Ruộng bậc thang Sa Pa

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ruộng bậc thang Sa Pa

Tháng 10, một mình một con “ngựa sắt hai bánh” Min-xcơ được tiếng là “khỏe như trâu”, tôi vượt yên ngựa Trung Chải dốc cao tức ngực, hun hút khe sâu, đến thôn Vù Lùng Sung lãng đãng ẩn hiện trong sương trắng dập dềnh, miền đất có “kỳ quan” ruộng bậc thang 121 bậc, nhiều bậc nhất Việt Nam, như chiếc “thang mây” bắc lên lưng trời. Trên độ cao hơn 700 m so với mực nước biển, thôn Vù Lùng Sung nằm chính giữa đỉnh núi cao nhất nơi đây.

Già làng Lò Diếu Chỉn đón khách, niềm nở như người thân lâu ngày gặp lại, câu chuyện nở bung về những tháng ngày gian khổ lập bản. Ngày xa xưa ấy, vùng này không có người ở, bởi “vù luồng” theo tiếng người Dao có nghĩa là “đỉnh rồng”, núi cao chót vót, hoang dã và bí ẩn. Cụ tổ của dòng họ Lò là người đầu tiên dám xung phong lên đây “khai sơn phá thạch” để lập bản. Đứng ở nấc trên cùng của kỳ quan thang mây 121 bậc, tầm mắt bao quát cả một vùng núi non điệp trùng “sóng lúa” ruộng bậc thang, rực lên mầu vàng no ấm. Đang mùa gặt, khắp các sườn núi vang tiếng cười trong trẻo, thoảng trong tiếng kèn lá, khèn môi vui được mùa cơm mới theo điệu dân ca Mông tình tứ. Còn gì vui bằng mùa gặt ruộng bậc thang của người Mông, người Dao, người Hà Nhì ở nơi “đầu non đầu suối”. Phụ nữ gặt đến đâu, đàn ông kéo theo những chiếc “phàn thống” (hòm đựng lúa) được đóng bằng gỗ, hình thang cân lật ngược đến đấy. Họ dùng những chiếc “néo” là hai đoạn gỗ nhỏ, cứng chắc, được kết nối với nhau bằng da con trâu cái già, để ghìm bó lúa đập vào “phàn thống” cho rụng hạt, rồi đóng bao đưa lên lưng ngựa hoặc dùng xe máy chở về nhà.

Em hãy chỉ ra các hình ảnh so sánh có trong đoạn 1 của văn bản

0
9 tháng 5 2022

B(chắc zị)

9 tháng 5 2022

um A chăng :>

13 tháng 7 2023

A. Danh từ

 

Hòn đá và chim ưngTrên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, chim ưng làm tổ. Nó thường đứng cạnh một hòn đá, nhìn những dải mây xa và nhìn xuống biển xanh vời tít tắp dưới sâu. Trò chuyện với chim ưng chỉ có tiếng gió hú qua các khe đá và sóng biển trầm trầm vọng đến.Bỗng một hôm, hòn đá cất tiếng:- Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ra đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng...
Đọc tiếp

Hòn đá và chim ưng
Trên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, chim ưng làm tổ. Nó thường đứng cạnh một hòn đá, nhìn những dải mây xa và nhìn xuống biển xanh vời tít tắp dưới sâu. Trò chuyện với chim ưng chỉ có tiếng gió hú qua các khe đá và sóng biển trầm trầm vọng đến.
Bỗng một hôm, hòn đá cất tiếng:
- Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ra đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi thi bay xuống dưới sâu kia xem ai tới trước.
Chim ưng kinh ngạc hỏi:
- Đá không có cánh, làm sao bay được?
- Được chứ! Ta chỉ nhờ ngươi đẩy mạnh cho ta lao xuống rồi tự ta biết cách bay tiếp để thi tài với ngươi.
Chim ưng lưỡng lự. Hòn đá khích:
- Chẳng lẽ dòng giống ngươi thượng võ là thế mà lại từ chối giúp người khác sao?
Sau một lúc phân vân, chim ưng áp sát thân mình rắn chắc vào hòn đá, ra sức đẩy về phía trước. Hòn đá từ từ chuyển động, lăn cộc cộc vài bước khô khốc, nó reo lên:
- A, ta sắp bay rồi! Nào ngươi hãy cất cánh cùng ta!
Vút một cái, hòn đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh. Chim ưng bay vút, nhưng không sao theo kịp hòn đá. Bị loá mắt vì biển phản chiếu ánh mặt trời, chim ưng dang cánh vọt ngang, vừa bay vừa la lớn:
- Cất cánh bay lên! Cất cánh bay lên! Biển! Biển!
Hòn đá như không nghe thấy, không nhìn thấy, cứ vun vút nhào tới. Một tiếng “ùm” dữ dội, nước biển toé lên. Thế là hết!
Chiều hôm ấy, bay về tổ trên núi cao, thấy vắng bóng hòn đá bạn bè, chim ưng ân hận mãi. Còn hòn đá, nằm sâu dưới đáy biển lạnh và tối mịt, thoạt đầu nó rất tự đắc là đã thắng chim ưng nhưng sau đó nó hoảng sợ, muốn trở về ngọn núi mẹ yêu quý mà không thể được.
Theo Vũ Tú Nam

Câu 1. Chim ưng và hòn đá ở đâu? *

A. Trên đỉnh ngọn núi cao ngất cạnh bờ biển

B.Trên ngọn núi có những dải mây bay phía dưới

C. Trong tổ, trên một ngọn cây cao ngất

Câu 2. Trò chuyện với chim ưng có: *

A. Gió và sóng biển

B. Hòn đá, sóng biển

C. Mây, sóng

Câu 3. Hòn đá đề nghị chim ưng điều gì? *

A. Đẩy nó để nó lăn xuống biển

B. Cùng nó bay xuống biển xanh

C. Bay thi xuống biển với nó

4
1 tháng 4 2022

giúp mình với

 

1 tháng 4 2022

Câu 1:A

Câu2:B

Câu3:B

Hòn đá và chim ưngTrên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, chim ưng làm tổ. Nó thường đứng cạnh một hòn đá, nhìn những dải mây xa và nhìn xuống biển xanh vời tít tắp dưới sâu. Trò chuyện với chim ưng chỉ có tiếng gió hú qua các khe đá và sóng biển trầm trầm vọng đến.Bỗng một hôm, hòn đá cất tiếng:- Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ra đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng...
Đọc tiếp

Hòn đá và chim ưng
Trên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, chim ưng làm tổ. Nó thường đứng cạnh một hòn đá, nhìn những dải mây xa và nhìn xuống biển xanh vời tít tắp dưới sâu. Trò chuyện với chim ưng chỉ có tiếng gió hú qua các khe đá và sóng biển trầm trầm vọng đến.
Bỗng một hôm, hòn đá cất tiếng:
- Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ra đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi thi bay xuống dưới sâu kia xem ai tới trước.
Chim ưng kinh ngạc hỏi:
- Đá không có cánh, làm sao bay được?
- Được chứ! Ta chỉ nhờ ngươi đẩy mạnh cho ta lao xuống rồi tự ta biết cách bay tiếp để thi tài với ngươi.
Chim ưng lưỡng lự. Hòn đá khích:
- Chẳng lẽ dòng giống ngươi thượng võ là thế mà lại từ chối giúp người khác sao?
Sau một lúc phân vân, chim ưng áp sát thân mình rắn chắc vào hòn đá, ra sức đẩy về phía trước. Hòn đá từ từ chuyển động, lăn cộc cộc vài bước khô khốc, nó reo lên:
- A, ta sắp bay rồi! Nào ngươi hãy cất cánh cùng ta!
Vút một cái, hòn đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh. Chim ưng bay vút, nhưng không sao theo kịp hòn đá. Bị loá mắt vì biển phản chiếu ánh mặt trời, chim ưng dang cánh vọt ngang, vừa bay vừa la lớn:
- Cất cánh bay lên! Cất cánh bay lên! Biển! Biển!
Hòn đá như không nghe thấy, không nhìn thấy, cứ vun vút nhào tới. Một tiếng “ùm” dữ dội, nước biển toé lên. Thế là hết!
Chiều hôm ấy, bay về tổ trên núi cao, thấy vắng bóng hòn đá bạn bè, chim ưng ân hận mãi. Còn hòn đá, nằm sâu dưới đáy biển lạnh và tối mịt, thoạt đầu nó rất tự đắc là đã thắng chim ưng nhưng sau đó nó hoảng sợ, muốn trở về ngọn núi mẹ yêu quý mà không thể được.
Theo Vũ Tú Nam

Câu 4. Tâm trạng của hòn đá và chim ưng sau cuộc “thi bay” xuống biển như thế nào? *

A. Hòn đá sung sướng vì thắng cuộc, chim ưng buồn rầu vì thua cuộc

B. Hòn đá sung sướng vì nó biết bay, chim ưng vui vì đã giúp bạn

C. Cả hai đều buồn, chim ưng mất một người bạn, hòn đá phải nằm nơi tối tăm

Câu 5. Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên chúng ta điều gì? *

A. Phải biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè

B. Phải biết trò chuyện hỏi thăm bạn bè

C. Cần suy nghĩ kĩ trước khi hành động để không phải ân hận.

Câu 6. Trạng ngữ trong câu “Sau một lúc phân vân, chim ưng áp sát thân mình rắn chắc vào hòn đá, ra sức đẩy về phía trước.” là: *

A. Sau một lúc phân vân

B. Sau một lúc phân vân, hòn đá

C. Sau một lúc phân vân, hòn đá, phía trước

3
1 tháng 4 2022

giúp với 

 

1 tháng 4 2022

Câu 5:C

Câu 6:A

 

8 tháng 6 2021

a.Tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng.

b. (Trên các trảng rộng và xung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh), ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại.

c. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đằm mình vào ánh nắng ban trưa khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó

(...): TN

Đậm: CN

Nghiêng: VN

Đường tuần tra lên chóp Hai ngàn 

Gió vù vù quất ngang cành bứa 

Trông xa nhập nhòe ánh lửa 

Vật vờ đầu súng sương sa 

Cửa gió này người xưa gọi  Ngã ba  

Cắt con suối hai chiều lũ dâng 

Nơi gió Tùng Chinh, Pù moPù xai hội tụ 

Chắn lối mòn trên đỉnh Tùng Chinh. 

21 tháng 2 2022

TL

  • Những từ bị viết sai trong đoạn thơ trên: Hai ngàn, Ngã ba, Pù mo, pù xai

 HT nhé

K hộ mik

Tìm và viết lại 5 đến 7 danh từ riêng có trong bài đọc "Phong cảnh đền Hùng"PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG    Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.      Lăng của các...
Đọc tiếp

Tìm và viết lại 5 đến 7 danh từ riêng có trong bài đọc "Phong cảnh đền Hùng"

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

    Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

      Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở  đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

      Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Theo ĐOÀN MINH TUẤN

 

0