Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên nhân khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại là:
- Triều Nguyễn ban đầu đã có nhiều cố gắng chống chọi với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trước kẻ thù vừa hơn hẳn về quân sự lại hết sức khôn khéo trong bước đường xâm lược, triều Nguyễn đã khong tìm được chủ trương và biện pháp hữu hiệu để vượt qua thử thách quá khó khăn của lịch sử. Các chính sách của họ đã khiến họ tách rời dần cuộc kháng chiến của nhân dân, làm cho khả năng đề kháng của quân dân ta ngày càng hao mòn, tạo điều kiện cho kẻ địch lấn lướt từ bước này đến bước khác. Bên cạnh đó, triều đình nhà Nguyễn đã bảo thủ, cố chấp, khước từ mọi đề nghị cải cách Duy tân đất nước có những nội dung tiến bộ nên cơ hội Duy Tân đã bị bỏ qua.
- Thay vì tiếp tục phát huy ưu thế, dựa vào sức mạnh toàn dân, chú trọng tập kích và tiêu diệt địch, không cho chúng có điều kiện thuận lợi để thau đổi tình thế, thì ngược lại, nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường cầu hòa với Pháp để đối phó với phong trào nông dân trong nước, thậm chí có lúc còn hợp tác với kẻ thù để đàn áp phong trào khởi nghĩa của quần chúng, tạo điều kiện cho Pháp từng bước thôn tính nước ta.
- Một bộ phận quân triều đình kiên quyết đánh Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu… thì bị chi phối bởi tư tưởng chiến thuật quân sự kiểu phong kiến (phòng ngự, dựa vào thành lũy cố thủ) nên cuối cùng cũng thất bại.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra liên tục, rộng khắp, gây nhiều khó khăn, tổn thất cho giặc nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu sự lãnh đạo thống nhất nên cuối cùng đều thất bại. Bộ phận lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước do hạn chế về giai cấp, lịch sử nên chưa có đường lối sách lược đúng đắn, còn mang nặng tư tưởng phong kiến.
* Bài học kinh nghiệm:
- Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế - chính trị - xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.
- Khi có nguy cơ xâm lược phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với từng kẻ thù cụ thể.
- Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.
- Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng phải kiên quyết giữ độc lập, thân thiện với các nước láng giềng.
Cho đến trước khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cơ sở hạ tầng ở Đông Dương còn rất lạc hậu, không thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc khai thác. Do đó để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân (quân sự), Pháp đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là đường sắt. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2 059 km. Đường bộ được mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng yếu. Nhiều cây cầu lớn được xây dựng như: cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn),…
Đáp án cần chọn là: C
Đáp án: C
Giải thích: Mục…2….Trang…139...SGK Lịch sử 11 cơ bản
Thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương nhằm mục tiêu bù đắp những thiệt hại của Pháp trong quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự; bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, đồng thời cũng để khuếch trương công lao khai hóa của thực dân Pháp ở thuộc địa
Đáp án cần chọn là: D
Tham khảo
Trong lịch sử Đông Dương, Việt Nam đã từng là một trong những thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Pháp. Việc xâm lược và chiếm đóng Việt Nam đã đem lại nhiều lợi ích cho Pháp, đồng thời cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đất nước và con người Việt Nam. Trước khi Pháp xâm lược, đất nước này đã trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn giữ được sự độc lập và tự chủ trong chính sách ngoại giao của mình. Việc xâm lược của Pháp đã phá vỡ sự độc lập này và đưa Việt Nam trở thành một thuộc địa của Pháp. Vai trò của Việt Nam đối với thực dân Pháp là rất quan trọng. Việt Nam là một trong những nơi có nhiều tài nguyên quý giá như đất đai, khoáng sản, nước ngọt và rừng phong phú. Việt Nam cũng là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm của Pháp. Việc chiếm đóng Việt Nam đã giúp Pháp mở rộng lãnh thổ và tăng cường sức mạnh kinh tế của mình. Tuy nhiên, việc xâm lược và chiếm đóng Việt Nam cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đất nước và con người Việt Nam. Việc bóc lột tài nguyên và khai thác lao động đã làm suy yếu nền kinh tế và gây ra nhiều khó khăn cho người dân Việt Nam. Ngoài ra, chính sách đô hộ của Pháp cũng đã gây ra nhiều tranh cãi và phản đối từ phía người dân Việt Nam. Trong giai đoạn khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương từ năm 1919 đến 1929, Việt Nam vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với Pháp. Việt Nam vẫn là một trong những nơi có nhiều tài nguyên quý giá và là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm của Pháp. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Pháp đã tập trung vào việc xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế, đồng thời cũng đã thực hiện một số chính sách cải cách nhằm giảm bớt sự bất bình của người dân Việt Nam. Tóm lại, Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng đối với thực dân Pháp trong quá trình xâm lược và chiếm đóng Đông Dương. Việc chiếm đóng Việt Nam đã giúp Pháp mở rộng lãnh thổ và tăng cường sức mạnh kinh tế của mình. Tuy nhiên, việc xâm lược và chiếm đóng Việt Nam cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đất nước và con người Việt Nam. Việc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương cũng đã gây ra nhiều tranh cãi và phản đối từ phía người dân Việt Nam.