Mạc Đĩnh Chi

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mạc Đĩnh Chi

 

            Mạc Đĩnh Chi là vị quan thanh liêm dưới triều Trần.

Vua Trần Minh Tông muốn thử lòng Mạc Đĩnh Chi, vua cho người lén bỏ tiền vào nhà ông. Sáng hôm sau, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, ông liền đem vào triều trình vua:    

        – Tâu bệ hạ, thần thấy gói tiền này trong nhà. Thần ngờ rằng có người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Thần xin bệ hạ cho nộp tiền này vào công quỹ.   

Vua đáp:

– Khanh khó nhọc giúp người ta mới cho. Khanh cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?  

Mạc Đĩnh Chi kiên quyết nộp tiền vào công quỹ. Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của ông. 

        Mạc Đĩnh Chi đã để lại danh thơm truyền mãi trong lịch sử. Ngày nay, ở nhiều tỉnh thành nước ta có những con đường và ngôi trường mang tên ông. 

 Theo Cánh cửa tri thức do TS Nguyễn Thành Hữu phụ trách

10/ Em viết một câu có sử dụng từ láy hoặc từ ghép để ca ngợi Mạc Đĩnh Chi.
                     ……………………………………………………………………………………………  
                     …………………………………………………………………………………………… 
                     ……………………………………………………………………………………………

2

Mạc Đĩnh Chi là một con người không chỉ tài giỏi mà còn trung thực, ngay thẳng.

@Nghệ Mạt

#cua

Trả lời :

Mạc Đĩnh Chi là một người không hề tham lam và biết đó không phải là đồ của mình bèn đi trả .

từ láy : Tham lam nhé

&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
^ HHTHT ^

Vương quốc vắng nụ cười​      Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi...
Đọc tiếp

Vương quốc vắng nụ cười​

      Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà... Nhà vua, may sao, vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười.

Một năm trôi qua, thời hạn học tập đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về. Ai cũng hồi hộp mong nhìn thấy nụ cười mầu nhiệm của ông ta. Nhưng họ đã thất vọng. Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, tâu lạy:

- Muôn tâu Bệ hạ, thần xin chịu tội. Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.

Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:

- Tâu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.

- Dẫn nó vào! - Nhà vua phấn khởi ra lệnh.

(còn nữa)
Theo TRẦN ĐỨC TIẾN

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc hoàn thành các bài tập sau:

Câu 3. (1 điểm) Vì sao cuộc sống ở vương quốc nọ lại buồn chán như vậy?

A. Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
B. Vì cư dân ở đó vừa trải qua cuộc chiến tranh.
C. Vì thiên nhiên ở đó rất khắc nghiệt.

Câu 4. (0,5 điểm) Nói chính xác là trong vương quốc chỉ có ai cười được?

A. Nhà vua
B. Người lớn
C. Rất ít trẻ con.

Câu 5. (0,5 điểm) Ai là người nhận ra những “mối nguy cơ” về vương quốc buồn tẻ?

A. Người dân
B. Nhà vua
C. Các vị đại thần

Câu 6. (0,5 điểm) Từ nào cùng nghĩa với từ “buồn chán”?

A. Vui vẻ
B. Chán ăn
C. Buồn bã

Câu 7. (1 điểm) Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình của vương quốc?

A. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về chữa bệnh.
B. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về môn cười.
c. Nhà vua cử đại thần mở lớp dạy học, chuyên về môn cười.

Câu 8. (0,5 điểm) Câu: “Dẫn nó vào!” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cầu khiến
B. Câu hỏi
C. Câu cảm

Câu 9. (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.” là:

A. Thần
B. Thần vừa tóm được
C. Một kẻ đang cười

Câu 10. (1 điểm) Trạng ngữ trong câu “Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười.” là:

..........................................................................................................................................................................................................

Đây là trạng ngữ chỉ :...................................................................................................

Câu 11. (1 điểm) Nêu nội dung của bài tập đọc?

Hướng dẫn giải:

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm)

II. ĐỌC HIỂU (7 điểm)

Câu3456789
Đáp ánACBCBAA
Điểm1 điểm0,5 điểm0,5 điểm0,5 điểm1 điểm0,5 điểm1 điểm

Câu 10. (1 điểm)

- Trạng ngữ trong câu là: Ngày xửa ngày xưa. (0,5 điểm)

- Đây là trạng ngữ chỉ : Thời gian. (0,5 điểm)

Câu 11. (1 điểm)

Nội dung bài tập đọc : Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

2
7 tháng 4 2022

huong

7 tháng 4 2022

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

10 tháng 4 2019

2 . Trả lời:

Cần sắp xếp như sau: Con chim gáy hiền lành, béo núc. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.

3 . a) Con chim gáy được Tô Hoài tả qua những đặc điểm nào?

- Đôi mắt , cái bụng , cổ , giọng hót

b) Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để miêu tả những đặc điểm đó?

- ko bt

10 tháng 4 2019

còn câu b) để tớ trả lời cho :

b. Những từ ngữ được tác giả sử dụng miêu tả là: những từ ngừ:

  • Mắt: nâu trầm ngâm ngơ ngác
  • Bụng: mịn mượt 
  • Cổ: quàng chiếc tạp dề đầy cườm biếc lấp lánh. 
I. Đọc – hiểu văn bản :Cá Chép hóa Rồng     Chuyện kể ngày xưa, vào mùa hạn hán, những cánh đồng, con sông đều trở nên khô cằn, nứt nẻ, các con vật sống rất khổ sở vì thiếu nước.Một hôm, mẹ con nhà Cóc dắt díu nhau đi tìm nước. Trên đường đi, các con vật thấy Cóc liền bảo hãy nghiến răng để trời ban mưa xuống cho vạn vật đỡ khổ. Cóc mẹ buồn rầu trả lời: “Đã...
Đọc tiếp

I. Đọc – hiểu văn bản :

Cá Chép hóa Rồng

     Chuyện kể ngày xưa, vào mùa hạn hán, những cánh đồng, con sông đều trở nên khô cằn, nứt nẻ, các con vật sống rất khổ sở vì thiếu nước.

Một hôm, mẹ con nhà Cóc dắt díu nhau đi tìm nước. Trên đường đi, các con vật thấy Cóc liền bảo hãy nghiến răng để trời ban mưa xuống cho vạn vật đỡ khổ. Cóc mẹ buồn rầu trả lời: “Đã nghiến đến trẹo cả quai hàm mà không thấy trời mưa” … Những lời than vãn của muôn loài đến tai Ngọc Hoàng. Cảm thương, Ngọc Hoàng liền truyền lệnh cho Long Vương tổ chức một cuộc thi vượt vũ môn. Thí sinh nào ba lần vượt vũ môn thành công sẽ được ban phép hóa Rồng, phun nước làm mưa giúp muôn loài.

Khi cuộc được loan báo, các con vật Tôm, Rùa, Cá, Ếch,… rất náo nức. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có anh em nhà Cá Chép là siêng năng chăm chỉ, mỗi ngày họ bỏ nhiều thời gian và công sức để luyện tập nhảy cao, nhảy xa. Trong khi đó các con vật khác chỉ mải mê chơi. Đến ngày thi đấu, hầu hết các con vật đều không vượt qua được vũ môn đầu tiên. Chỉ riêng Cá Chép, nhờ chăm chỉ luyện tập và quyết tâm vượt khó nên đã ba lần vượt vũ môn thành công, trở thành Rồng – một con vật linh thiêng, giúp muôn loài thoát khỏi nạn hạn hán và được mọi người kính trọng .

(Thúy Bình)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi vượt vũ môn nhằm mục đích gì?

a- Để muôn loài không than vãn vì thiếu chỗ thi thố tài năng

b- Để chọn con vật được phép hóa Rồng, phun nước làm mưa

c- Để chọn loài vật thay Cóc gọi trời làm mưa xuống trần gian

Câu 2. Vì sao chỉ có Cá Chép ba lần vượt qua được vũ môn?

a- Vì Cá Chép chăm chỉ luyện tập và quyết tâm vượt khó

b- Vì các con vật khác chỉ mê chơi, chưa quyết tâm luyện tập

c- Vì Cá Chép có lợi thế vượt vũ môn so với các loài vật khác

Câu 3. Nhân vật Cá Chép trong câu chuyện tượng trưng cho điều gì?

a- Sức khỏe phi thường

b- Tài năng và sự khéo léo

c- Lòng quyết tâm và sự kiên trì

Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa câu chuyện?

a- Có bột mới gột nên hồ

b- Có chí thì nên

c- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo

 

3
21 tháng 11 2021

Câu trả lời đây em nhé.

Câu 1: B

Câu 2: A

Câu 3: C

Câu 4: C

21 tháng 11 2021

Câu 1 là b. Câu 2 là a. Câu 3 là c. Câu 4 là b

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi...
Đọc tiếp

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

 

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

                                                                                          Theo TRINH ĐƯỜNG

 

Câu 1. Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự cố gắng vượt khó của Nguyễn Hiền.

Câu 2. Qua bài học em đã học được điều gì từ Nguyễn Hiền.

ai giúp mình làm bài này với mình đang cần gấp lắm

 

 

2
24 tháng 12 2021

Câu 1 :

Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền: còn bé tí đã biết làm diều để chơi, lên 6 tuổi đi học, học đến đâu nhớ và hiểu đến đó, mỗi ngày có thế học thuộc 20 trang sách; nổi tiếng văn hay chữ tốt, mới 13 tuổi đã đỗ Trạng nguyên.
 

Câu 2 :

Học tập cần có trí thông minh, có chí, có hoàn cảnh thuận lợi... Nguyễn Hiền tuy gặp hoàn cảnh khó khăn, nhưng chú có tư chất thông minh và rất ham học lại chịu khó nên đã đạt kết quả cao và thành tài. Câu thành ngữ: "Tuổi trẻ tài cao" và câu tục ngữ: "Có chí thì nên" nói đúng ý nghĩa của câu chuyện "Ông Trạng thả diều".

 

24 tháng 12 2021

thành ơi, câu 1 là Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự cố gắng vượt khó của Nguyễn Hiền, chứ ko phải là tính chất thông minh đâu

VỀ THĂM BÀThanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ :- Bà ơi !Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.- Cháu đã về đấy ư ?Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ...
Đọc tiếp

VỀ THĂM BÀ

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ :

- Bà ơi !

Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ư ?

Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương :

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !

Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.

- Cháu đã ăn cơm chưa ?

ad

- Dạ chưa. Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.

Bà nhìn cháu, giục :

- Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt !

Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

(Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :

Câu 1: Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào ?

A. Ồn ào.

B. Nhộn nhịp.

C. Yên lặng.

D. Mát mẻ.

Câu 2: Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già ?

A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.

B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.

D. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu.

Câu 3: Tìm những từ ngữ thích hợp điền chỗ chấm.

Thanh cảm thấy ………………………………..khi trở về ngôi nhà của bà.

Câu 4: Câu: “Đi vào trong nhà kẻo nắng cháu!” có mấy danh từ? Hãy viết lại các danh từ đó?

Câu 5: Viết lại các tên riêng sau cho đúng: Mát xcơ va, Luân đôn, Tô- Ki-ô, Xiôn cốp xki?

Câu 6: Trong từ bình yên, tiếng yên gồm những bộ phận nào cấu tạo thành ?

A. Âm đầu và vần.

B. Âm đầu và thanh.

C. Vần và thanh.

D. Âm đầu và âm cuối.

Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy ?

A. che chở, thanh thản, dẻo dai, sẵn sàng.

B. tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.

C. che chở,thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.

D. che chở, bờ bãi, âu yếm, sẵn sàng.

Câu 8: Trong câu “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.”

A. Có 1 động từ (đó là……………………………………….)

B. Có 2 động từ (đó là……………………………………….)

C. Có 3 động từ (đó là……………………………………….)

D. Có 4 động từ (đó là……………………………………….)

Câu 9: Gạch chân dưới từ ngữ có nghĩa của tiếng tiên khác với nghĩa của tiếng tiên trong từ đầu tiên:

tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên.

Câu 10: Gạch bỏ các từ ngữ không cùng nhóm nghĩa trong dãy từ sau:

Cưu mang, san sẻ, che chắn, giúp đỡ, đoàn kết, hiền lành, nhân ái, có hậu,.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (15 phút): Nghe – viết: Bài: Trung thu độc lập (Tiếng Việt 4 tập I trang 66) (Viết từ Ngày mai,......đến vui tươi.)

II. Tập làm văn:

Đề bài: Viết bức thư gửi người thân (hoặc bạn bè) ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua.

 

14
21 tháng 11 2021

ko bt nha hihi hihi hihi hihi.

21 tháng 11 2021

1: C

2: D

3: THANH THẢN VÀ BÌNH YÊN

4: 3 DANH TỪ: NHÀ ,NẮNG ,CHÁU

5: Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Tô-ki-ô, Xi-ôn Cốp-xki

6: D

7: C

8: C ( Đến, múc , rửa )

9: ko hiểu đề nói j

10: bỏ có hậu

B : kiểm tra viết

I. tự làm 

II.  OK LUÔN, BÀI VĂN Ở DƯỚI 

Thành Phố Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2018
Lan Anh thân mến !
Kể từ ngày cậu theo mái ấm gia đình vào Đà Lạt, chúng mình chưa gặp nhau. Hôm nay, tớ viết thư để hỏi thăm cậu và kể về tình hình học tập của lớp .
Dạo này, cậu vẫn khỏe chứ ? Cậu đã quen với ngôi trường mới chưa ? Thời gian qua, ở lớp mình có nhiều chuyện vui lắm. Chúng tớ không ngồi học theo bàn nữa mà học theo nhóm, 6 bạn một nhóm. Ngồi học như vậy, làm toán nhanh lắm cậu à. Bọn tớ đổi nhau làm nhóm trưởng. Tuần này, tớ làm nhóm trưởng đấy. Tớ sẽ cố gắng nỗ lực cùng với nhóm giành nhiều ngôi sao 5 cánh điểm tốt để chào mừng ngày Nhà giáo Nước Ta. Tháng trước, nhóm của Quang Minh đứng đầu, cô thưởng cho các một cuốn truyện rất hay .
Thư chưa dài, nhưng tớ xin dừng bút đây. Dù không học chung trường chung lớp nữa, chúng mình vẫn cùng nỗ lực chăm ngoan học giỏi nhé. Chúc cậu luôn mạnh giỏi và vui tươi !
Mong sớm nhận được thư hồi âm của cậu !
Bạn cũ phương xa ,
Hoài Thương .

--------------------------------------------------------------------END------------------------------------------------------------------------------

TI CK ĐÊ

Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:Can vuaĐầu năm 1467, vua Lê Thánh Tông ban bố mẫu binh khí mới. Nhưng chưa được bao lâu, nhà vua lại cho thay bằng mẫu khác. Quân sĩ thấy lệnh vua mỗi lúc một khác thì phàn nàn.Trong quân bấy giờ có một người lính tên là Văn Lư bèn dâng thư can vua. Thư viết: “Tháng giêng năm nay, Bệ hạ vừa ban mẫu để quân sĩ theo đó mà...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Can vua

Đầu năm 1467, vua Lê Thánh Tông ban bố mẫu binh khí mới. Nhưng chưa được bao lâu, nhà vua lại cho thay bằng mẫu khác. Quân sĩ thấy lệnh vua mỗi lúc một khác thì phàn nàn.

Trong quân bấy giờ có một người lính tên là Văn Lư bèn dâng thư can vua. Thư viết: “Tháng giêng năm nay, Bệ hạ vừa ban mẫu để quân sĩ theo đó mà chế tạo binh khí. Nay, Bệ hạ lại ra lệnh thay đổi mẫu. Như thế là chính lệnh bất thường.”

Nhà vua không bằng lòng, sai các quan đến trách Văn Lư.

Quan thị lang Lương Như Hộc bảo:

- Nhà ngươi chỉ là một tên lính thường, cớ sao dám lạm bàn chuyện quốc gia đại sự?

Văn Lư khẳng khái trả lời:

- Chính lệnh mỗi lúc một khác thì quân dân oán thán, việc nước sao yên được? Ông là cận thần mà không dám can vua. Nếu Lư này cũng không nói thì làm sao vua biết sai mà sửa?

Theo Nguyễn Khắc Thuần

- Chính lệnh bất thường: mệnh lệnh mỗi lúc một khác

- Thị lang: chức quan đứng thứ hai ở một bộ

- Chuyện quốc gia đại sự: chuyện lớn của đất nước

- Cận thần: vị quan gần gũi với vua

- Lạm bàn: bàn việc không phải của mình

1. Vì sao quân sĩ phàn nàn về lệnh của nhà vua?

a. Vì lệnh vua mỗi lúc một khác.

b. Vì vua bắt chế tạo binh khí.

c. Vì vua bắt chế tạo binh khí mới.

2. Ai dâng thư can vua?

a. Một quan cận thần.                 b. Một người lính thường.           c. Một người dân thường.

3. Quan thị lang mắng người lính thế nào?

a. Là lính mà không chịu chế tạo vũ khí mới.

b. Là lính thường mà không chịu làm theo lệnh vua.

c. Là lính thường mà dám lạm bàn chuyện quốc gia đại sự.

4. Người lính trả lời quan thị lang thế nào?

a. Trách vua ban lệnh mỗi lúc một khác để quân sĩ phàn nàn.

b. Bảo vệ ý kiến của mình và trách quan không dám can vua.

c. Xin lỗi vì là lính thường mà lạm bàn chuyện quốc gia đại sự.

5. Theo người lính, ai được quyền can vua?

a. Tất cả mọi người đều có quyền can vua.

b. Chỉ các quan cận thần mới có quyền can vua.

c. Chỉ người lính tên là Lư này mới có quyền can vua.

Bài 2: Qua hành động, lời nói của quan thị lang và người lính, em nhận xét gì về tính cách của mỗi người?

- Quan thị lang: ................................................................................................

- Người lính: ................................................................................................ 

2
5 tháng 9 2021

Bài 1 :

1. A

2. B

3. C

4. B

5. A

Bài 2 :

- Quan thị lang là một người nhát gan. Không dám nêu ý kiến trước nhà vua mà chỉ biết nghe theo không rõ đúng sai hay trái phải.

- Người lính tuy ở chức thấp nhưng rất quan tâm hi sinh thân mình vì mọi người. Anh đã dũng cảm nêu ý kiến trước nhà vua.

15 tháng 2 2022

1. Vào những ngày giáp Tết, đường quê lúc nào cũng tấp nập người qua lại.

2. Các gian hàng mứt, kẹo, hoa quả / luôn đông khách.

3. Tối Giao thừa, vài nhà còn đỏ lửa với nồi bánh chưng.

4. Mình / thấy thật ấm lòng khi nhìn ngọn lửa hồng bập bùng trong đêm.

5. Sáng mùng một, mình / ra sân hít thở không khí mùa xuân và ngắm nhìn hoa đào đỏ thắm trước sân nhà.

6. Mùa xuân / đã về.

27 tháng 6 2021

Trả lời :

Nam đang nhầm lẫn từ "tiêu" trong cụm từ "tiền tiêu" (tiền để tiêu xài, mua bán hàng ngày) với tiếng "tiêu" trong từ đồng âm "tiền tiêu" (chỉ một vị trí quan trọng, nơi canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về quân địch). Vì vậy Nam đã nhầm tưởng bố mình chuyển sang làm ngân hàng.

27 tháng 6 2021

tiền tiêu trong đoạn văn này là biên giới trong đoạn văn trên Nam đã nhầm từ tiền tiên nghĩa là biên giới thành nột việc làm ở trong ngân hàng