mình về hạnh phúc của tác giả và liên hệ quan niệm về hạnh phúc của bản thân của tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay

HẠNH PHÚC
Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em
hạnh phúc ở trong những điều giản dị
trong ngày, trong đêm
đừng than phiền cuộc sống nhé em
hạnh phúc ngay cả khi em khóc
bởi trái tim buồn là trái tim vui
hạnh phúc bình thường và giản dị lắm
là tiếng xe về mỗi chiều của bố
cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ
chị xới cơm đầy bắt phải ăn no
hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho
là ngọn đèn soi tương lai em sáng
là điểm mười mỗi khi lên bảng
là ánh mắt một người lạ như quen
hạnh phúc là khi mình có một cái tên
vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em
tuổi mười tám còn khờ khạo lắm
đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm
hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường

2
21 tháng 2 2018

Nhà thơ Thanh Huyền trong bài thơ đã từng viết:Hạnh phúc ở trong những điều giản dị . Và đến khi lớn lên, họ bước vào cuộc hành trình đi tìm và khám phá giá trị của hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Làm thế nào để có hạnh phúc?... Xung quanh vấn đề này có rất nhiều câu hỏi được đặt ra và nhiều người đã trăn trở đi tìm câu trả lời cho mình.

Trong cuộc sống, dường như ai cũng mơ ước mình có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Trên bước đường đi tìm giá trị của hạnh phúc, có người đã tìm được câu trả lời và không ít người tìm mãi mà không thấy, dần dần đi vào bế tắc, tuyệt vọng như đi vào con đường không tìm thấy lối ra. Một chàng trai từ lúc sinh ra đã bị nhiễm chất độc màu da cam do người cha di truyền sang, hai chân bị teo không thể đi lại được. Vậy theo các bạn cuộc sống của chàng trai này liệu có được hạnh phúc không? Ngỡ tưởng anh sẽ sống như vậy đến hết cuộc đời. Một điều kì diệu đã đến với anh, một cô gái còn lành lặn đã hiểu, thông cảm, yêu thương và nguyện được gắn bó suốt đời với anh. Câu hỏi được đặt ra, liệu đôi vợ chồng này có sống với nhau hạnh phúc không? Hằng ngày, chồng chở vợ trên chiếc xe ba bánh đi bán rau. Cuộc sống thật bình yên cứ thế trôi qua với những điều giản dị. Nhìn cảnh vợ ôm chồng trên chiếc ghế ba bánh, ai bảo cuộc sống của họ không hạnh phúc. Hạnh phúc đâu phải ở nơi nào đó xa xôi mà nhiều người phải vất vả đi tìm, nó ở ngay những niềm vui rất đỗi bình dị trong đời sống thường nhật của mọi người.

Mọi người thường nói là đi tìm và khám phá giá trị của hạnh phúc, cứ ngỡ rằng hạnh phúc là một cái gì đó cao siêu mà không nhận ra rằng hạnh phúc có ở quanh ta. Hạnh phục không phải trên trời rơi xuống hay được ai ban phát mà nó nằm ngay trong cảm nhận, suy nghĩ và hành động của mỗi ngầm. Tôi hỏi một người bạn, hạnh phúc là gì và bạn tôi đã trả lời: “Hạnh phúc là khi được ôm đứa cháu và cảm thấy ấm áp bình yên trong lòng, hạnh phúc là khi về nhà trò chuyện cùng bố...”. Hạnh phúc thật gián dị phải không các bạn. Nó rất gần gũi với chúng ta, có thể diễn ra ngay trước mắt chúng ta, chỉ tùy thuộc vào cảm nhận của bạn mà thôi. Một cụ già sang đường, bạn chạy tới và đưa cụ qua đường. Sang bên đường cụ già nói cảm ơn, bạn cảm thấy vui vui, ấm áp trong lòng khi làm được một việc tết. Đó chẳng phải là một hạnh phúc nho nhỏ ở ngay trong cuộc sống, bạn đâu phải đi tìm.

Hạnh phúc là những điều giản dị, bạn hãy mở lòng mình với mọi người, với cuộc sống, khi đó bạn sẽ thật sự nhận ra được giá trị của hạnh phúc. Cho dù bạn có gặp nỗi buồn lớn đến đâu bạn sẽ có lòng tin để vượt qua vì bạn biết tằng hạnh phúc luôn ở quanh ta. Hạnh phúc chúng ta không thể tóm lấy hay bắt được nó mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận được nó mà thôi. Có thể ở cùng một sự việc bạn cảm thấy hạnh phúc, còn người khác thì không. Con người là một sinh vật kì diệu được tạo ra trên thế gian này, chỉ riêng việc được sinh ra trên đời này đối với mỗi người cũng là niềm hạnh phúc lớn lao rồi. Nhưng nhiều người lại không nhận ra được điều này, không biết trân trọng nó. Hạnh phúc là điều chúng ta muốn vươn tới để có cuộc sống tết đẹp nhưng bạn cũng động nên mơ mộng hãy ảo tưởng về một hạnh phúc toàn mỹ hay xa xôi nào đó mà hãy sống thật với con người mình, biết nâng niu trân trọng những gì mình có biết cảm thông và chia sẻ với mọi người và hãy mở lòng mình đón nhận. Đó chính là hạnh phúc thật sự mà bạn không phải đi tìm.

7 tháng 12 2019

Mỗi chúng ta hãy biết trân trọng hạnh phúc và cố gắng đừng tham lam những điều xa vời với bản thân. Bản thân em sẽ trân trọng những hạnh phúc giản đơn mà mình đang có. Đó là sự yêu thương và được yêu thương của gia đình cũng như mọi người xung quanh!

7 tháng 12 2019

Hạnh phúc không xa mà nó ở ngay trước mắt chúng ta .Hạnh phúc là những điều giản dị mà thân thương nhất. Ta phải biết trân trọng, bảo vệ và ôm ấp nó để hạnh phúc đó mãi mãi sống bên ta .

phân tích bài thơ một nhành xuân của Tố Hửu Năm 20 của thế kỉ 20 Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ. Ồi những ngày xưa… Mưa xứ Huế Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi! Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời Đất lai láng những là nước mắt… Có lẽ vậy thôi… Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt Trên dòng sông mù sương Tôi đã khô như cây sậy bên...
Đọc tiếp

phân tích bài thơ một nhành xuân của Tố Hửu

Năm 20 của thế kỉ 20
Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ.
Ồi những ngày xưa… Mưa xứ Huế
Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi!
Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời
Đất lai láng những là nước mắt…
Có lẽ vậy thôi… Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt
Trên dòng sông mù sương
Tôi đã khô như cây sậy bên đường
Đâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt
Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót
Một tiếng ca lảnh lót cho đời
Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi!

(Một nhành xuân, Tố Hữu)

Câu 1. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
(2.0 điểm)
Câu 2. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh mặt trời và nước mắt trong đoạn thơ.
(2.0 điểm)
Câu 3. Từ nội dung bài thơ ở phần trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu danh ngôn: “Hãy hướng về phía mặt
trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn”.

2
24 tháng 4 2020

Câu 1. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh:
– Mặt trời: Tượng trưng cho tự do/ ánh sáng của lí tưởng/ cuộc sống tươi đẹp.
– Nước mắt: Tượng trưng cho sự thương đau/ mất mát/ nô lệ/ lẩm than/ cuộc sống tối tăm.

24 tháng 4 2020

Năm 20 của thế kỉ 20
Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ.
Ồi những ngày xưa… Mưa xứ Huế
Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi!
Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời
Đất lai láng những là nước mắt…
Có lẽ vậy thôi… Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt
Trên dòng sông mù sương
Tôi đã khô như cây sậy bên đường
Đâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt
Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót
Một tiếng ca lảnh lót cho đời
Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi!

(Một nhành xuân, Tố Hữu)

Câu 1. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (2.0 điểm)

PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 2. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh mặt trời và nước mắt trong đoạn thơ. (2.0 điểm)

Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh:
– Mặt trời: Tượng trưng cho tự do/ ánh sáng của lí tưởng/ cuộc sống tươi đẹp.
– Nước mắt: Tượng trưng cho sự thương đau/ mất mát/ nô lệ/ lẩm than/ cuộc sống tối tăm.
Câu 3. Từ nội dung bài thơ ở phần trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu danh ngôn: “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn”.

*Bạn có thể tham khảo các nội dung sau đây để viết đoạn văn:
– Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu nói.
– Mặt trời: chỉ ánh sáng rực rỡ, vẻ đẹp. Hướng về phía mặt trời: hướng về những điều tốt đẹp. Bóng tối: chỉ những xấu xa, u ám, đen tối.
– Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn: Khi hướng về những điều tốt đẹp, những gì xấu xa, khó khăn, u tối sẽ lùi lại phía sau.
– Ý nghĩa câu nói: Khuyên con người xây dựng thái độ sống lạc quan, tích cực.
– Hướng về những điều tốt đẹp là hướng về lí tưởng, ước mơ, mục đích, việc làm hướng thiện… (Dẫn chứng)
– Khi hướng về những điểu tốt đẹp, con người có động lực, có mục đích, sự phấn chấn, niềm tin, lạc quan,… Đó là sức mạnh giúp họ mau đi đến thành công, đẩy lùi những khó khăn thử thách, nỗi sợ hãi, chán nản, tuyệt vọng. (Dẫn chứng)
– Câu danh ngôn bao hàm một triết lí, một nhân sinh quan đúng đắn: Phải lạc quan tin tưởng ở tương lai, ở mục đích sống tốt đẹp.
+ Phê phán những con người thiếu niềm tin, không dám bước tới để hướng về phía mặt trời – những điểu tốt đẹp. Họ dễ bị nhấn chìm trong bóng đêm của sự thất vọng, sợ hãi, trì trệ…
+ Khẳng định ý nghĩa câu danh ngôn và rút ra bài học cho bản thân.

I. Bài 1 : Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần trăng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như...
Đọc tiếp


I. Bài 1 : Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
( Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục – 2007, tr.29)

1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả
đó.
2. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép điệp được sử dụng trong bốn dòng thơ
đầu.
3. Theo nhà thơ, chuẩn mực của mọi vẻ đẹp là gì? Quan niệm đó được thể hiện ở
những câu thơ nào trong văn bản?
II. Bài 2
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
( Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục – 2007, tr.30)
1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
2. Điệp ngữ “ Ta muốn” lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?
3. Phân tích ý nghĩa biểu đạt của các động từ ôm, riết, say, thâu và các tính từ
chếnh choáng, đã đầy, no nê trong văn bản.

4. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về quan niệm sống của
Xuân Diệu được thể hiện trong văn bản.

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: HỎI Tôi hỏi đất: - Đất sống với đất như thế nào ? - Chúng tôi tôn cao nhau. Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào ? - Chúng tôi làm đầy nhau. Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau. Làm nên những chân trời. Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào ? Tôi hỏi người: - Người...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
HỎI
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào ?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào ?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau.
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?”
(Hữu Thỉnh)

Câu 1: Anh (chị) hãy giúp nhà thơ trả lời câu hỏi trong bài thơ trên bằng một, hai câu
ngắn gọn? (0.5đ)
Câu 2: Hãy nêu thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến cho bạn đọc? (0.5đ)
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản? Tác dụng? (1đ)
Câu 4: Cụm từ “đan vào nhau” có ý nghĩa gì? (0.5đ)
Câu 5: Tại sao nhà thơ lại đặt nhan đề bài thơ là “hỏi”? (0.5đ)
Câu 6: Từ thông điệp của nhà thơ, anh(chị) hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ gì
của mình về lối sống của con người trong xã hội hiện nay? (1đ)

1
10 tháng 3 2020

Câu 1 :

- Con người sống với nhau cần lòng vị tha và tình đoàn kết.

- Nhân ái và đoàn kết là sức mạnh của con người.

- Sống trên đời cần có một tấm lòng: nhân ái, vị tha, đoàn kết.

Câu 2 :

Với các câu trả lời nhắc tới thông điệp của nhà thơ về lối sống vị tha

của con người.

- Nhà thơ khuyên con người xây dựng cho mình lối sống đẹp: nhân

ái, vị tha, đoàn kết.

- Nhà thơ gủi gắm triết lý về lẽ sống cao đẹp.

- Nhà thơ phê phán lối sống cá nhân ích kỉ

Câu 3:

- Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu: Lặp cấu trúc, điệp ngữ, câu

hỏi tu từ

- Tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định sự gắn bó tốt đẹp của con người

bằng tình yêu thương, lòng vị tha, tấm lòng chân thành.

Câu 4:

- Nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, đoàn kết tạo nên sức mạnh.

Câu 5 :

- Niềm băn khoăn, trăn trở của nhà thơ về mối quan hệ giữa con

người với con người trong xã hội hiện nay.

Câu 6 :

- Mặt tích cực trong quan hệ giữa con người với con người: nhiều

con người trong xã hội đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, tình yêu

thương, vị tha họ làm cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn như:

giúp đỡ người nghèo, những người lầm lỡ trở lại hoàn lương…

- Bên cạnh đó còn không ít người mất lương tâm đối xử tàn nhẫn

với con người cả trong gia đình và ngoài xã hội(dẫn chứng)

- Quan điểm cá nhân về cách ứng xử giữa con người với con người.

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi...
Đọc tiếp

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam, SGK Ngữ văn lớp 11 tập một, NXB Giáo dục, trang 95 )
1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )
2. Từ gọi trong câu văn có tác dụng gì? Tìm và chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảnh chiều buông ? (0,5 điểm )
3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )
4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

2
2 tháng 3 2020

1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )

=> Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn:

+ Hình ảnh so sánh độc đáo: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Nghệ thuật tả cảnh: dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối, dùng động tả tĩnh ⟶ sử dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy.

+ Ngôn ngữ: tinh tế, giàu chất thơ

+ Âm điệu: trầm buồn.

- Tác dụng: làm nổi bật nội dung đoạn văn và ngòi bút tài hoa của tác giả.



2 tháng 3 2020

3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )

=> Nội dung của đoạn văn: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên.


4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

=> Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Huyền diệu  (Xuân Diệu)Les parfums, les couleurs et les sons se répondent.Này lắng nghe em khúc nhạc thơmSay người như rượu tối tân hôn;Như hương thấm tận qua xương tuỷ,Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn. Hãy tự buông cho khúc nhạc hườngDẫn vào thế giới của Du DươngNgừng hơi thở lại, xem trong ấyHiển hiện hoa và phảng phất hương… Hãy nghe lẫn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Huyền diệu  (Xuân Diệu)

Les parfums, les couleurs et les sons se répondent.

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn;
Như hương thấm tận qua xương tuỷ,
Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn.

 

Hãy tự buông cho khúc nhạc hường
Dẫn vào thế giới của Du Dương
Ngừng hơi thở lại, xem trong ấy
Hiển hiện hoa và phảng phất hương…

 

Hãy nghe lẫn lộn ghé bên tai
Giọng suối, lời chim, tiếng khóc người;
Hãy uống thơ tan trong khúc nhạc
Ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi…

 

Rồi khi khúc nhạc đã ngừng im
Hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim
Còn cứ run hoài, như chiếc lá
Sau khi trận gió đã im lìm.

(Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941, NXB Văn học, Hà Nội, 2006, tr. 134)

 

Bạn hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ? Nhan đề ấy có ý nghĩa định hướng việc đọc tác phẩm như thế nào?

0