ĐỀ 1:...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 9 2018

a. Từ mượn: Lang Liêu

b. 

5 từ đơn: đúng, bèn, chọn, làm, dùng, vườn, nấu, thật, nhừ...

5 từ phức: tỉnh dậy, mừng thầm, ngẫm nghĩ, thứ gạo nếp, thơm lừng, trắng tinh,...

Cho đoạn văn sau:“ Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên và đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

“ Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên và đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng trông rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy đang làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng…”

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 2:  Đoạn trích trên được viết theo thể loại gì? Em hãy nêu khái niệm của thể loại đó?

Câu 3:  Câu văn: “Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy đang làm việc” đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 4: Bằng một đoạn văn ngắn từ 4-5 dòng em hãy nêu cảm nghĩ của mình về nhân vật Dế Mèn. Trong đoạn văn có sử dụng một câu mở rộng thành phần vị ngữ ( gạch chân và chú thích)

0
13 tháng 11 2016

(*) Khái niệm về đoạn văn :
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
- Về hình thức: Được bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
- Về nội dung: Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
(*)Cách xây dựng đoạn văn:
Trước khi đi vào vấn đề chính , mình xin nêu khái niệm về câu chủ đề trước để các bạn hiểu những phần sau mình viết .
* Khái niệm về câu chủ đề :
Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
* Tìm hiểu về các đoạn văn :
- Khái niệm đoạn văn song hành :
Các câu bình đẳng nhau về mặt ý nghĩa, cùng tập trung thể hiện một chủ đề.
- Khái niệm đoạn văn diễn dịch :

Có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn . Các câu sau tập trung làm sáng rõ cho câu chủ đề.
Câu chủ đề ~~~~> Luận điểm 1 , luận điểm 2 , luận điểm 3 ... luận điểm n

- Khái niệm đoạn văn quy nạp :
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn các câu đặt trước có nhiệm vụ triển khai theo câu chủ đề đó
Có thể hiểu rõ hon theo sơ đồ sau
Luận điểm 1 , luận điểm 2 , luận điểm 3 ....luận điểm n -------------> Câu chủ đề

- Khái niệm về đoạn văn tổng- phân- hợp:
Đoạn tổng- phân- hợp là đoạn nghị luận có cách triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm. Qua mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn.
- Khái niệm đoạn văn móc xích :
Triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý câu trước, luận cứ của câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu sau và cứ như thế đến hết đoạn.

Chúc bn hok tốt ok!

13 tháng 11 2016

cái này dễ thui màkhiuhiu

18 tháng 4 2017

có ai trả lời giùm mik và Miyaki Vũ ko?

11 tháng 8 2017

1)_____DÀN Ý
1 MB
giới thiệu quang cảnh đầm sen vào mùa hoa nở
2 TB
* tả thiên nhiên
- trời
- mây
- gió ...
* tả bao quát: mùa hè đã đến, hoa sen bắt đầu nở. Đầm sen quê em không rộng lắm , nhưng nhìn từ xa nó như 1 tấm thảm hoa thật đẹp
* tả chi tiết
- lá sen : che kín mặt đầm, có cái lá xoè rộnh như cái mâm nằm trên mạt nước , có những chiếc lá vươn cao như chiếc dù màu xanh
- búp sen: vươn cao khỏi tầm lá xanh thẫm như 2 bàn tay úp vào nhau
- hoa : xoè những cánh hồng tao nhã thấp thoáng trong đám lá xanh mượt còn đọng long lanh những giọt sương đêm. cánh hoa sen rất mềm và mịn. từng lớp cánh được khéo léo sắp sen kẽ , chụm lại với nhau như ánh lửa bập bùng. hoa sen đẹp, một vẻ đẹp giản dị mà đằm thắm.
- tả 1 vài bông hoa sen đã tàn, để lộ đài sen màu xanh ngọc bích và nhị sen vàng óng
* hoạt đọng con người
- hái sen
* giá trị của sen
-lá sen gói xôi ,....làm vị thuốc
-tâm sen dùng làm thuốc chữa bệnh mất ngủ.
- với người dân quê em thì đầm sen còn góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
-hoa sen tượng trưng cho sự cao quý , thanh khiết của con người vn.
* kỉ niệm với đầm sen
-đi hái sen cùng mẹ
- đi ăn trộm sen
Kb : cảm nghĩ của em và nhân xét về đầm sen

Phần I. Đọc lại văn bản “Thánh Gióng” từ đoạn “Giặc đã đến chân núi” đến “Giặc tan vỡ.”                                                  thực hiện các yêu cầu bên dưới:                                                                                               Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc lại văn bản “Thánh Gióng” từ đoạn “Giặc đã đến chân núi” đến “Giặc tan vỡ.”                                                 

thực hiện các yêu cầu bên dưới:

                                                                                               

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thể loại của văn bản là gì?

 

Câu 2.Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

-        

 

Câu 3.Tìm hai từ Hán Việt có trong đoạn văn trên?

Câu 4. Em hiểu hình ảnh so sánh“giặc chết như rạ” có nghĩa là gì?

Câu 5. Phẩm chất đáng quý nào của nhân vật được bộc lộ trong đoạn văn? Qua đó em thấy mình cần phải làm gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước?

Câu 6: Nêu ý nghĩa của chi tiết: “Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.”

 

3

Câu 1 : Đoạn văn trên được trích từ văn bản " Thánh gióng " . Thể loại của văn bản là : truyền thuyết

Câu 2 : Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính là tự sự .

Câu 3 : Hai từ Hán Việt có trong đoạn văn là : Tráng sĩ ; trượng

Câu 4 : Hình ảnh giặc chết như ngả rạ : người ( ở đây là quân giặc ) đổ xuống hàng loạt như người ta cắt thân cây lúa ( rạ ) đổ xuống .

Câu 5 : Phẩm chất đáng quý của nhân vật được bộc lộ qua đoạn văn là : Tinh thần yêu nước của Thánh gióng . Qua đó em thấy mình cần phải chăm ngoan , học giỏi để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước .

Câu 6 : ý nghĩa " Bỗng roi sắt gãy . Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc " là : gióng không chỉ đánh giặc bằng vũ khí hiện đại ( kim loại ) mà bằng cả vũ khí thô sơ , bằng cỏ cây , hoa lá của đất nước .

HT

Câu 1:

Trích từ văn bản "Thánh Gióng". Thuộc thể loại truyền thuyết.

Câu 2:

Tự sự

Câu 3:

Từ : sứ giả , tráng sĩ.

Câu 4:

Hình ảnh so sánh " giặc chết như rạ " thể hiện sức mạnh to lớn của Gióng cũng như là sức mạnh đoàn kết của nhân dân Việt Nam ta đánh bại quân thù nhiều như rạ.

Câu 5:

Trong đoạn văn : Hình ảnh  "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.".

Chúng ta cần:  Yêu nước và em cần phải học hành chăm chỉ để giúp đất nước.    (ý này hơi bị...)

Câu 6:

Ý nghĩa: Gióng ko chỉ dùng những vũ khí bằng kim loại, Gióng còn dùng những vũ khí thô sơ(tre). 

Biết Lí Thông đã hại mình, Thạch Sanh cố tìm lối lên. Đến cuối hang, chàng thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong chiếc cũi sắt; đó chính là thái tử con vua Thủy Tề. Thạch Sanh dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt, cứu thái tử ra. Thái tử thoát nạn, hết lời cảm tạ chàng, mời chàng xuống chơi thủy phủ. Vua Thủy Tề sung sướng được gặp lại con, đãi Thạch Sanh rất hậu. Khi...
Đọc tiếp

Biết Lí Thông đã hại mình, Thạch Sanh cố tìm lối lên. Đến cuối hang, chàng thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong chiếc cũi sắt; đó chính là thái tử con vua Thủy Tề. Thạch Sanh dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt, cứu thái tử ra. Thái tử thoát nạn, hết lời cảm tạ chàng, mời chàng xuống chơi thủy phủ. Vua Thủy Tề sung sướng được gặp lại con, đãi Thạch Sanh rất hậu. Khi chàng về, vua biếu nhiều vàng bạc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin một cây đàn. Chàng trở về gốc đa .”    

 

Câu 1: Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào? Nêu tên một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn 6 cùng thể loại với văn bản trên?

Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?

Câu 3: Giải nghĩa từ “Thái tử” có trong đoạn trích.

Câu 4: Hãy xác định từ đơn, từ ghép trong cụm từ: chỉ xin một cây đàn.

Câu 5: Chỉ ra hai cụm động từ trong các cụm từ sau: cố tìm lối lên, rất hậu, lại trở về gốc đa, một chàng trai khôi ngô tuấn tú.

Câu 6: Chi tiết: “Khi chàng về, vua biếu nhiều vàng bạc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin một cây đàn” cho thấy nét đẹp nào trong con người Thạch Sanh?

Câu 7: Viết đoạn văn ít nhất 10 câu nêu suy nghĩ của em về phẩm chất khiêm tốn của con người.

0
Cho đoạn văn sau:“ Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành động bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruông đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước ".Câu 1...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

“ Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành động bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruông đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước ".

Câu 1 . Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?

Câu 2 . Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 3 . Các từ in đậm trong đoạn trích thuộc kiểu cấu tạo từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ ấy trong đoạn trích?

Câu 4 . Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?

Câu 5 . Viết đoạn văn 10 câu trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay. Đoạn văn có sử dụng 1 từ láy (gạch chân, chú thích từ láy).

4
16 tháng 10 2021

Vb Sơn Tinh Thủy Tinh

Tự sự

Câu cn lại luk ôn thi xog a quên hết r

16 tháng 10 2021

câu 1 văn bản sơn tinh thủy tinh

câu 2 tự sự và miêu tả

câu 3 từ láy tăng sức hấp dẫn cho câu văn

câu 4 người xưa đã giải thích rằng do thủy tinh đều kéo quân đến đánh sơn tinh nên có quy luật thiên nhiên này 

Phần I: Đọc – hiểu.Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:            “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt,...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – hiểu.

Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

            Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”

                                                                                     (Ngữ văn 6- tập 1, trang 12)

Câu 1: Đoạn truyện trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Đoạn truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy?

Câu 3: Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”.

Trong các câu trên, chỉ ra các chi tiết miêu tả Dế Mèn khiến em liên tưởng tới đặc điểm của con người. Lối miêu tả này thường được sử dụng ở loại truyện nào?

Câu 4: Xác định và nêu tác dụng của các phép so sánh được sử dụng trong đoạn truyện trên.

Phần II: Tập làm văn.

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) ghi lại và giải thích những điều em thích hoặc không thích trong cách Dế Mèn tự miêu tả, đánh giá về bản thân qua đoạn truyện ở phần  I. Đọc- hiểu. Trong đoạn văn có sử dụng 2 từ láy. Gạch chân các từ láy em đã dùng.

            Câu 2: Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 trường huyện, được gặp gỡ và học tập với rất nhiều người bạn mới. Hãy viết bài văn giới thiệu về bản thân em với các bạn trong lớp.

 

0
BT2.  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:      “… Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình...
Đọc tiếp

BT2.  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

     “… Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình chốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc. Và nhìn xem! Bạn thấy không, cách đồng lúa mì đằng kia? Mình không ăn bánh mì. Lúa mì chả có ích gì cho mình. Những đồng lúa mì chẳng gợi nhớ gì cho mình cả. Mà như vậy thì buồn quá! Nhưng bạn có mái tóc vàng óng. Nếu bạn cảm hóa mình thì thật là tuyệt vời! Lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn. Và mình sẽ thích tiếng gió trên đồng lúa mì...”

                                           (Trích Hoàng tử bé, Ăng- toan- đơ Xanh-tơ Ê-xu-be-ri)

Câu 1. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Từ “đơn điệu” trong đoạn văn trên thuộc loại từ gì? Giải thích nghĩa của từ này.

Câu 3. Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu văn “Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc”.

Câu 4. Từ đoạn văn và trải nghiệm thực tế của bản thân, theo em cần làm gì để có một tình bạn đẹp. Hãy viết một đoạn văn từ 5- 7 câu.

2
28 tháng 2 2022

Câu 1: Cáo nói với Hoàng từ bé khi Hoàng tử bé đến Trái đất 

Câu 2: 

Đơn điệu: Vòng quay lặp đi lặp lại liên tục

Con cáo cảm thấy cuộc sống của mình thật đơn điệu vì cáo săn gà, con người săn cáo. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau.

Câu 3:

So sánh "ước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang" với "tiếng nhạc"

Tác dụng:

Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn

Nhấn mạnh điều tuyệt đẹp mà Hoàng tử bé mang đến cho Cáo, giúp Cáo thấy được sự tươi đẹp và rộn ràng, háo hức với cuộc sống.

Câu 4:

Nếu được hoàng tử bé cảm hóa, cuộc sống của cáo sẽ thay đổi: Vui tươi, rộn ràng, ý nghĩa và giá trị hơn. 

ý nghĩa của tình bạn được thể hiện ở chỗ ta sẽ đồng hành cùng bạn, làm bạn tốt hơn, vui hơn và thấy được hạnh phúc hơn. Chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của bạn, cùng bạn sẻ chia..

Câu 5:

Con cáo trong đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Cáo là con vật ngoài đời thì nguy hiểm nhưng nó lại thật gần gũi, thân thiện trong trang văn của Ăng toan đơ. Cáo đã trò chuyện với Hoàng tử bé như người bạn thân và tình bạn diệu kì giữa Hoàng tử bé và cáo nở rộ giúp ta thêm hiểu, thêm trân trọng giá trị của tình bạn. Cáo có khao khát được cảm hóa. Khao khát của cáo là khao khát đẹp, chân thành và cũng thật đáng trân trọng. Chúng ta có thể thấy được sự thay đổi trong Cáo trong cuộc nói chuyện với Hoàng tử bé. Nó không phải chú cáo độc ác hay sống một đời nhàm chán, lặp đi lặp lại. Nó có khao khát sự sống đẹp và ý nghĩa. Ở cáo, bạn đọc còn thấy được phần nào hình ảnh người bạn chân thành, dễ mến. 

28 tháng 2 2022

nhanh thế

Họ tên: ………………………...Lớp: …………… KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: TIẾNG VIỆTThời gian: 45’I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau. c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền...
Đọc tiếp

Họ tên: ………………………...

Lớp: ……………

 

KIỂM TRA 1 TIẾT

 

MÔN: TIẾNG VIỆT

Thời gian: 45’

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM

Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.

1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?

a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau.

c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B)

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

II/ PHẦN TỰ LUẬN: (1,5đ)

Nhân hóa là gì? Cho ví dụ minh họa? Có mấy kiểu nhân hóa, kể tên?

III/ PHẦN BÀI TẬP: (2,5đ)

1/ Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ là gì? (Kiểu hoán dụ) (1đ)

a/ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (Hồ Chí Minh)

b/ Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người. (Hồ Chí Minh)

2/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết mỗi vị ngữ có cấu tạo như thế nào? (Là động từ, cụm động từ, tính từ …) (1đ)

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

3/ Đặt 2 câu theo yêu cầu sau: (0,5đ)

a/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? để kể lại việc tốt em mới làm được.

b/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Như thế nào? để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp em.

9
6 tháng 11 2016

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? “Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V ( lý thuyết trong SGK )

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. ( xem lại đề bài zùm mình nhé! )

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B) ( lý thuyết trong SGK )

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

6 tháng 11 2016

nhìn hao cả mắt