Chuyện về một bữa sáng

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chuyện về một bữa sáng

“Con hẻm đối diện một trường đại học, sáng nào cũng khá ồn ào. Trong hẻm người ta bán đồ ăn sáng, có đủ loại: cơm tấm, hủ tiếu, phở, xôi, bánh mì... Tùy nghề nghiệp, sở thích, túi tiền mà mỗi người có sự lựa chọn khác nhau...

Sáng nào tôi cũng thấy có hai sinh viên, chắc là bạn cùng phòng trọ, ra đầu hẻm mua bánh mì. Họ học trường đại học bên kia đường. Áo đồng phục, một tay xách cặp, tay kia cầm ổ bánh mì, họ cùng qua đường, khuất trong làn xe ngược xuôi tất bật.

"Bữa sáng là bữa của vua...". Tivi cũng tuyên truyền rằng mọi người nên ăn sáng để lấy sức lực cho một ngày làm việc, lao động, học tập vất vả. Tôi vốn quen dậy trễ, ăn sáng vội vàng, qua loa, cốt để xế trưa mắt không hoa, bụng không đói. Bữa sáng chỉ có thế, thành một thói quen, một nhu cầu hay đơn giản chỉ vì sợ không ăn sáng sẽ bị mẹ mắng.

Một sáng nọ tôi dậy sớm, thủng thẳng ra đầu hẻm mua bánh mì. Thành phố buổi sáng không khí còn thoáng mát, nắng chỉ mới khẽ chạm chân lên những tán lá, nhẹ nhàng như vỗ về ai. Lại thấy hai sinh viên từ trong hẻm đi ra. Họ dừng lại bên xe bánh mì. Nhưng một cậu hơi lúng túng: "Cậu mua đi. Tớ không ăn đâu". Cậu kia ngạc nhiên: "Sao lại thế?". Rồi như chợt nhớ ra, cậu "à" lên một tiếng. Nhận thấy ổ bánh của mình, cậu nhanh nhẹn bẻ ra làm đôi và đưa một nửa cho bạn: "Chia đôi nhé! Hạt muối bé tí khi cần còn xẻ đôi được, huống chi ổ bánh to đùng này". Cậu nháy mắt, cười hồn nhiên.

Hai người, vẫn áo đồng phục, tay xách cặp, mỗi người cầm nửa ổ bánh, sánh vai nhau qua đường. Tôi bồi hồi trông theo. Nếu như lúc nãy cậu sinh viên kia không bẻ đôi ổ bánh mì cho bạn mà bỏ tiền mua thêm một ổ khác, có lẽ tôi đã không ngơ ngẩn đến vậy. Ánh mắt ấm áp, nụ cười gần gũi ấy đã gửi lại một điều gì đó khiến bữa sáng tưởng quen bỗng hóa lạ lùng, tôi như vừa khám phá một điều gì bấy lâu nay mình chưa từng nghĩ đến.

Cũng một bữa ăn sáng, có người chỉ no bụng, có kẻ lại ấm lòng”.

  (Theo https://vndoc.com bài viết 5 câu chuyện hay, cực kì ý nghĩa về tình bạn)

Câu 1: Văn bản trên được kể theo ngôi nào?

A.             Ngôi thứ nhất

B.             Ngôi thứ hai

C.             Ngôi thứ ba

D.             Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 2: Những phép tu từ được sử dụng trong câu “Thành phố buổi sáng không khí còn thoáng mát, nắng chỉ mới khẽ chạm chân lên những tán lá, nhẹ nhàng như vỗ về ai” là:

A.             Ẩn dụ

B.             Hoán dụ

C.             Nhân hóa

D.             Liệt kê

Câu 3: Tác giả ngụ ý điều gì khi kể rằng sáng nào cũng thấy hai bạn sinh viên cùng mua bánh mì ở đầu hẻm, cùng nhau đi học, khuất trong làn xe tất bật?

A.             Hai sinh viên rất thích ăn bánh mì vào bữa sáng

B.             Hai sinh viên cùng phòng trọ nên giờ giấc sinh hoạt giống nhau

C.             Hai sinh viên là những người bạn khá gắn bó

D.             Hai sinh viên có thói quen ăn sáng qua loa giống tác giả.

Câu 4: Theo em, cậu sinh viên trong đoạn văn “Họ dừng lại bên xe bánh mì. Nhưng một cậu hơi lúng túng: "Cậu mua đi. Tớ không ăn đâu". Cậu kia ngạc nhiên: "Sao lại thế?". Rồi như chợt nhớ ra, cậu "à" lên một tiếng” chợt nhớ ra điều gì?

A.             Bạn của mình hôm nay không muốn ăn sáng.

B.             Bạn của mình đang khó khăn về chi phí sinh hoạt.

C.             Bạn của mình muốn đổi món cho bữa sáng không bị lặp lại.

D.             Bạn của mình muốn mua đồ ăn sáng giàu dinh dưỡng hơn.

Câu 5: Dòng nào không nêu lên thông điệp của văn bản?

A.             Bữa sáng rất quan trọng, cần ăn uống đủ chất

B.             Cuộc sống sẽ đẹp hơn khi chúng ta biết yêu thương và sẻ chia.

C.             Bạn tốt là người ở bên ta, cùng sẻ chia hạnh phúc cũng như khó khăn

D.             Tình yêu thương có sức mạnh lan tỏa, thắp sáng trái tim người khác.

Câu 6: Giải nghĩa các từ “lúng túng”, “bồi hồi”, “ngẩn ngơ”, các từ trên thuộc loại từ nào xét về cấu tạo? Đặt câu có sử dụng một trong các từ trên.

Câu 7: Theo em vì sao tác giả lại nói “Nếu như lúc nãy cậu sinh viên kia không bẻ đôi ổ bánh mì cho bạn mà bỏ tiền mua thêm một ổ khác, có lẽ tôi đã không ngơ ngẩn đến vậy”? 

0
11 tháng 12 2021
A nha bạn Chúc bạn học tốt Tích cho mình nha
11 tháng 12 2021
A nha bạn chúc bạn học và đạt thành tích tốt nhé
10. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý của cụm từ “hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần” trong câu: “…tình cha tôi đối với tôi và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.” ?A. Hai thế hệ là cha mẹ; cùng một tấm lòng, một tinh thần là thương yêu, chăm sóc con cái và việc học hành.B. Hai thế hệ là...
Đọc tiếp

10. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý của cụm từ “hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần” trong câu: “…tình cha tôi đối với tôi và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.” ?

A. Hai thế hệ là cha mẹ; cùng một tấm lòng, một tinh thần là thương yêu, chăm sóc con cái và việc học hành.

B. Hai thế hệ là cha mẹ và con cái; cùng một tấm lòng, một tinh thần là thương yêu, chăm sóc con cái và việc học hành.

C. Hai thế hệ là ông bà và cha mẹ; cùng một tấm lòng, một tinh thần là thương yêu, chăm sóc con cái và việc học hành.

D. Hai thế hệ là ông bà và cháu chắt; cùng một tấm lòng, một tinh thần là thương yêu, chăm sóc con cái và việc học hành.

1
11 tháng 12 2021
A nha bạn Chúc bạn học tốt
IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢOBT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng,...
Đọc tiếp

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO

BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

0
BT2.  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:      “… Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình...
Đọc tiếp

BT2.  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

     “… Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình chốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc. Và nhìn xem! Bạn thấy không, cách đồng lúa mì đằng kia? Mình không ăn bánh mì. Lúa mì chả có ích gì cho mình. Những đồng lúa mì chẳng gợi nhớ gì cho mình cả. Mà như vậy thì buồn quá! Nhưng bạn có mái tóc vàng óng. Nếu bạn cảm hóa mình thì thật là tuyệt vời! Lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn. Và mình sẽ thích tiếng gió trên đồng lúa mì...”

                                           (Trích Hoàng tử bé, Ăng- toan- đơ Xanh-tơ Ê-xu-be-ri)

Câu 1. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Từ “đơn điệu” trong đoạn văn trên thuộc loại từ gì? Giải thích nghĩa của từ này.

Câu 3. Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu văn “Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc”.

Câu 4. Từ đoạn văn và trải nghiệm thực tế của bản thân, theo em cần làm gì để có một tình bạn đẹp. Hãy viết một đoạn văn từ 5- 7 câu.

2
28 tháng 2 2022

Câu 1: Cáo nói với Hoàng từ bé khi Hoàng tử bé đến Trái đất 

Câu 2: 

Đơn điệu: Vòng quay lặp đi lặp lại liên tục

Con cáo cảm thấy cuộc sống của mình thật đơn điệu vì cáo săn gà, con người săn cáo. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau.

Câu 3:

So sánh "ước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang" với "tiếng nhạc"

Tác dụng:

Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn

Nhấn mạnh điều tuyệt đẹp mà Hoàng tử bé mang đến cho Cáo, giúp Cáo thấy được sự tươi đẹp và rộn ràng, háo hức với cuộc sống.

Câu 4:

Nếu được hoàng tử bé cảm hóa, cuộc sống của cáo sẽ thay đổi: Vui tươi, rộn ràng, ý nghĩa và giá trị hơn. 

ý nghĩa của tình bạn được thể hiện ở chỗ ta sẽ đồng hành cùng bạn, làm bạn tốt hơn, vui hơn và thấy được hạnh phúc hơn. Chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của bạn, cùng bạn sẻ chia..

Câu 5:

Con cáo trong đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Cáo là con vật ngoài đời thì nguy hiểm nhưng nó lại thật gần gũi, thân thiện trong trang văn của Ăng toan đơ. Cáo đã trò chuyện với Hoàng tử bé như người bạn thân và tình bạn diệu kì giữa Hoàng tử bé và cáo nở rộ giúp ta thêm hiểu, thêm trân trọng giá trị của tình bạn. Cáo có khao khát được cảm hóa. Khao khát của cáo là khao khát đẹp, chân thành và cũng thật đáng trân trọng. Chúng ta có thể thấy được sự thay đổi trong Cáo trong cuộc nói chuyện với Hoàng tử bé. Nó không phải chú cáo độc ác hay sống một đời nhàm chán, lặp đi lặp lại. Nó có khao khát sự sống đẹp và ý nghĩa. Ở cáo, bạn đọc còn thấy được phần nào hình ảnh người bạn chân thành, dễ mến. 

28 tháng 2 2022

nhanh thế

Ngày xưa một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong-châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy tiếng "Cao" làm tên họ.Hai anh em lớn lên thì cha mẹ nối nhau qua đời. Cả anh lẫn em quyến...
Đọc tiếp

Ngày xưa một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong-châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy tiếng "Cao" làm tên họ.

Hai anh em lớn lên thì cha mẹ nối nhau qua đời. Cả anh lẫn em quyến luyến nhau không chịu rời nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu. Nhưng khi Tân đến theo học thì Lang không chịu ở nhà một mình, chàng cũng cố xin cùng được học với anh một thể. Nhà họ Lưu có một cô con gái cũng cùng lứa tuổi với họ. Để tìm hiểu người nào là anh người nào là em, một hôm cô gái họ Lưu bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng thấy người này nhường cháo cho người kia ăn. Nàng lẩm bẩm: - ''À, ra anh chàng vui tính kia là anh!".

Từ đó giữa Tân và cô gái có nhiều cuộc gặp gỡ. Tình yêu giữa hai người mỗi ngày một khăng khít. Thấy thế, đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung.

Từ ngày lấy vợ, Tân tuy vẫn chiều chuộng em nhưng không âu yếm em như trước nữa. Trước kia Lang thường được anh chăm sóc nhưng bây giờ thì chàng có nhiều ngày cô đơn. Lang nhận thấy nhiều khi Tân muốn lánh mình. - ''Phải rồi, anh ấy mê vợ quên ta". Trong lòng Lang đầy chán nản buồn bực.

Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước. Chàng vừa bỏ chân lên ngưỡng cửa thì vợ Tân từ trong buồng chạy ra ôm chầm lấy mình. Lang kêu lên. Cái nhầm của chị dâu làm cho cả hai người cùng ngượng nghịu xấu hổ. Giữa lúc đó thì Tân bước vào nhà. Từ đây Lang lại biết thêm một tính tình mới của anh. Tân ghen em. Cái ghen làm tăng thêm sự hững hờ của Tân đối với chàng. Lang vừa giận vừa thẹn. Chàng muốn bỏ nhà ra đi cho bõ ghét. Một hôm trời mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành. Chàng cứ theo con đường mòn đi mãi, trong lòng đầy bực bội oán trách. Đi luôn mấy ngày đường, Lang tới bờ một con sông lớn. Thấy nước chảy xiết, chàng lấy làm ngại ngùng. Xung quanh không nghe qua một tiếng gà gáy chó sủa. Nhưng Lang quyết không chịu trở lại. Lang ngồi cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang chỉ còn là một cái xác không hồn. Chàng đã hóa đá.

Tân thấy mất hút em thoạt đầu không để ý. Mãi sau vẫn không thấy em về, Tân bổ đi tìm các nhà quen nhưng cũng không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng lấy làm hối hận. Hôm sau nữa, cũng không thấy về, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Sau mấy ngày, chàng đã đến bờ một con sông rộng. Không có cách gì qua được Tân đi men dọc sông, cuối cùng thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến lúc chỉ còn có tiếng nước cuồn cuộn chảy dưới bờ mà thôi. Tân chết và hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá.

Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nhưng cuối cùng  con sông nọ cũng ngăn cản bước chân của nàng. Người đàn bà ấy ngồi lại bên cạnh cây, khóc cạn cả nước mắt. Và sau đó nàng chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia.

Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ chỉ còn biết dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu "anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa".

Về sau, một năm nọ trời làm hạn hán rất dữ. Mọi cây cỏ đều khô héo cả. Duy hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu là vẫn xanh mượt. Mọi người cho là linh dị. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, vua hơi ngạc nhiên vì cảnh lạ cây lạ:

- "Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ?".

Để trả lời câu hỏi của vua, Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi. Hùng Vương càng nghe, không ngăn được sự cảm động. Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ. Đoạn, vua sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi: nó vừa ngon ngọt, vừa thơm cay.

Tự nhiên có một viên quan hầu kêu lên: - "Trời ơi! Máu!" Mọi người giãn ra kinh ngạc. Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó một khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì bỗng người thấy nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo:

- Thật là linh dị! Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ.

Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại cây ấy. Điều đáng chú ý là luật của nhà vua bắt buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho được ba món: trầu, cau và vôi cho mọi người nhai nhai nhổ nhổ một tý để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai lạt. Vì thế từ đó dân Việt mới có tục ăn trầu.

 

Câu 1. Truyện Sự tích trầu, cau và vôi thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích        B. Truyện đồng thoại              C. Truyền thuyết         D. Thần thoại.

Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?

A. Lời của nhân vật Lang.                  B. Lời của người kể chuyện.

C. Lời của nhân vật Tân                     C. Lời của vua Hùng.

Câu 3. Cô gái họ Lưu đã dùng cách nào để biết được Tân là anh?

A. Nàng để ý cách họ xưng hô với nhau trong bữa ăn.

B. Nàng chỉ để một bát cháo với một đôi đũa trong bữa ăn.

C. Nàng lén nghe họ tranh luận trong bữa ăn.

D. Nàng quan sát trang phục của họ trong bữa ăn.

Câu 4. Điều gì khiến vua Hùng cảm động khi nghe các cụ già kể chuyện về ba nhân vật Tân, Lang và cô gái họ Lưu?

A. Số phận oan khuất của ba nhân vật.                     

B. Trí tuệ hơn người của ba nhân vật.                       

C. Tình cảm gắn bó giữa ba nhân vật.

D. Tình cảm của dân làng với ba nhân vật.

Câu 5. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích trầu, cau và vôi ?

A. Truyện giải thích các hiện tượng thiên nhiên.

B. Truyện ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt.

C. Truyện giải thích nguồn gốc tục ăn trầu của người Việt.

D. Truyện thể hiện sự cảm thương cho số phận người phụ nữ.

Câu 6. Chỉ ra thành phần trạng ngữ trong câu sau:

- Trước hòn đá và hai cây lạ, họ chỉ còn biết dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông.

- Để trả lời câu hỏi của vua, Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi.

Câu 7. Tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt trong câu sau:

            Một hôm trời mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành.

Câu 8. Trong truyện Sự tích trầu, cau và vôi, tại sao nhân vật Lang lại bỏ nhà ra đi?

Câu 9. Em có nhận xét gì về sự hóa thân (thành đá, cau, trầu) của mỗi nhân vật trong tác phẩm?

Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm

 

0
TRUYỆN “CÂY KHẾ”Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn. Khi hai anh em lập gia đình, người anh muốn ra ở riêng. Hắn ta nhận hết tất cả nhà cửa ruộng vườn, chỉ để lại cho người em một mảnh đất nhỏ với một cây...
Đọc tiếp

TRUYỆN “CÂY KHẾ”

Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn. Khi hai anh em lập gia đình, người anh muốn ra ở riêng. Hắn ta nhận hết tất cả nhà cửa ruộng vườn, chỉ để lại cho người em một mảnh đất nhỏ với một cây khế. 

          Người em không một lời ca thán, hai vợ chồng dựng lều trên mảnh đất ấy và hết lòng chăm sóc cho cây khế. Trời không phụ lòng người, năm đó cây khế trong vườn rất sai trái, quả nào quả nấy cũng mọng nước và vàng ruộm. Người

em phấn khởi chờ đến ngày đem khế đi bán để lấy tiền đong gạo.

           Nhưng một hôm, có một con chim lạ rất to từ đâu bay tới ăn khế. Thấy chim ăn trái, người em liền cầm lấy một cây gậy để đuổi chim bay đi. Người em nói: 

- Chim ơi, vợ chồng ta chỉ có mỗi cây khế này là tài sản đáng giá. Nay chim đến ăn hết khế của ta rồi, chúng ta lấy gì mà sống.

Bỗng nhiên, con chim cất tiếng nói: 

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Hai vợ chồng người em nghe chim nói tiếng người, cảm thấy vô cùng kỳ lạ, nhưng anh cũng bảo vợ lấy một chiếc áo cũ may chiếc túi ba gang như chim nói. 

Hôm sau chim lại tới ăn khế, ăn xong chim bảo người em cưỡi lên lưng. Chim bay đi rất xa, bay qua một ngọn núi cao, qua một vùng biển rộng. Cuối cùng chim đáp lại một hòn đảo hoang chứa đầy vàng bạc và châu báu. Người em lấy đủ số vàng bạc vào chiếc túi ba gang rồi lại cưỡi trên lưng chim trở về nhà. 

          Từ ngày đó, người em trở nên giàu có, vì tiền bạc nhiều mà ăn cũng chẳng hết, người em lấy một số ra để giúp đỡ những người nghèo trong vùng. Ai ai cũng yêu quý người em vì tính tình tốt bụng lại biết giúp đỡ người.

          Người anh thấy người em giàu có bất thường nên mon men sang hỏi chuyện. Người em thực thà kể lại cho anh nghe câu chuyện mình được chim thần chở đi lấy vàng ở hòn đảo nọ. Nghe xong, lòng tham nổi lên, anh ta đòi đổi toàn bộ gia tài lấy mảnh vườn và cây khế của người em. Chiều lòng anh, người em cũng bằng lòng.

Vào mùa năm sau, cây khế vẫn tiếp tục sai trái. Một hôm, chim lại bay tới để ăn khế, vợ chồng người anh giả nghèo giả khổ khóc lóc kêu than, chim bèn nói: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang theo mà đựng” 

          Người anh mừng quá, giục vợ may túi không phải 3 gang mà là 12 gang để đựng được nhiều vàng.

          Hôm sau chim thần tới đưa người anh đi lấy vàng. Anh ta bị lóa mắt bởi vàng bạc châu báu trên hòn đảo, nhồi đầy túi rồi, người anh còn cố nhét vàng quanh người. Chim giục mãi anh ta mới chịu leo lên lưng chim để trở về.

          Đường thì xa, vàng thì nặng, chẳng mấy chốc chim thần đã thấm mệt. Mấy lần chim bảo người anh vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng anh ta vẫn khăng khăng ôm lấy túi vàng không chịu buông. Khi bay qua biển, bất ngờ có một cơn gió lớn thổi lên, chim không chịu nổi nữa liền nghiêng cánh. Thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi tõm xuống biển.

Trả lời các câu hỏi sau:

1. Thể loại ? Phương thức biểu đạt ?

2. Nhân vật chính là ai ? thuộc kiểu nhân vật nào ? Chủ đề, ý nghĩa của truyện ?

3. Ý nghĩa hình tượng của nhân vật người anh, người em và chim thần ?

4. Sự kiện chính của truyện ?

5. Chỉ ra yếu tố hoang đường, kì ảo trong truyện ? Nêu ý nghĩa của 1 trong các chi tiết ?

6. Qua câu chuyện, em học tập được đức tính tốt đẹp nào của người em và rút ra được kinh nghiệm nào từ người anh ?

 

Mong mn giúp, hứa tick trả mn. Cảm ơn mn nhiều lắm ạ!

1
30 tháng 10 2021

lol d             m                

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi...
Đọc tiếp

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

 

1
20 tháng 12 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm

Câu 2: Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là có ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.

Câu 3: Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người rất đáng thương, biết thương mẹ, biết nhẫn nhục.

Câu 4: Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử thương yêu nhau, đỡ đần, đùm bọc, che chở nhau khỏi giông bão cuộc đời chứ không phải khinh miệt, ruồng rẫy những thành viên đang gặp khó khăn.

Câu 5: Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần nhất là tình thương yêu từ cha mẹ, từ gia đình. Đây là cái tuổi non dại, cần sự che chở, chỉ bảo của người lớn, nhất là những người thân trong gia đình. Như vậy, khi lớn lên, nhân cách của trẻ mới được hoàn thiện một cách tốt nhất. Vì khi nhận được yêu thương thì trẻ sẽ biết thương yêu nhưng khi nhận chê trách thì trẻ sẽ học được sự khinh miệt. Để có cha mẹ hoặc người thân có thời gian bên chúng ta nhiều hơn thì chúng ta vẫn cần cố gắng hết sức phụ giúp hay thấu hiểu cho họ.

5 tháng 12 2021

trong bài nào hả bạn

5 tháng 12 2021

trong bài chuyện về một bữa sáng nhé

Ngọt ngào Tết miền TâyTết miền Tây không ồn ã, không xe cộ đông nghẹt đến khó chịu như Tết Sài Gòn. Nhà nội tôi nép mình bên dòng sông nhỏ, trước nhà là con đường rợp bóng cây xanh, sau nhà là đồng ruộng cò bay la lả. Vụ lúa vừa xong, cây rơm nằm phơi mình trên bãi cỏ, gốc rạ lô nhô gió đưa hương lúa ngạt ngào. Chiều ba mươi, nội lom khom ra trước cửa đợi tôi. Tết quê đơn sơ,...
Đọc tiếp

Ngọt ngào Tết miền Tây

Tết miền Tây không ồn ã, không xe cộ đông nghẹt đến khó chịu như Tết Sài Gòn. Nhà nội tôi nép mình bên dòng sông nhỏ, trước nhà là con đường rợp bóng cây xanh, sau nhà là đồng ruộng cò bay la lả. Vụ lúa vừa xong, cây rơm nằm phơi mình trên bãi cỏ, gốc rạ lô nhô gió đưa hương lúa ngạt ngào. Chiều ba mươi, nội lom khom ra trước cửa đợi tôi. Tết quê đơn sơ, đầm ấm. Đêm cuối năm tôi cùng sắp nhỏ trong nhà ngồi canh nồi bánh tét dưới gốc cây gòn. […]

Ai đi xa có dịp về miền Tây ngày tết để nghe người miền Tây kể chuyện trên đồng, chuyện mấy mươi năm vẫn nỗ lực giữ lại cho mùa xuân dư vị của cổ truyền, của dân tộc. Tết miền Tây đơn sơ, trong nhà thịt mỡ, dưa cải, dưa kiệu, nồi thịt kho tàu, chục bánh tét nhân chuối ngọt lịm nhân mỡ thơm lừng. Đêm giao thừa miền Tây người quê khẽ chúc nhau vài câu tình nghĩa, rằng: sang năm sức khỏe dồi dào, vụ mùa bội thu lúa trổ vàng bông nặng hạt. Mấy năm lạc giữa Sài Gòn, đêm giao thừa tôi đặt lưng xuống giường đã đánh một giấc đến tận sáng mùng một năm mới, hoặc mệt mỏi, hoặc chè chén say mèm cùng đám bạn thân. Giờ về sống giữa quê nhà, đón năm mới trong không khí ấm áp của gia đình nhỏ. Đêm nay tôi thức trọn một đêm, nội lăn xăn nhóm bếp nấu ấm nước sôi pha bình trà sen thơm phức. Chút bánh mứt ngọt ngào, chung trà nóng hổi, mấy khoanh bánh tét mới cắt xếp trong cái đĩa bông hành. Tôi khệ nệ bưng mâm bánh mứt lên bàn thờ, nội đốt hương cúng giao thừa cầu mong năm nay phát tài phát lộc. Đêm giao thừa lòng tôi bình yên. Phía sông sóng vỗ, xa xa, trẻ con đốt đống rơm khô bén lửa nổ lốp bốp nghe vui tai.

Người quê không chuộng bia rượu say mèm, hoặc uống vì nể nhau, chúc nhau, vì nghĩa tình hay nhâm nhi vài li để giải khuây sau một năm dài gánh nhọc nhằn trên cánh đồng sương gió. Chiều xuân, tôi thấy ông bà tôi quần áo tề chỉnh ngồi trên bộ ván gỗ trước nhà. Bà uống trà, ông nếm môi cút rượu. Mứt gừng bà làm từ hồi rằm ít cay, thơm ngon đáo để. Bánh tét, dưa kiệu, mâm ngũ quả chất đầy. Ông kể chuyện đời xưa, về những mùa xuân đã cũ. Rồi cười. Rồi im lặng. Rồi tôi thấy bà kéo khăn rằn thấm nước mắt ngậm ngùi. Chắc bà chạnh lòng khi ông nhắc lại nỗi khó nhọc năm nào mà ông bà đã từng gắng gượng trải qua, bình an là khi hai mái đầu đã bạc. Ngày tết, tôi ngồi bên hiên nhà hóng gió, nhìn đám trẻ con xun xoe trước sân nhà, cây mai phô bày sắc vàng rực rỡ, một chút êm ả tan chảy trong lòng…

Miền Tây của tôi. Tết quê ngọt ngào ấm áp của tôi. Mai về Sài Gòn bạn hỏi tôi nhớ gì, chắc chắn tôi sẽ trả lời rằng tôi nhớ sao tết miền Tây quê mình. Nhớ sao khuôn mặt hiền hậu của bà, giọng nói trầm ấm của ông tôi. Nhớ sao người miền Tây chân chất nghĩa tình dẫu cuộc đời nhọc nhằn vẫn giữ trên môi nụ cười tươi tắn

Chiều nay, ngồi một mình giữa phố suy nghĩ vẩn vơ, tôi nhấc điện thoại lên nhắn tin cho bạn rồi tự mỉm cười: “Năm sau, chúng mình lại về miền Tây ăn tết!”…

 

Câu 1(1 điểm): Xác định thể loại và ngôi kể của văn bản?

Câu 2(1 điểm): Tết miền Tây được tác giả gợi lên qua các chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 3 (1 điểm): Xác định và phân tích cấu tạo cụm danh từ được sử dụng trong câu sau: “Mứt gừng bà làm từ hồi rằm ít cay, thơm ngon đáo để”?

Câu 4 (2 điểm): Theo em, tại sao nhân vật “tôi” lại nói “Mai về Sài Gòn bạn hỏi tôi nhớ gì, chắc chắn tôi sẽ trả lời rằng tôi nhớ sao tết miền Tây quê mình.”? Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về Tết miền Tây?

1
19 tháng 12 2021

sao mà thế vẫn viết được

Ngọt ngào Tết miền TâyTết miền Tây không ồn ã, không xe cộ đông nghẹt đến khó chịu như Tết Sài Gòn. Nhà nội tôi nép mình bên dòng sông nhỏ, trước nhà là con đường rợp bóng cây xanh, sau nhà là đồng ruộng cò bay la lả. Vụ lúa vừa xong, cây rơm nằm phơi mình trên bãi cỏ, gốc rạ lô nhô gió đưa hương lúa ngạt ngào. Chiều ba mươi, nội lom khom ra trước cửa đợi tôi. Tết quê đơn sơ,...
Đọc tiếp

Ngọt ngào Tết miền Tây

Tết miền Tây không ồn ã, không xe cộ đông nghẹt đến khó chịu như Tết Sài Gòn. Nhà nội tôi nép mình bên dòng sông nhỏ, trước nhà là con đường rợp bóng cây xanh, sau nhà là đồng ruộng cò bay la lả. Vụ lúa vừa xong, cây rơm nằm phơi mình trên bãi cỏ, gốc rạ lô nhô gió đưa hương lúa ngạt ngào. Chiều ba mươi, nội lom khom ra trước cửa đợi tôi. Tết quê đơn sơ, đầm ấm. Đêm cuối năm tôi cùng sắp nhỏ trong nhà ngồi canh nồi bánh tét dưới gốc cây gòn. […]

Ai đi xa có dịp về miền Tây ngày tết để nghe người miền Tây kể chuyện trên đồng, chuyện mấy mươi năm vẫn nỗ lực giữ lại cho mùa xuân dư vị của cổ truyền, của dân tộc. Tết miền Tây đơn sơ, trong nhà thịt mỡ, dưa cải, dưa kiệu, nồi thịt kho tàu, chục bánh tét nhân chuối ngọt lịm nhân mỡ thơm lừng. Đêm giao thừa miền Tây người quê khẽ chúc nhau vài câu tình nghĩa, rằng: sang năm sức khỏe dồi dào, vụ mùa bội thu lúa trổ vàng bông nặng hạt. Mấy năm lạc giữa Sài Gòn, đêm giao thừa tôi đặt lưng xuống giường đã đánh một giấc đến tận sáng mùng một năm mới, hoặc mệt mỏi, hoặc chè chén say mèm cùng đám bạn thân. Giờ về sống giữa quê nhà, đón năm mới trong không khí ấm áp của gia đình nhỏ. Đêm nay tôi thức trọn một đêm, nội lăn xăn nhóm bếp nấu ấm nước sôi pha bình trà sen thơm phức. Chút bánh mứt ngọt ngào, chung trà nóng hổi, mấy khoanh bánh tét mới cắt xếp trong cái đĩa bông hành. Tôi khệ nệ bưng mâm bánh mứt lên bàn thờ, nội đốt hương cúng giao thừa cầu mong năm nay phát tài phát lộc. Đêm giao thừa lòng tôi bình yên. Phía sông sóng vỗ, xa xa, trẻ con đốt đống rơm khô bén lửa nổ lốp bốp nghe vui tai.

Người quê không chuộng bia rượu say mèm, hoặc uống vì nể nhau, chúc nhau, vì nghĩa tình hay nhâm nhi vài li để giải khuây sau một năm dài gánh nhọc nhằn trên cánh đồng sương gió. Chiều xuân, tôi thấy ông bà tôi quần áo tề chỉnh ngồi trên bộ ván gỗ trước nhà. Bà uống trà, ông nếm môi cút rượu. Mứt gừng bà làm từ hồi rằm ít cay, thơm ngon đáo để. Bánh tét, dưa kiệu, mâm ngũ quả chất đầy. Ông kể chuyện đời xưa, về những mùa xuân đã cũ. Rồi cười. Rồi im lặng. Rồi tôi thấy bà kéo khăn rằn thấm nước mắt ngậm ngùi. Chắc bà chạnh lòng khi ông nhắc lại nỗi khó nhọc năm nào mà ông bà đã từng gắng gượng trải qua, bình an là khi hai mái đầu đã bạc. Ngày tết, tôi ngồi bên hiên nhà hóng gió, nhìn đám trẻ con xun xoe trước sân nhà, cây mai phô bày sắc vàng rực rỡ, một chút êm ả tan chảy trong lòng…

Miền Tây của tôi. Tết quê ngọt ngào ấm áp của tôi. Mai về Sài Gòn bạn hỏi tôi nhớ gì, chắc chắn tôi sẽ trả lời rằng tôi nhớ sao tết miền Tây quê mình. Nhớ sao khuôn mặt hiền hậu của bà, giọng nói trầm ấm của ông tôi. Nhớ sao người miền Tây chân chất nghĩa tình dẫu cuộc đời nhọc nhằn vẫn giữ trên môi nụ cười tươi tắn

Chiều nay, ngồi một mình giữa phố suy nghĩ vẩn vơ, tôi nhấc điện thoại lên nhắn tin cho bạn rồi tự mỉm cười: “Năm sau, chúng mình lại về miền Tây ăn tết!”…

 

Câu 1(1 điểm): Xác định thể loại và ngôi kể của văn bản?

Câu 2(1 điểm): Tết miền Tây được tác giả gợi lên qua các chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 3 (1 điểm): Xác định và phân tích cấu tạo cụm danh từ được sử dụng trong câu sau: “Mứt gừng bà làm từ hồi rằm ít cay, thơm ngon đáo để”?

Câu 4 (2 điểm): Theo em, tại sao nhân vật “tôi” lại nói “Mai về Sài Gòn bạn hỏi tôi nhớ gì, chắc chắn tôi sẽ trả lời rằng tôi nhớ sao tết miền Tây quê mình.”? Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về Tết miền Tây?

0