MÔN TIẾNG VIỆT

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

MÔN TIẾNG VIỆT

Câu 1.

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

...Đêm xuống, lúc chia tay, Ma-ri-ô định chúc bạn ngủ ngon thì một ngọn sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.

Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. Hai tiếng đồng hồ trôi qua...Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. Quang cảnh thật hỗn loạn.

Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Mặt biển đã yên hơn. Nhưng con tàu vẫn tiếp tục chìm.

Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. Ai đó kêu lên: “Còn chỗ cho một đứa bé.” Hai đứa trẻ sực tỉnh, lao ra.

- Đứa nhỏ thôi! Nặng lắm rồi. – Một người nói.

Nghe thế, Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.

Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: “Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ...”

Nói rồi, cậu ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta thả xuống nước. Người ta nắm tay cô lôi lên xuồng.

Chiếc xuồng bơi ra xa. Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng bên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió. Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu: “Vĩnh biệt Ma-ri-ô!”

(Trích Một vụ đắm tàu, theo A-mi-xi, Tiếng Việt 5, tập hai, NXB Giáo dục,2007,tr )

a. Giải nghĩa từ “tuyệt vọng”. Trong các từ sau, từ nào có yếu tố “tuyệt” đồng nghĩa với yếu tố “tuyệt” trong từ “tuyệt vọng”: tuyệt trần, tuyệt chủng, tuyệt diệu ?

b. Sắp xếp các từ sau theo hai nhóm và gọi tên các nhóm đó: ngọn sóng, chiếc xuồng, cột buồm, mặt biển.

c. Xác định thành phần chính của các câu sau:

- Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng.

- Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng bên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió.

d. Viết đoạn văn (hoặc bài văn ngắn) bày tỏ cảm nhận của em về đoạn trích trên.

Câu 2.  Tìm và nêu tác dụng của (các) biện pháp tu từ có trong các ví dụ sau:

a.

 

Mạ non bầm cấy mấy đon

 

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

 

            Mưa phùn ướt áo tứ thân

 

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

 

                                                 ( Bầm ơi, Tố Hữu )

b.

 

Bầy ong giữ hộ cho người

 

                                     Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

 

                                                         (Hành trình của bầy ong, Nguyễn Đức Mậu)

 

Câu 3.

 

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

 

              Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn?

 

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn

 

              Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?

 

(Ca dao, Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục,2006, tr94)

 

Từ bài ca dao trên, hãy tưởng tượng và kể lại cuộc tranh luận giữa Đèn và Trăng.

1
1 tháng 7 2021

a)tuyệt vọng: mất hết mọi hi vọng, ko còn gì để mong đợi.Từ đồng nghĩa:tuyệt chủng.

b)Xếp theo 2 nhóm đó là:

Nhóm 1:Nói về Biển:ngọn sóng, mặt biển

Nhóm 2:Nói về con tàu:cột buồm, chiếc xuồng.

27 tháng 3 2019

Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.
Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây. Mối già bay thấp, có con bay là là mặt đất. Mối bay ra rất nhiều tưởng như vơ tay lên là bắt được đến vài con mối. Ngoài vườn, mẹ gà cục cục dẫn đàn con tìm nơi ẩn nấp, những chú gà con như những nắm bông vàng chạy lon ton, thỉnh thoảng lại kêu "chiếp chiếp". Gió ngày càng thổi mạnh, bãi mía trước nhà được cơn gió thổi làm lá mía xào xạc như muôn ngàn thiếu nữ đang múa gươm. Bụi cuốn mù trời, lá khô cuốn theo chiều gió chạm xuống đất nghe xào xạc dồn vào một góc sân như một bàn tay vô hình đã quét lại. Ngoài đầu ngõ, những chú kiến hối hả hành quân về tổ mang theo bao nhiêu là thức ăn dự trữ báo hiệu trước một trận mưa rất to sắp đến. Gió thổi mát ơi là mát. Những cọng cỏ gà rung rinh tai nghe ngóng. Đến cả bụi tre đầu ngõ cũng kẽo kẹt đưa võng, lá tre choẽ xuống như những cô thiếu nữ đang ngổi tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi ven bờ ao đu đưa bế những đứa con đầu tròn trọc lốc.
Bỗng chớp loé sáng rực, cả bầu trời như có một chiếc bút kỳ lạ đã vẽ lên bầu trời một nét vẽ thật rõ sáng rồi vụt tắt, ông sấm được thể ra oai ghé xuống sân cười khanh khách, có lúc phát ra những tiếng đùng đoàng như mìn phá đá. Cây dừa vốn thường ngày đứng im lặng ở góc vườn nay thả sức sải tay bơi như những vận động viên đang bơi lội. Những chị mùng tơi ở hàng rào cạnh tường lâu nay uốn éo giờ được nhảy múa hả hê.
Lộp bộp, lộp bộp, trời đã mưa. Trẻ em trong xóm reo lên. Mưa ù ù như xay lúa, mưa sầm sập giọt ngã giọt bay. Nước sùi bọt trắng xoá cả sân. Đất trời mù trắng nước, mưa chéo mặt sân, mùi nước mưa ngai ngái, ngòn ngọt. Mưa rào rào trên mái tôn. mưa bùng nhùng trên các tàu lá chuối, lá khoai. Nước chảy ồ ồ, xối xả. Nước ngập cả sân. Mấy ông cóc cụ nhảy chồm chồm bì bõm trong nước mưa. Nước chảy đục ngầu ngầu, cuồn cuộn dồn về ao, nước mấp mé vườn nhà. Bỗng lóe lên một ánh chớp, sấm kêu "đùng" một cái làm trẻ con trong xóm hét lên một tiếng rõ to. Cây lá trong vườn hả hê run rẩy.
Mưa ngớt dần rồi lạnh hẳn, mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran như đón ông Mặt Trời lại mỉm cười, những tia nắng vàng óng ánh sau những vòm lá bưởi. Bầu trời lại trong xanh và cao như một bàn tay vô hình đã gột rửa sạch những đám mây đen. Tiếng bàn chân chạy lép nhép ngoài đường. Trẻ em trong xóm rủ nhau đi bắt cá rô ngược dòng nước.
Trận mưa rào thật là thích đã đem đến cái không khí trong lành, khoan khoái dễ chịu. Cây cối như vụt lớn hẳn lên, sum suê hơn mọi ngày, cái bể nhà em lại đầy ắp nước mưa.

Chuyện Lương Thế VinhHồi nhỏ Lương Thế Vinh thường trèo bưởi trong vườn. Có lần quả bưởi rơi tõm xuống ao, Vinh hốt hoảng tưởng mất. Không ngờ bưởi lại nổi lên mặt nước và cậu dùng sào khều vào bờ, lấy được.Một lần khác, Vinh cùng các bạn chăn trâu trong làng chơi trò chơi đá bưởi ngoài đồng. Chẳng dè quả bóng bằng bưởi lăn xa rồi rơi tuột xuống cái hố, vừa hẹp, khiến...
Đọc tiếp

Chuyện Lương Thế Vinh

Hồi nhỏ Lương Thế Vinh thường trèo bưởi trong vườn. Có lần quả bưởi rơi tõm xuống ao, Vinh hốt hoảng tưởng mất. Không ngờ bưởi lại nổi lên mặt nước và cậu dùng sào khều vào bờ, lấy được.
Một lần khác, Vinh cùng các bạn chăn trâu trong làng chơi trò chơi đá bưởi ngoài đồng. Chẳng dè quả bóng bằng bưởi lăn xa rồi rơi tuột xuống cái hố, vừa hẹp, khiến bọn trẻ lúng túng, chưa biết làm cách nào để lấy. Vừa lúc có một ông khách đi qua, thấy vậy bèn đố:
- Đứa nào lấy được bưởi lên tao sẽ thưởng!
Trong khi chứng bạn đang loay hoay, đứa thì lấy thừng trâu thắt thòng lọng thả xuống hố để buộc quả bưởi, nhưng bưởi tròn nên cứ tuột hoài, đứa thid chạy về nhà lấy sào để chọc,... Còn Lương Thế Vinh lấy nón chạy đến vũng nước cách đây ko xa, múc nước đổ xuống hố. Vừa làm, cậu còn vừa vui miệng đọc
Bưởi ơi bưởi nghe ta gọi
Đừng làm cao
Đừng trốn tránh
Lên với ta
Vui tiếp nào...!
Chẳng mấy chốc quả bưởi từ từ nổi lên và nằm gọn trong tay Lương Thế Vinh. Ông khách tấm tắc khen ngợi Vinh thông minh, sáng dạ và thưởng cho cậu tiền. Còn chúng bạn, đứa nào đứa nấy đều phục Vinh sát đất và thấy Vinh vừa làm vừa đọc lầm rầm, nên đã đồn đại rằng Vinh biết dùng phép "thần chú" gọi được quả bưởi từ dưới hố sâu lên!

( 2 )Chi tiết nào chứng minh sự thông minh , tài trí của nhân vật ?

( 3 ) Để thể hiện trí thông minh của nhân vật, tác giả dân gian đã chọn hình thức nghệ thuật nào? Tác dụng của hình thức ấy?

( 4 )

a,Em có nhân xét gì về cách giải đố của nhân vật? Cách giải đố ấy lí thú ở chỗ nào?
 

b, Điền vào bảng điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh và Lương Thế Vinh.
| | Em bé thông minh | Lương Thế Vinh |
| Giống | | |
| Khác | | |
4) Hãy cho biết: Người thông minh là người như thế nào? Làm thế nào để trở thành người thông minh ?

 

1
7 tháng 10 2018

Dài quá à

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                    (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?

Câu 4. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình?

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

0
A. Đọc – hiểu văn bản ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNGTối hôm ấy không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con Rầy Nâu để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa...
Đọc tiếp

A. Đọc – hiểu văn bản 

ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG

Tối hôm ấy không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con Rầy Nâu để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh, thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: “Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!”. Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật, càng đến gần Giọt Sương, Đom Đóm càng thấy giọt sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:

- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, toả sáng như một viên ngọc vậy!

Giọt Sương dịu dàng nói:

- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào!

Đom Đóm nói:

- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hai lúa đây! Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ:

- Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!

                                                                        (Truyện ngụ ngôn)

Câu 1: Văn bản trên có đặc điểm giống với thể loại nào mà các em đã được học? Văn bản được kể lại theo ngôi thứ mấy?

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong văn bản trên? Biện pháp tu từ đó đã đem lại những hiệu quả gì?

Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản phần đọc hiểu.

B. Tự luận 

Câu 1: Từ nội dung của văn bản trên, em rút ra cho mình những bài học gì trong các mối quan hệ, ứng xử với bạn bè xung quanh (viết đoạn văn 5-7 dòng).

Câu 2: Tuổi học trò chắc chắn ai ai cũng đều có bên mình những người bạn và sẽ không thể nào quên những kỉ niệm hồn nhiên, ngây thơ, vui buồn…cùng bè bạn. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với người bạn tuổi thơ của em.                                                                                         GIÚP EM VỚI Ạ, EM CẢM ƠN TRƯỚC Ạ ><

0
A. Đọc – hiểu văn bản ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNGTối hôm ấy không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con Rầy Nâu để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa...
Đọc tiếp

A. Đọc – hiểu văn bản 

ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG

Tối hôm ấy không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con Rầy Nâu để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh, thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: “Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!”. Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật, càng đến gần Giọt Sương, Đom Đóm càng thấy giọt sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:

- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, toả sáng như một viên ngọc vậy!

Giọt Sương dịu dàng nói:

- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào!

Đom Đóm nói:

- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hai lúa đây! Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ:

- Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!

                                                                        (Truyện ngụ ngôn)

Câu 1: Văn bản trên có đặc điểm giống với thể loại nào mà các em đã được học? Văn bản được kể lại theo ngôi thứ mấy?

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong văn bản trên? Biện pháp tu từ đó đã đem lại những hiệu quả gì?

Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản phần đọc hiểu.

B. Tự luận 

Câu 1: Từ nội dung của văn bản trên, em rút ra cho mình những bài học gì trong các mối quan hệ, ứng xử với bạn bè xung quanh (viết đoạn văn 5-7 dòng).

Câu 2: Tuổi học trò chắc chắn ai ai cũng đều có bên mình những người bạn và sẽ không thể nào quên những kỉ niệm hồn nhiên, ngây thơ, vui buồn…cùng bè bạn. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với người bạn tuổi thơ của em.                                                                                       Giúp em với ạ, em cảm ơn trước       

0
Bài 4:     Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:Buổi sớm nắng vàng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.          Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lạnh, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.          Rồi một...
Đọc tiếp

Bài 4:

     Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:

Buổi sớm nắng vàng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

          Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lạnh, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.

          Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,… Có quãng nắng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt.

         Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ thấy một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.

                                                                               (Trích Biển đẹp Vũ Tú Nam)

a) Xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích. Phần trích khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 6-HKII?

b) Nêu nội dung của đoạn trích.

c) Từ đó, em thấy mình cần phải làm gì để góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường biển của Thành phố Vũng Tàu  luôn xanh sạch đẹp?

d) Xác định biện pháp tu từ trong phần trích sau:

Buổi sớm nắng vàng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

 

 

0
BT2.  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:      “… Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình...
Đọc tiếp

BT2.  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

     “… Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình chốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc. Và nhìn xem! Bạn thấy không, cách đồng lúa mì đằng kia? Mình không ăn bánh mì. Lúa mì chả có ích gì cho mình. Những đồng lúa mì chẳng gợi nhớ gì cho mình cả. Mà như vậy thì buồn quá! Nhưng bạn có mái tóc vàng óng. Nếu bạn cảm hóa mình thì thật là tuyệt vời! Lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn. Và mình sẽ thích tiếng gió trên đồng lúa mì...”

                                           (Trích Hoàng tử bé, Ăng- toan- đơ Xanh-tơ Ê-xu-be-ri)

Câu 1. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Từ “đơn điệu” trong đoạn văn trên thuộc loại từ gì? Giải thích nghĩa của từ này.

Câu 3. Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu văn “Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc”.

Câu 4. Từ đoạn văn và trải nghiệm thực tế của bản thân, theo em cần làm gì để có một tình bạn đẹp. Hãy viết một đoạn văn từ 5- 7 câu.

2
28 tháng 2 2022

Câu 1: Cáo nói với Hoàng từ bé khi Hoàng tử bé đến Trái đất 

Câu 2: 

Đơn điệu: Vòng quay lặp đi lặp lại liên tục

Con cáo cảm thấy cuộc sống của mình thật đơn điệu vì cáo săn gà, con người săn cáo. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau.

Câu 3:

So sánh "ước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang" với "tiếng nhạc"

Tác dụng:

Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn

Nhấn mạnh điều tuyệt đẹp mà Hoàng tử bé mang đến cho Cáo, giúp Cáo thấy được sự tươi đẹp và rộn ràng, háo hức với cuộc sống.

Câu 4:

Nếu được hoàng tử bé cảm hóa, cuộc sống của cáo sẽ thay đổi: Vui tươi, rộn ràng, ý nghĩa và giá trị hơn. 

ý nghĩa của tình bạn được thể hiện ở chỗ ta sẽ đồng hành cùng bạn, làm bạn tốt hơn, vui hơn và thấy được hạnh phúc hơn. Chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của bạn, cùng bạn sẻ chia..

Câu 5:

Con cáo trong đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Cáo là con vật ngoài đời thì nguy hiểm nhưng nó lại thật gần gũi, thân thiện trong trang văn của Ăng toan đơ. Cáo đã trò chuyện với Hoàng tử bé như người bạn thân và tình bạn diệu kì giữa Hoàng tử bé và cáo nở rộ giúp ta thêm hiểu, thêm trân trọng giá trị của tình bạn. Cáo có khao khát được cảm hóa. Khao khát của cáo là khao khát đẹp, chân thành và cũng thật đáng trân trọng. Chúng ta có thể thấy được sự thay đổi trong Cáo trong cuộc nói chuyện với Hoàng tử bé. Nó không phải chú cáo độc ác hay sống một đời nhàm chán, lặp đi lặp lại. Nó có khao khát sự sống đẹp và ý nghĩa. Ở cáo, bạn đọc còn thấy được phần nào hình ảnh người bạn chân thành, dễ mến. 

28 tháng 2 2022

nhanh thế

ĐỀ 1       Bài 1: Đặt câu với mỗi từ đồng nghĩa sau:    a) Ăn, xơi;                b) Biếu, tặng.                       c) Chết, mất. Bài 2:  Điền từ đồng nghĩa thích hợp vào những câu sau. - Các từ cần điền: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô. - Mặt hồ … gợn sóng. - Sóng biển …xô vào bờ. - Sóng lượn …trên mặt sông. Bài 3:Đặt câu với mỗi từ sau:...
Đọc tiếp

ĐỀ 1      

Bài 1: Đặt câu với mỗi từ đồng nghĩa sau:

   a) Ăn, xơi;                b) Biếu, tặng.                       c) Chết, mất.

Bài 2:  Điền từ đồng nghĩa thích hợp vào những câu sau.

- Các từ cần điền: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô.

- Mặt hồ gợn sóng.

- Sóng biển xô vào bờ.

- Sóng lượn trên mặt sông.

Bài 3:Đặt câu với mỗi từ sau: cắp, ôm, bê, bưng, đeo, vác.

ĐỀ 2

Bài 1:Tìm từ đồng nghĩa trong các câu sau:

a)   Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ

   Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.

b)  Việt Nam đất nước ta ơi!

  Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

c)  Đây suối Lê-nin, kia núi Mác

  Hai tay xây dựng một sơn hà.

d)  Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió

  Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông

Bài 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Bé bỏng, nhỏ con, bé con nhỏ nhắn.

a) Còn…..gì nữa mà nũng nịu.

b) …..lại đây chú bảo!

c) Thân hình……

d) Người …..nhưng rất khỏe.

Bài 3: Ghi tiếng thích hợp có chứa âm: g/gh; ng/ngh vào đoạn văn sau:

    Gió bấc thật đáng …ét

    Cái thân …ầy khô đét

    Chân tay dài …êu…ao

    Chỉ …ây toàn chuyện dữ

    Vặt trụi xoan trước ..õ

    Rồi lại …é vào vườn

    Xoay luống rau …iêng…ả

    Gió bấc toàn …ịch ác

    Nên ai cũng …ại chơi.

 

2
9 tháng 9 2021

Đề 1 :

Bài 1 :a) Ăn: Mẹ em là người đầu bếp giỏi

          Xơi : mẹ mời cả nhà xơi cơm  

          b) Biếu : Em biếu tặng quà ông bà 

          Tặng : Em tặng quà cho bạn

           c) Chết : Con chuồn chuồn nó đã bị chết

              Mất : ông của em đã mất lúc em 6 tuổi

Bài 2:

Mặt hồ lăn tăn gợn sóng

Sóng biển cuồn cuộn  xô vào bờ

Sóng lượn nhấp nhô trên mặt hồ

Bài 3:

Em đã bị đánh cắp mất cục tẩy

Mẹ ôm em thật ấm áp

Em bê chiếc ghế vào bàn

Mẹ bưng cơm ra bàn

Em đeo cặp bên vai

Bố em vác bì gạo vào nhà

Đề 2:

Bài 1:

a) Hùng vĩ, anh hùng

b) Việt nam , đất nước

c) Đây , kia

d) Cờ đỏ sao vàng , kháng chiến

Bài 2: 

a) Còn bé bỏng gì nữa mà nững nĩu

b) Bé con nhỏ nhắn lại đây chú bảo

c) Thân hình bé bỏng

d)Người nhỏ con nhưng rất khỏe

Bài 3:

Ghó bóc thật đáng ghét

Cái thân gầy khô đét

Chân tay dài nghêu ngao

Chỉ gây toàn chuyện giữ

Vặt trụi xoan trước ngõ

Rồi lại ghé vào vườn

Xoay luống rau nghiêng ngả

Gió bốc toàn nghịch ác

Nên ai cung

 

12 tháng 9 2021
Đề 1 1.a)Ăn: + ăn cơm xong em mời bố mẹ xơi nước b)+ Em biếu bà một hộp bánh + vào ngày sinh nhật em , bạn tặng cho em một chiếc hộp bút c)+ Con cá của em nó đã bị chết + Bà em mất từ lúc em còn chưa sinh ra 2. – Sóng biển lăn tăn trên mặt hồ – Sóng biển cuồn cuồn xô vào bờ – Mặt hồ nhấp nhô gợn sóng 3. + Mẹ em bảo ăn cắp là rất xấu + Tôi luôn luôn sẵn sảng giang hai tay ra để ôm chặt lấy em trai của tôi + Bố bảo tôi bê tấm đệm lên gác + Tôi bưng bát đũa ra mời ông bà ăn cơm + Chiếc cặp tôi thường đeo trên vai đi học hằng ngày có vẻ nó rất nặng + Các cô chú nông dân đang vác rơm Đề 2 1.Từ đồng nghĩa trong các câu thơ là : Tổ Quốc, giang sơn ; Việt Nam, đất nước ; Sơn Hà, non sông 2. a) Còn bé bỏng gì nữa mà nũng nịu b) Bé con lại đây chú bảo ! c) Thân hình nhỏ nhắn d) Người nhỏ con nhưng rất khỏe 3. Gió bấc thật đáng ghét Cái chân gầy khô đét Chân tay dài nghêu ngao Chỉ gây toàn chuyện dữ Vặt trụi xoan trước ngõ Rồi lại ghé vào vườn Xoay luống rau nghiêng ngả Gió bấc toàn nghịch ác Nên ai cũng ngại chơi